Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Nhận diện các hình thức “word of mouth”

(Theo www.saga.vn | Tạp chí Marketing số 42/2008)

Buzz Marketing - Marketing bằng tin đồn
Đây là hình thức sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức “rỉ tai” để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm - dịch vụ, thương hiệu của bạn. Sự cố rò rỉ thông tin “ngoài ý muốn” nhưng thực chất có chủ đích của Hãng Apple về chiếc điện thoại iPhone trước khi nguồn tin chính thức được công bố tại Hội nghị MacWorld vào ngày 9.1.2007 đã làm mọi người xôn xao bàn tán. Dựa vào sự kỳ vọng của người tiêu dùng về một sản phẩm hoàn hảo tương tự như máy nghe nhạc Ipod, Apple đã biết cách kích thích nhu cầu của thị trường lên tối đa với ước mong sở hữu một chiếc điện thoại đẹp nhất với các tính năng hoàn hảo nhất. Các marketer đã biết học cách hé mở thông tin về sản phẩm cho một vài người “đinh”, để những người này truyền tai cho một số người khác và nguời khác nữa. Sự tò mò đã giúp cho marketing truyền miệng phát huy hết sức mạnh của mình.

marketing1.jpgViral Marketing - Marketing lan truyền
Đây là hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông qua các cổng thông tin internet, các cửa sổ hiện ra trong trình duyệt web, các quảng cáo đính kèm email được gửi đi cho nhiều đối tượng. Hẳn nhiều người còn nhớ đến ví dụ điển hình rất thành công của marketing lan truyền là sự ứng dụng dịch vụ webmail miễn phí phổ biến từ năm 1997 - Hotmail. Hotmail cung cấp cho người dùng thư điện tử miễn phí nhưng ở cuối mỗi email gửi đi đều có dòng quảng cáo đăng ký tài khoản hộp thư điện tử. Hotmail nhanh chóng trở thành một cái tên được nhiều người biết đến trong cộng đồng sử dụng internet lúc đó và từ con số 0, Hotmail đã phát triển số lượng người sử dụng dịch vụ lên đến 12 triệu người trong vòng 18 tháng. Một kỷ lục mà Yahoo hay Google Mail đang thèm muốn. Và nếu bạn là người thường xuyên lướt web thì cũng sẽ không xa lạ với hình thức “Tell a friend” - giới thiệu thông tin cho bạn bè. Thử tưởng tượng khi một người nói cho năm người và mỗi năm người ấy lại truyền tai cho năm người nữa thì tốc độ lan truyền sẽ khủng khiếp như thế nào.

Community Marketing - Marketing cộng đồng
Đây là hình thức marketing thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng để từ đây, các thành viên mặc sức chia sẻ thông tin, sự quan tâm về sản phẩm - dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Marketing cộng đồng thường có mặt tại các câu lạc bộ người hâm mộ, các diễn đàn hoặc hội nhóm cùng sở thích… Công ty chuyên sản xuất thực phẩm dành cho trẻ em General Mills đã tạo hẳn trang web Millsberry để các em thiếu nhi có thể vào đó chơi game, tham gia các hoạt động do công ty tạo ra hay kết bạn bốn phương. Sự bùng nổ các cộng đồng cả online lẫn offline đã góp phần giúp các doanh nghiệp tiếp cận và triển khai tiếp thị hình ảnh sản phẩm thương hiệu của mình.

Grassroots Marketing - Marketing bình dân
Marketing bình dân là hình thức tạo lập và khuyến khích những người tình nguyện có quan tâm sâu sắc đến sản phẩm - dịch vụ hay thương hiệu của bạn trở thành những cheerleader - người cổ vũ nhiệt tình. Bạn sẽ có một đội ngũ bán hàng tự nguyện hùng hậu đầy tin cậy có thể truyền tải thông điệp marketing một cách nhanh nhẹn và linh hoạt hơn bất kỳ một phòng ban marketing nào. Môi trường thân thiện, sự gắn kết đặc biệt giữa doanh nghiệp và người tham gia là những chất xúc tác tạo ra thành công cho hình thức marketing này.marrketing3.jpg

Tập đoàn Hewlett-Packard đã khuyến khích hàng ngàn cựu nhân viên của mình trở thành các đại sứ nhãn hiệu, những người bán hàng tự nguyện khi họ đã về hưu. Không ai hết, chính các cựu nhân viên này hiểu rõ cặn kẽ về sản phẩm của mình, truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm mà họ có được khi còn làm việc tại đây cho những người khác. Đồng thời, đây cũng là một cách ứng xử “có tình có nghĩa” - một hình thức marketing truyền miệng của HP.

Evangelist Marketing - Marketing kiểu truyền giáo
Trong quá trình hình thành và phát triển, cà phê Starbucks đã tạo cho mình một thương hiệu có vô số những người “nghiện” cà phê nặng. John Writer Smith là một trong số những người nghiện đó, nhưng đặc biệt hơn, anh đã có một bộ sưu tập công phu về những chuyến viếng thăm các cửa hàng Starbucks vòng quanh thế giới. John đã thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon của Starbucks tại 4.500 cửa hàng tại Bắc Mỹ và 213 địa điểm khác ở các châu lục. John cẩn thận lưu lại những khoảnh khắc ấy bằng hình ảnh và cả ngày tháng ghé thăm để đăng trên trang web riêng StarbucksEverywhere.net. Trang web này luôn nằm trong top 10 của Google khi bạn tìm kiếm từ “Starbucks” và nghiễm nhiên trở thành công cụ quảng cáo miễn phí cho nhãn hiệu cà phê này.

Việc xây dựng marketing kiểu truyền giáo không khó, chỉ đơn giản phát hiện ra một đội ngũ các tình nguyện viên - những tuyên truyền viên tự nguyện để họ tự nắm lấy vai trò chủ đạo giới thiệu tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Tất nhiên, chi phí hỗ trợ sẽ ít hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo khác, nhưng sự tin cậy luôn luôn dẫn đầu.

marketing2.jpgProduct seeding/ Celebrity Product Placement - Marketing sắp đặt
Các marketer từ lâu đã thấm nhuần vai trò và sức mạnh của các “yếu nhân” và người nổi tiếng trong các quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Không chỉ đơn thuần là sự tán dương, hay khuyến khích sử dụng sản phẩm nào đó trong các bài quảng cáo trên các báo tiêu dùng, việc những người nổi tiếng đích thân sử dụng sản phẩm và cho vào danh sách “vật bất ly thân”, “vật dụng yêu thích nhất”… sẽ làm tăng thêm lòng tin cho người tiêu dùng. Với cách “cột” tên tuổi như thế, không ngạc nhiên cho lắm khi các hãng thời trang, mỹ phẩm, trang sức trên thế giới giành nhau có mặt trong túi quà tặng cho khách mời tham dự tại các buổi lễ trao giải có tiếng tăm. Chỉ cần một nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng ngày hôm sau xuất hiện trên trang bìa của một tạp chí với chiếc mắt kính sành điệu, thì gần như ngay lập tức các cửa hàng của hiệu kính đó người ra vào sẽ rất tấp nập.

Brand blogging - Marketing bằng nhật ký điện tử blog
Một ví dụ điển hình của hình thức marketing này là Hãng Microsoft đã khuyến khích nhân viên của mình viết blog để ghi lại những công việc hàng ngày, giới thiệu những sản phẩm công nghệ mà họ đã sáng tạo ra hay chính đời sống gia đình của họ. Theo những người quản lý của Microsoft, nhân viên viết blog sẽ tạo tiếng nói “thật” về công ty, chứ không phải áp đặt thông tin lên người sử dụng. Và đây cũng không phải là kênh rao bán giới thiệu sản phẩm nhằm tăng doanh số. Blog của nhân viên chỉ đơn thuần đem lại cái nhìn “đời” hơn về Microsoft, về chính những con người làm ra các sản phẩm tuyệt vời đó. Tuy nhiên, may mắn cho Microsoft, nhân viên của họ đều có tư tưởng công nghệ và một loạt giá trị chung, còn thực tế, thật khó khăn khi kiểm soát những thông tin trên nhật ký mạng này.


www.saga.vn | Tạp chí Marketing số 42/2008

Xây dựng thương hiệu cá nhân

(Theo Saga.com.vn)


Khi nhắc đến David Beckham, người ta luôn nhớ đến chàng trai hào hoa, đá bóng giỏi và có một cuộc sống hạnh phúc. Hàng triệu cô gái, chàng trai trên thế giới tôn thờ hình ảnh của Beckham, hình ảnh của anh có giá trị hàng triệu đô la, các câu lạc bộ từ lớn đến nhỏ đều muốn sở hữu hình ảnh của Beckham dù cho anh không thật sự là một cầu thủ kiệt xuất. Rõ ràng David có một thương hiệu mà các cầu thủ khác không có được.

Thương hiệu cá nhân là gì ?Đã bao giờ chúng ta tự hỏi bản thân  giá trị của mình đáng giá bao nhiêu, liệu giá trị của bản thân mình có cao hơn mức lương ta đang hưởng, ngôi nhà ta đang sử dụng, chiếc xe ta đang đi? Làm thế nào để xác định giá trị của bản thân,chúng ta có thể dùng thước đo gì để đo?
Thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân nhờ vào các nguồn lực sẵn có : Học vấn, các thành tích về kinh tế, xã hội... xây dựng lên, những giá trị này giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội.Thương hiệu được phát kiến bởi các nhà hoạt động kinh doanh nhưng thương hiệu cá nhân thật sự được thăng hoa trong các hoạt động nghệ thuật.

Ca sỹ Đan Trường xuất phát điểm thấp hơn tất cả các ca sỹ khác nhưng những hoạt động anh đã làm được là ước mơ của tất cả các ca sỹ, nhứng bạn trẻ yêu ca nhạc khác.Đan Trường và Hoàng Tuấn xứng đáng được tôn vinh nếu có giải thương hiệu cá nhân thành công nhất Việt Nam.Có một thời gian thị trường âm nhạc xuất hiện rất nhiều Đan Trường "phẩy",họ có khuôn mặt, giọng hát rất giống Đan Trường nhưng tất cả đều không thể xây dựng một sự nghiệp thành công như anh Bo ( Tên thân thiện mà các fan hâm mộ đặt cho  Đan Trường".Tại sao cần xây dựng một thương hiệu cá nhân?
Chắc chắn trong cuộc đời, mỗi người trong chúng ta đã đặt câu hỏi về giá trị của bản thân như tôi đã đặt ra ở trên và chắc chắn mỗi người đều có những lý do để giải thích cho các giá trị con người chúng ta đạt được.
Một doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu mạnh sẽ có doanh thu , giá bán, các giá trị thương mại, hình ảnh cao hơn các doanh nghiệp không có thương hiệu. Với cá nhân hoàn toàn tương tự, hai con người có học thức, có nhận thức tương đương nhau, nhưng một người có điểm khác biệt sẽ có giá trị hơn người còn lại. Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đánh giá cao giá trị bản thân của ứng viên, theo họ những con người có những điểm khác biệt về cá nhân sẽ có giá trị hơn các ứng viên khác không có ý thức xây dựng giá trị cá nhân.

Chúng ta không bằng lòng với mức lương hiện có, chúng ta không bằng lòng với học vấn hiện tại, chúng ta cố gắng hết sức để  học tập, làm việc với mong muốn sẽ được tăng lương, sẽ có địa vị xã hội, rõ ràng chúng ta đang cố gắng để xây dựng một thương hiệu cá nhân, với thương hiệu đó những giá trị gia tăng sẽ cao hơn khi chúng ta không có thương hiệu.

Trong thực tế những nhóm người sau sẽ có xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân cao hơn các nhóm khác

  •  Những người làm kinh doanh
  •  Những người hoạt động chính trị, nghệ thuật, thể thao
  •  Những nhà nghiên cứu

Cả ba nhóm người trên đều có mục tiêu, chiến lược xây dựng cho mình một thương hiệu, họ đều cố gắng làm việc, phấn đấu để có một thương hiệu với khách hàng, với cộng đồng trong các lĩnh vực họ đang hoạt động. Họ đã đầu tư chất xám, tiền bạc, các hoạt động thật sự để xây dựng hình ảnh, việc đầu tư này sẽ tương đối tốn kém, nhưng khi thương hiệu đã được khẳng định họ dễ dàng thành công  với các mục tiêu đã đặt ra.

 Tổng thống Bush  và đảng Cộng Hòa đã chi phí khoảng 4,2 tỷ đô la cho cuộc tranh cử năm 2004 với đối thủ cạnh tranh J-Terry. Các CEO nổi tiếng trên thế giới có mức lương bằng mức lương của 1000 nhân viên khác cộng lại. Nhờ thương hiệu của mình David Beckham hàng năm kiếm khoảng 30 triệu đô la bên ngoài sân đấu và cùng với vợ là Victoria Beckham luôn đứng trong danh sách những người có thu nhập cao nhất ở Anh.
Một người chỉ là số nhỏ nhất trong hàng tỷ người trên thế giới,để những người xung quanh phân biệt ra bạn là đã rất khó, để họ nhớ được, biết được giá trị của bản thân bạn còn khó hơn nữa. Vì vậy chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ về thương hiệu cá nhân và có những chiến lược, hành động thật sự xây dựng cho mình một thương hiệu.
 

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Marketing xã hội


Marketing xã hội: Quá nhiều việc để làm (kỳ 1)
Bài đã được xuất bản.: 14/09/2008 01:47 GMT+7


Vứt rác, khạc nhổ và đi bậy nơi công cộng, phóng nhanh giành đường vượt ẩu, chen lấn xô đẩy mỗi chỗ xếp hàng… Ai ai cũng có thể kể ra hàng chục thói xấu của người Việt. Nhưng đâu phải có những dân tộc sinh ra đã thích nhổ bậy và chen hàng. Vấn đề nằm ở ý thức, và ý thức lại là cái có thể thay đổi. Đây chính là khi marketing xã hội ra tay.
Marketing không phải khái niệm mới ở Việt Nam, nhưng marketing xã hội (social marketing) thì vẫn còn rất mới mẻ. Nó được định nghĩa là việc ứng dụng marketing hướng vào và nhằm thay đổi hành vi của một nhóm người hoặc toàn xã hội, để đạt được lợi ích chung cho nhóm người hoặc toàn xã hội đó.
Marketing xã hội chính thức được coi là một lĩnh vực marketing kể từ năm 1971, khi huyền thoại marketing thế giới Philip Kotler và Gerald Zaltman cùng xuất bản cuốn "Social Marketing: An Approach to Planned Social Change" (tạm dịch: Marketing xã hội: một cách tiếp cận những thay đổi xã hội có kế hoạch).
Khác với marketing thương mại (commercial marketing), marketing xã hội được thực hiện không phải bởi các công ty nhằm mục đích lợi nhuận, mà bởi chính phủ hoặc các tổ chức xã hội, vì lợi ích chung và phi lợi nhuận.
Trong khi còn mới với Việt Nam thì ở trên thế giới, marketing xã hội đã phát triển rất mạnh. Hàng trăm chương trình marketing xã hội đã và đang được áp dụng tại rất nhiều nước nhằm thay đổi hành vi của các công dân: không hút thuốc lá nơi công cộng, chống vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, ngừng tiêu diệt tê giác sừng đen v.v.

Các chương trình thường được thực hiện một cách cực kỳ ấn tượng và sáng tạo nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Một tổ chức chống thuốc lá ở Mỹ từng thiết kế một chương trình marketing xã hội lớn, sử dụng phương tiện quảng cáo trên ấn phẩm (printed ad.). Hình ảnh nổi tiếng gắn với chương trình này là bức ảnh (ghép kỹ xảo) chụp một người đàn ông hút thuốc, đứng cách anh ta không xa là cả một lũ kền kền đang chờ đợi; chúng sẽ không phải chờ lâu vì điếu thuốc sẽ rút ngắn tuổi thọ của anh ta.
Để chống thói xấu phóng nhanh vượt ẩu của các "ma tốc độ", cơ quan giao thông tại bang New South Wales (Australia) cũng thực hiện marketing xã hội. Thông điệp được truyền tải qua một đoạn phim vui, trong đó mỗi khi thấy một anh lái xe phóng ẩu, cánh phụ nữ bên đường lại cười bảo nhau: "Chắc gã này "có vấn đề", thiếu tự tin nên phải làm thế để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông".
Marketing xã hội ở Việt Nam
Điều có thể khiến nhiều người ngạc nhiên là tuy chưa bao giờ được đề cập một cách chính thức ở Việt Nam (và do đó còn mới mẻ), nhưng marketing xã hội thật ra đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu. Đó chính là các chương trình tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, chống "ma túy và mại dâm – con đường dẫn tới HIV/AIDS", hoặc vận động toàn dân đi bầu cử.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/cam%20dai%20bay%202.jpg
Một trong những thói xấu của người Việt. (Ảnh lấy từ Internet)
Hình thành đã từ lâu, nhưng những chiến dịch ấy không được chú trọng với tư cách marketing xã hội. Chúng được coi là các chương trình tuyên truyền, vận động của các cơ quan chính phủ. Cách thể hiện cũng ở mức khá đơn giản, kiểu "marketing thô sơ": kẻ chữ, trương áp phích, băng rôn khẩu hiệu, và đơn giản nhất là… sử dụng hệ thống loa phường, loa xã với âm thanh vang dội hang cùng ngõ hẻm.
Nếu không tính đến yếu tố "chuyên nghiệp, sáng tạo, ấn tượng", chỉ xét về hiệu quả, thì các chương trình marketing xã hội đã thực hiện ở Việt Nam không phải là không thành công. Tác dụng của marketing xã hội trong việc làm thay đổi hành vi của người dân là không thể phủ nhận.
Và chuyện bây giờ mới kể
DKT International là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, có trụ sở ở Washington DC. Họ là tổ chức tiên phong về marketing xã hội trong nhiều lĩnh vực, như: tránh thai bằng các phương pháp khoa học, chống HIV/AIDS.
Năm 1993, DKT International vào Việt Nam (văn phòng của họ hiện đóng tại Trung Hòa Nhân Chính – Hà Nội). Những năm đầu thập niên 90 đó, Việt Nam mở cửa chưa lâu, đã phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ dân số, sự gia tăng tệ nạn xã hội và đại dịch HIV/AIDS.
Công việc của DKT là hỗ trợ Việt Nam thực hiện một chương trình phân phối bao cao su trên toàn quốc. Sản phẩm được trợ giá, bán rất rẻ để tạo ra một mạng lưới an toàn cho người dân trước căn bệnh thế kỷ AIDS.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/chen%20lan%20xo%20day.jpg
Chen lấn, xô đẩy - hành vi xấu cần được thay đổi. (Ảnh lấy từ Internet)
Vấn đề vấp phải là khi ấy, người dân hãy còn thiếu thông tin về các biện pháp an toàn tình dục. Người ta không ý thức được mức độ quan trọng của việc sử dụng bao cao su trong phòng chống AIDS. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất chính là tâm lý ngượng ngùng của người Á Đông. Kể cả khi được cấp phát miễn phí, người ta vẫn ngại, nói gì tới việc chủ động hỏi mua bao cao su.
Hiểu được "cái khó" đó, DKT Việt Nam đã có một chiến lược marketing xã hội có thể nói là rất khôn ngoan.
Hãy nói "OK"!
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/bao%20cao%20su%20OK.JPG
Nếu không có một chiến dịch marketing xã hội hiệu quả, sản phẩm này sẽ không bao giờ trở thành "người bạn đồng hành" của xã hội trong cuộc chiến chống AIDS.
Vì cụm từ "bao cao su" với người Việt Nam thật khó nói, các nhà marketing xã hội có sáng kiến thay nó bằng một từ rất ngắn gọn, phổ biến, dễ đọc: OK. Họ hiểu rằng, phải làm sao để người đi mua bao cao su có thể nói tránh cụm từ "nhạy cảm" ấy. Thay vì hỏi mua bao cao su, anh ta chỉ cần bảo người bán hàng: "Tôi muốn mua mấy cái OK".
Chiến dịch quảng cáo cho bao cao su OK tập trung vào khẩu hiệu "Nhà vô địch". DKT Việt Nam phát triển khẩu hiệu này dựa vào một cuộc điều tra về nhận thức thương hiệu. Họ nhận thấy, đối với sản phẩm bao cao su, người tiêu dùng thích sức bền và độ mỏng hơn tất cả các tiêu chí khác. Khẩu hiệu "Nhà vô địch" thể hiện hai tiêu chí chất lượng này.
Chương trình marketing xã hội của DKT Việt Nam diễn ra rầm rộ: Tháng 11/1994, bao cao su OK được giới thiệu ở Việt Nam như một sản phẩm hữu ích và tiện lợi. Một hệ thống biển tấm lớn (quảng cáo ngoài trời), những slogan trên xe buýt (quảng cáo di động) thu hút sự chú ý của người dân. Quảng cáo trên truyền hình, báo giấy cũng vào cuộc mà không vấp phải rào cản "liệu có vi phạm thuần phong mỹ tục?".
Logo OK với chữ OK màu trắng như bông hoa giữa hai chiếc lá xanh, nổi bật trên nền đỏ tươi, tạo cảm giác vui nhộn, gần gũi. Chiến dịch marketing xã hội của DKT Việt Nam thành công lớn: Gần 100 triệu bao cao su đã được tiêu thụ hết thay vì phân phát miễn phí khó khăn như trước đó.

Ngày nay, với người Việt Nam, OK có nghĩa là bao cao su. Nó chắc chắn sẽ luôn là "người bạn đồng hành" của xã hội trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ.
Cần lắm những chương trình marketing xã hội
Câu chuyện trên đây chỉ là một trong vô vàn ví dụ cho thấy sự quan trọng, cần thiết, và cả sự thú vị của marketing xã hội ở Việt Nam.
Chúng ta đã nói nhiều về những thói hư tật xấu của "người Việt xấu xí": nói tục chửi bậy, xả rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy nơi công cộng… Có cả những thói xấu nhẹ nhàng hơn, như chăm hút thuốc uống rượu, lười tập thể dục!
Nhưng nói không thôi chưa đủ, phải hành động. Hành động để thay đổi hành vi của cộng đồng. Và đây chính là lúc cần đến marketing xã hội.
Vì hành vi xấu còn nhiều, nên đất để marketing xã hội phát huy hiệu quả cũng còn rất rộng. Chúng ta cần lắm những nhà marketing xã hội, những chương trình marketing xã hội đi vào lòng người và làm thay đổi lòng người.

Marketing xã hội: Quá nhiều việc để làm (2)
Một nước đang phát triển như Việt Nam rất có “đất” để marketing xã hội phát huy tác dụng. Có hàng trăm hành vi của cộng đồng cần thay đổi, liên quan tới hàng trăm vấn đề xã hội: phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, giữ vệ sinh nguồn nước, ăn chín uống sôi để tránh dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình, nuôi con bằng sữa mẹ...
>> Marketing xã hội: Quá nhiều việc để làm (1)

Chỉ tính riêng một tổ chức như WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) đã có tới hơn 50 dự án tuyên truyền đang được tiến hành trên toàn Việt Nam nhằm bảo vệ động thực vật hoang dã quý hiếm, chống ô nhiễm, chống chặt phá rừng trái phép, chống nạn dùng điện đánh bắt cá...
“Ở Việt Nam bây giờ chỉ còn 3-4 con tê giác một sừng, thậm chí có thống kê cho rằng chúng ta chỉ còn đúng một con, mà lại là con đực. Hổ càng ngày càng hiếm, mặc dù đã được bảo vệ theo Nghị định 32. Cứ với tình hình tiêu thụ cao hổ cốt và dùng vuốt, răng hổ làm đồ trang sức thế này thì sẽ không còn con nào” - một cán bộ dự án của WWF cho biết.
Nhưng nhiều chủ nhà hàng ăn và cửa hàng đồ trang sức không bức xúc như chị. Và hình như việc cả Việt Nam chỉ còn 100-150 con hổ không phải là điều khiến nhiều người dân bận tâm.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/ho.jpg
Loài hổ đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam 2007, thông báo tình trạng cực kỳ nguy cấp. Đó là một trong 6 loài động vật hoang dã mà WWF xác định ưu tiên bảo vệ ở Việt Nam. (Ảnh: Kim Hồng)

Nước ngoài đang phải làm hộ ta...
Từ năm 2007 đến nay, WWF Việt Nam triển khai dự án “Thay đổi hành vi - Giảm tiêu thụ các sản phẩm động thực vật hoang dã tại Hà Nội, Việt Nam”. Chương trình marketing xã hội này sử dụng kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền: tổ chức thi ý tưởng kịch bản phim bảo vệ động vật hoang dã, sản xuất các đoạn phim ngắn, phát hành ấn phẩm tuyên truyền…
Các cán bộ của dự án xác định rõ, động vật hoang dã (hổ, tê giác, tê tê, gấu…) được tiêu thụ chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, cho các mục đích làm thực phẩm, làm thuốc và đồ trang sức.
Tuy nhiên, chương trình lại được thực hiện chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và nhằm vào một nhóm đối tượng có vẻ như ít liên quan trực tiếp: trẻ em. Lý do nằm ở vấn đề muôn thuở là kinh phí.
WWF Việt Nam hy vọng, sang giai đoạn sau của dự án, nguồn tài trợ sẽ nhiều hơn để họ có thể mở rộng việc tuyên truyền tới nhóm đối tượng chính, tiêu thụ động vật hoang dã nhiều nhất, đó là các doanh nhân.
Nói chung, có vô số vấn đề đặt ra cho marketing xã hội, ý tưởng triển khai cũng không thiếu. Nhưng kinh phí để chương trình phát huy hiệu quả cao nhất thì không phải bao giờ cũng dồi dào, nhất là nếu chỉ do các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài thực hiện và trông mong vào tài trợ.
Ngoài ra, các NGO nước ngoài thường xếp các vấn đề xã hội cần giải quyết theo thứ tự ưu tiên mà họ xác định, cho dù có thể chưa “gãi đúng chỗ ngứa”. Người dân thành thị có thể tự hỏi tại sao chưa có những chương trình marketing xã hội để thay đổi các hành vi rất gây bức xúc, như vấn nạn chặt chém khách du lịch nước ngoài, hay xả rác làm bẩn môi trường công cộng.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/nuoc%20sach%20nong%20thon.jpg
Nước sạch nông thôn - vấn đề thiết thực. (Ảnh lấy từ Internet)

Câu trả lời, theo ông Lại Tiến Mạnh, một chuyên gia về marketing xã hội: “Vì các NGO ấy là của nước ngoài; họ không hiểu tình hình Việt Nam như cách chúng ta hiểu. Không phải ai sai ai đúng, mà đơn giản là khác biệt”.
Ông giải thích thêm: “Thường thì khi các NGO nước ngoài vào Việt Nam, việc đầu tiên người ta nhắm tới bao giờ cũng là nâng cao chất lượng cuộc sống và những gì họ cho là thiết thực nhất, ví dụ xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ động vật hoang dã ở rừng núi.
Còn nâng cao văn minh đô thị lại là một bước khác, cao hơn. Marketing xã hội như ở ta bây giờ mới chỉ dừng lại ở mức độ chống dốt mà thôi, chưa tới tầm cổ vũ cho một cuộc sống văn minh”.
Ta thì chưa hiểu chính mình…
Còn các chương trình marketing xã hội do các cơ quan chính phủ trực tiếp thực hiện, thì cách thức thực hiện thường nặng về tuyên truyền, khô cứng, nhàm chán và cổ lỗ. Các băng rôn, tranh cổ động là một ví dụ cho sự cổ lỗ đó.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của các chương trình này là không xác định được cách làm phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Người dân phường Hàng Đào (Hà Nội) cứ giờ tan tầm là lại phải đón nhận đoạn nhạc “điều đó phụ thuộc hành động của bạn, chỉ phụ thuộc bạn mà thôi” ra rả trên mạng lưới loa đường phố. Bản nhạc cổ động này đã được sản xuất từ cách đây cả chục năm nhưng bây giờ vẫn tiếp tục vang vang trên loa phóng thanh mỗi chiều tại khu phố trung tâm thủ đô.
“Hệt như tra tấn bằng âm thanh” - chị Dung, một người bán hàng quần áo trên phố Hàng Đào, cằn nhằn - “Chiều nào cũng mấy câu hát cũ rích ấy. Nhưng nghe lâu thì cũng phải quen, thôi kệ”. Thật ra, cái sự “kệ” của chị Dung cho thấy một điều nguy hiểm hơn, là thái độ chán và coi thường thông điệp bảo vệ môi trường được truyền tải qua một chương trình truyền thông xã hội.
“Hệ thống loa có thể phát huy tác dụng rất tốt ở nông thôn, để thông báo lịch gieo cấy, ngày thả cá giống, hay tình hình an ninh chung cho người dân” – ông Lại Tiến Mạnh nói. “Nhưng ở thành phố, nơi người dân được tiếp xúc thường xuyên với một lượng thông tin dày đặc, qua Internet, tivi, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số v.v., thì nó mang lại sự khó chịu. Ở các quốc gia phát triển, sử dụng loa như thế có thể bị coi là xâm phạm quyền riêng tư”.
Giới doanh nghiệp ở đâu?
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/mu%20BH.jpg
"Toàn dân đội mũ bảo hiểm" là một chương trình marketing xã hội thành công ở VN. (Ảnh lấy từ svgtvt.net)
Vì marketing xã hội là phi lợi nhuận, công tác truyền thông lại cực kỳ tốn kém, nên không có gì lạ khi các công ty không tham gia lĩnh vực này. Chỉ có những hãng lớn mới nghĩ đến chuyện thực hiện một hình thức gọi là hoạt động CSR (corporate social responsibility - tạm dịch là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Một ví dụ là chương trình an toàn giao thông “Tôi yêu Việt Nam” của Honda.
Dĩ nhiên là chẳng có mấy doanh nghiệp ở Việt Nam đủ tiềm lực tài chính như Honda để có thể độc lập đứng ra thực hiện cả một chương trình như vậy.
Cách triển khai lý tưởng cho một chương trình marketing xã hội là có sự tham gia của cả các NGO phi lợi nhuận và các đơn vị truyền thông, ví dụ các công ty quảng cáo hoặc tổ chức sự kiện, đài phát thanh, đài truyền hình v.v.
Nhưng hiện nay, số công ty có ít nhiều hoạt động trong lĩnh vực marketing xã hội không đáng kể, tính trên cả nước có lẽ chỉ vài chục. Bản thân mỗi công ty cũng chỉ tham gia một phần nào đó trong cả chương trình, ví dụ đóng góp ở khâu ý tưởng, hay thiết kế ấn phẩm, làm phim ngắn…
Trong khi đó, làm một chương trình marketing xã hội đòi hỏi những bước rất bài bản, bắt đầu từ nghiên cứu, mới đến ý tưởng, thực hiện, rồi kết thúc bằng đánh giá kết quả. Và rõ ràng, marketing xã hội luôn cần đến sự sáng tạo, đầu óc kinh doanh của những người làm marketing thương mại, của các công ty truyền thông - quảng cáo.

Marketing xã hội: Quá nhiều việc để làm (3)
Bài đã được xuất bản.: 25/09/2008 00:55 GMT+7
Lại một điều có thể làm nhiều người ngạc nhiên, đó là Việt Nam đã sử dụng công cụ marketing xã hội để giải quyết thành công nhiều vấn đề. Ngoài ra, theo các chuyên gia, làm marketing xã hội ở Việt Nam không phải quá khó, ngay cả so với các nước phương Tây, nơi marketing xã hội đã phát triển từ lâu.
>> Marketing xã hội: Còn nhiều việc phải làm (1)
>> Marketing xã hội: Còn nhiều việc phải làm (2)

Những chương trình marketing xã hội lớn ở Việt Nam có thể kể đến chiến dịch tuyên truyền toàn dân đi bầu cử, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Riêng với chiến dịch "mũ bảo hiểm", công tác truyền thông rất được chú trọng. Các ngành liên quan (công an, báo chí, giáo dục…) đã được tuyên truyền trước tới cả năm trời một cách đồng bộ.
Các chuyên gia quốc tế đánh giá cao chương trình marketing xã hội này, nhất là khi so sánh với nước láng giềng Campuchia: Mặc dù Campuchia cũng thực hiện các biện pháp tương tự, nhưng chỉ vài ngày là mọi chuyện lại đâu vào đấy, người dân không thay đổi hành vi.
Còn nhiều chương trình marketing xã hội khác cũng để lại dấu ấn, như tuyên truyền phân loại rác (dự án 3R-HN), ăn thực phẩm chín để chống cúm gia cầm…
Làm marketing xã hội thời nay
Tuy nhiên, cũng cần nói rõ, "thành công" nghĩa là chỉ xét về mặt hiệu quả của chương trình, chứ không xét các yếu tố như tính chuyên nghiệp, sáng tạo trong cách thể hiện. Chính vì lẽ đó, ngay cả việc kẻ chữ lên tường "Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con" ở các vùng nông thôn, miền núi cũng là một phương pháp marketing xã hội hiệu quả.
Vấn đề là xác định cách làm phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn, với người dân nông thôn, thì sử dụng loa phóng thanh, kẻ biển kẻ chữ là cách làm marketing xã hội tốt. Với người ở các đô thị hiện đại, thì có lẽ tờ rơi, ấn phẩm in ấn đẹp mắt và phát tận tay theo kiểu marketing trực tiếp (direct marketing) mới phù hợp.
Dĩ nhiên, thời nay, do dân trí ngày một cao, truyền thông trong marketing xã hội ngoài việc đảm bảo tính hiệu quả, dễ hiểu, còn phải sáng tạo, gây được ấn tượng với người dân.
Một trong những xu hướng nổi lên là truyền thông thân thiện, tức là hướng tới những điều tốt đẹp, khơi gợi những tình cảm tốt đẹp ở con người, thay vì tạo cảm giác cấm đoán ("cấm đổ rác"), hay cưỡng chế ("bắt buộc đội mũ bảo hiểm") hay hù dọa (hình vẽ thần chết áo đen cầm lưỡi hái hay hình nắm đấm giã xuống đầu con nghiện và gái mại dâm)…
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/Advertising%20Tiger.jpg
Một ấn phẩm truyền thông của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF.

Ông Lại Tiến Mạnh, chuyên gia marketing, nhận định: "Thời hiện đại, người làm marketing xã hội phải biết tạo sự thân thiện với đối tượng mà chiến dịch marketing xã hội hướng vào. Tốt nhất là truyền tải thông điệp theo một cách nào đó vui nhộn, hài hước, như qua bài hát "Hãy phân loại rác vì rác là tài nguyên quý giá" chẳng hạn. Kiểu tuyên truyền hù dọa hoặc cưỡng ép giờ đây vừa cổ lỗ vừa không hiệu quả, thậm chí phản cảm".
Lâu nay, do một số nguyên nhân (dân trí thấp, kinh phí hạn hẹp, nhân sự thiếu và yếu…), cách làm marketing xã hội ở Việt Nam chưa có nhiều đổi mới, nhất là những chương trình do các cơ quan chính phủ thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách và không có sự tham gia của giới chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, điều đó không phải trở lực lớn đối với marketing xã hội ở Việt Nam. "Vấn đề chỉ nằm ở chỗ marketing xã hội chưa được quan tâm đúng mức mà thôi" - ông Mạnh cho biết.
Tập hợp lực lượng
Ai cũng thấy rằng Việt Nam đang có quá nhiều vấn đề xã hội cần xử lý, từ việc tỷ lệ tai nạn giao thông thuộc hàng cao nhất thế giới, đến việc Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về số lượng các ca nạo phá thai, hay vấn nạn lây lan HIV/AIDS qua con đường tình dục đồng giới, bùng nổ "cách mạng tình dục" ở lứa tuổi thanh thiếu niên…
Bên cạnh đó là vô số vấn đề mà Việt Nam phải tự giải quyết chứ không thể trông chờ một tổ chức nước ngoài nào, đơn cử như những chuyện liên quan tới hành vi thiếu văn minh của "người Việt xấu xí": chen hàng, nói tục chửi bậy, phóng uế ngoài đường, chặt chém khách du lịch nước ngoài v.v.
Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Ai, hoặc tổ chức nào, có thể đứng ra thiết kế các chương trình marketing xã hội?
Câu trả lời liên quan đến sự phát triển của xã hội dân sự, đến sự năng động của các cơ quan chính phủ, và cả sự chủ động của mỗi cá nhân nữa.
Đã hàng chục năm trong quá khứ, phần lớn các chiến dịch marketing xã hội ở Việt Nam đều do chính phủ khởi xướng và đầu tư ngân sách thực hiện. Đến thời mở cửa, có thêm sự góp mặt của các tổ chức phi chính phủ. Ngày nay, với sự phát triển của truyền thông, của CNTT và mạng Internet, việc một hoặc một vài cá nhân đứng ra vận động một phong trào "thay đổi hành vi" của người dân không còn là bất khả thi.
Description: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/71/2008/09/Cam-Dai-Bay-1.jpg
Ảnh vui: Cũng là một cách tuyên truyền. (Ảnh lấy từ Internet)
Bức xúc trước nạn chặt chém khách du lịch ngoại quốc, anh Trần Minh, một hướng dẫn viên du lịch trẻ ở Hà Nội, tuyên bố: "Giải pháp lý tưởng là Tổng cục Du lịch đứng ra xử lý chuyện này, hoặc độc lập, hoặc kết hợp cùng một tổ chức nào đó. Còn nếu không thì tôi đang nghĩ đến chuyện tập hợp một nhóm bạn, bắt đầu thử lobby (vận động hành lang) với các cơ quan liên quan xem sao".
"Tất nhiên sẽ rất khó khăn vì thay đổi nhận thức của con người đâu phải chuyện đơn giản. Nhưng tôi hy vọng một khi phong trào mở rộng và có sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể làm được điều gì đó".
Dễ thuyết phục, dễ thành công
Một cách lạc quan, có thể nói rằng làm marketing xã hội ở Việt Nam không quá khó. Bởi lẽ, các chiến dịch marketing xã hội của chúng ta đều nhằm vào những mục tiêu rất cụ thể, cơ bản, ví dụ khuyến cáo người dân rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, nên ăn chín uống sôi để tránh dịch bệnh, tiêm chủng cho trẻ để ngừa các bệnh nguy hiểm…
Đó vốn là những điều rất dễ thuyết phục. Nói cách khác, các vấn đề xã hội mà Việt Nam đang đối mặt đa phần không phải vấn đề gây tranh cãi. Chúng là những chuyện luôn có trong một xã hội đang phát triển. Chúng ta may mắn không phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng như nạn phân biệt chủng tộc, tôn giáo, phân chia đẳng cấp xã hội, xung đột giữa các dân tộc…
Giới trẻ Việt Nam từng có những chương trình như "Hành trình xanh", "Đạp xe xuyên Việt vì môi trường" nhằm các mục đích đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ người nghèo, bảo vệ môi trường. Những chương trình này, nếu gắn chặt với một mục đích "thay đổi hành vi vì lợi ích chung" rõ rệt và được truyền thông một cách hiệu quả, sẽ chính là marketing xã hội, bắt đầu từ những cá nhân.
Cùng với đà phát triển kinh tế và sự nâng cao dân trí, chúng ta có thể hy vọng sẽ ngày càng có nhiều chiến dịch marketing xã hội chuyên nghiệp và hiệu quả, góp phần xóa bỏ hình ảnh "người Việt xấu xí" và đưa Việt Nam thành một xã hội văn minh.

  • Đoan Trang 

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

A Conceptual model for total quality management in service organizations


G. S. Sureshchandar, Chandrasekharan Rajendran & R. N. Anantharaman

TOTAL QUALITY MANAGEMENT, VOL. 12, NO. 3, 2001, 343} 363

Abstract 

The manufacturing landscape of the corporate world has undergone a quality revolution, resulting in a plethora of research works on the tools, techniques, critical dimensions and other organizational requirements for the et ective implementation of total quality management (TQM). But the same cannot be said with certainty of service industry management. Research works on total quality service (TQS) is not exhaustive in the sense that there appears to be a vacuum in the literature as far as a holistic model ( from the perspective of the management) is concerned. The present study is an attempt to R ll this gap. Based on an extensive review of the vast literature on TQM and TQS, the study has identiR ed 12 dimensions of TQS as being critical for et ective implementation of quality management in service organizations. The momentousness of each of these dimensions from the manufacturing and service perspectives has been authenticated. The diterent roles that these dimensions play in the manufacturing and service milieu have also been discussed. A
conceptual model for TQS has been proposed demonstrating the relationships among its dimensions.
The present work aspires to provide a basis for a thorough and insightful discernment of TQS and
its critical dimensions.

Introduction

Right from the dawn of history, people in all walks of life around the globe have been striving to survive in a highly competitive world. The industrial scenario is no dit erent. Corporate executives have been working overtime to achieve business excellence by striving to R nd solutions to those problems which have defeated their counterparts in other parts of the globe. The message is amply clear: the gospel of globalization has come to occupy centre stage. The focus on price, which hitherto ruled the competition, has shifted to both price and quality. Today, customers are demanding quality in products, services and in life. They have become increasingly discerning and have started looking for options more in tune with their basic needs, requirements and self-esteem. In fact, they are prepared to pay a premium for a quality product or service. One of the approaches that seems to provide the solution to the aforesaid challenges is the management philosophy of total quality management (TQM).

TQM is an approach for continuously improving the quality of every aspect of business life, i.e. it is a never-ending process of improvement for individuals, groups of people and the whole organization (Kanji & Asher 1993, 1996). It is an integrated approach and set of practices that emphasizes, inter alia, management commitment, continuous improvement, customer focus, long-range thinking, increased employee involvement and teamwork, employee empowerment, process management, competitive benchmarking, etc. (Ross, 1993).
The origin of the TQM movement dates back to the early 20th Century when Walter Shewart, in the early 1920s, R rst introduced the concept of statistical process control (SPC) to monitor quality in mass production manufacturing (Shewart, 1931). This was followed by many quality management gurus and practitioners who all advocated various approaches to TQM. Crosby (1979), the four absolutes, Deming (1986), fourteen points, Feigenbaum (1993), total quality control, Ishikawa (1985), quality control circles, Juran et al. (1988), quality triology and Taguchi (1986), loss function, have prescribed dit erent techniques and organizational requirements for et ective implementation of TQM.
The evolution of the quality improvement movement is a conglomeration of various Japanese and US philosophies, precepts, strategies and approaches. Even though the Japanese R rst took the lead in successfully applying the strategy later named TQM in the USA, it is also true that several Americans are recognized internationally as the drivers behind the concept (Milakovich, 1995). The genesis of modern management/administrative theory (let alone quality management) had its roots in the manufacturing milieu and blossomed under the auspices of the manufacturing stalwarts right from the early 20th Century when Fredrick W. Taylor in 1911, introduced the concept of scientiR c management. This development can
be attributed to the fact that the entire industrial world was predominantly manufacturing oriented and undergoing a revolution with a prime focus on assembly lines, mass production manufacturing, supplier partnerships, just-in-time ( JIT) production and cellular manufacturing, etc. Because of these factors, most of the techniques and strategies of administrative theory, and naturally quality management, were quantitative in nature and targeted to address the problems of the production line.
The management of service organizations and marketing of services has been a Cinderella among the organizational behaviour and marketing literature in the past, in contrast to the management of manufacturing organizations and marketing of goods. But with the blossoming of the service sector in almost every economy, quality imperatives are no longer the sole concern and province of manufacturing. Of late, service providers are facing the same ground realities that confronted their manufacturing counterparts in the past.
The subject of quality management in manufacturing industry has been a matter of great interest and concern for business and academia alike. Several works have thoroughly investigated the various dimensions, techniques and organizational requirements for et ective implementation of TQM. These dimensions include top management commitment and leadership, quality policy, training, product /service design, supplier quality management, process management, quality data and reporting, employee relations, workforce management,
customer focus, customer involvement, benchmarking, SPC, employee empowerment, employee involvement, corporate quality culture and strategic quality management. These dimensions are, in essence, tools of the intellect that were forged in the administrative theory, tempered in manufacturing quality management and therefore are naturally expected to be honed to cutting sharpness in service quality management. Per contra, though most of these dimensions and other techniques and strategies proposed by various theorists and practitioners, starting from the birth of the quality revolution, seem to provide a nearuniversal remedy to the problems of the manufacturing business, they are not a complete yardstick for service quality improvement. The reasoning here is that although from a logical point of view most of the dimensions of manufacturing quality management should naturally apply to services, the transferability of manufacturing quality management dimensions to services calls for some serious soul-searching as services dit er from the manufacture of goods in a number of dit erent ways: service intangibility, simultaneity of production, delivery and consumption, perishability, variability of expectations of the customers and the participatory role of customers in the service delivery.
Interestingly, the literature on TQM with respect to services, i.e. total quality service (TQS), seems to be bereft of an integrative framework that will include all the critical dimensions of TQS by addressing the issue of possible transferability of manufacturing quality management dimensions to services, and by focusing on those dimensions that are unique to service organizations.
The present study attempts to develop a conceptual model of TQS with the help of an extensive review of the literature, and by comparing and contrasting the criticality of the dit erent dimensions of quality management in both manufacturing and service organizations.

The main objectives of the this paper are therefore fourfold:
(1) to present an extensive critique of the vast literature on both TQM and TQS;
(2) hence, to identify those dimensions that are considered critical for TQS from the perspective of the management;
(3) to compare and contrast the roles of each of these dimensions in manufacturing and service organizations;
(4) to develop and propose a conceptual model for TQS.

As research into TQM is much more developed than research into TQS, a clear understanding of TQM is a prerequisite to the study of TQS. Therefore, a thorough review of the relevant literature on both TQM and TQS is adduced in the following sections.

Review of the literature

Research on TQM

Saraph et al. (1989) were among the R rst to attempt to organize and coalesce the various
TQM prescriptions. They identiR ed eight critical factors of quality management: the role of
management leadership and quality policy; the role of the quality department; training;
product/service design; supplier quality management; process management; quality data and
reporting; and employee relations. Operational measures of these factors were developed and
were found to be reliable and valid. By using such measures, decision-makers can assess the
level of quality management in their organization in order to devise strategies for further
improvements. Starting from a strategic perspective, the work by Flynn et al. (1994) identiR ed
and accentuated seven key dimensions of quality management that included top management
support, quality information, process management, product design, workforce management
and supplier and customer involvement. These dimensions were then tested for reliability
and validity and, by doing so, described a clear framework for subsequent research and
established a standard by which practitioners could evaluate the et ectiveness of their quality
management programmes. Through a detailed analysis of the literature, Ahire et al. (1996a)
identiR ed 12 constructs of integrated quality management strategies, namely, top management
commitment, customer focus, supplier quality management, design quality management,
benchmarking, SPC, internal quality information usage, employee empowerment, employee
involvement, employee training, product quality and supplier performance. The constructs
spanned the entire ambit of activities deemed to be critical by the Malcolm Baldrige Quality
Award. Based on these factors, a framework to delve the et ects of integrated quality
management strategies on a R rmf s product quality was suggested. Another contribution to
the development of an instrument to measure the levels of TQM implementation was made
by Black and Porter (1996). Their work presented a research methodology that could be
used to improve self-assessment frameworks and make organizations more et ective in the
development of total quality systems. Their research focused on the important elements of
the Baldrige Award model and other established literature, and identiR ed 10 critical components
of TQM, viz. corporate quality culture, strategic quality management, quality improvement
measurement systems, people and customer management, operational quality planning,
external interface management, supplier partnerships, teamwork structures, customer
satisfaction orientation and communication of improvement information. These factors were
found to be reliable and valid, and provided key contributions for the better understanding
of TQM. Black and Porter (1995) also developed a model for TQM which provided visual
information on the various factors of TQM, relationships between those factors, strength of
those relationships and the relative importance (or criticality) of those factors. In a recent
research work Joseph et al. (1999) identiR ed 10 factors of TQM. These include organizational
commitment, human resource management, supplier integration, quality policy, product
design, role of quality department, quality information systems, technology utilization,
operating procedures and training. A measurement instrument was also developed which can
be used to evaluate the extent of TQM practice in an organization.
Flynn et al. (1994) argued that the cornerstone for theory building is enunciation of the
distinction between quality management practices (inputs) and quality performance (outputs),
which, until then, had been lumped together under the broad heading of quality.
Madhu et al. (1996) reasoned that, although many conceptual models do claim the utility of
certain quality dimensions (such as customer satisfaction, employee satisfaction and employee
service quality) in improving organizational performance, no empirical study till that time
had veriR ed such claims. In their empirical work, Madhu et al. (1996) investigated the et ect
of the quality dimensions on nine component items that would make up organizational
performance for both manufacturing and service R rms. The measures used for the three
quality dimensions and organizational performance were shown to be reliable and valid.
However, information derived from the study indicated that, when compared to manufacturing,
practising managers in the service sector seem not to have understood some of the
relevance and values of quality management activities.
The decision as to which management practices should be emphasized for et ective
TQM implementation has been a major concern of decision-makers in the R eld (Flynn
et al., 1995). In an exploratory investigation of the relationships between speciR c quality
management practices and quality performance, these authors contrived a framework and
found that dit erent quality management practices lead to success in dit erent quality
dimensions. A study by Adam (1994) examined the relationships between alternate quality
improvement approaches and actual operating and R nancial performance. The results indicated
that each organization has a proR le that identiR es the improvement strategies that are
required to achieve objectives, whether they are to improve quality, operating and/or R nancial
performance. Depending upon the selected measure(s) of quality, operating and R nancial
performance, an appropriate approach to quality improvement can also be selected.
Samson and Terziovski (1999) attempted to R nd the relationships between the various
TQM practices, individually and collectively, and company performance. The results showed
that the intensity of TQM practice does contribute signiR cantly to the performance. In
another investigation, Terziovski and Samson (1999) tested the relationship between TQM
practice and organizational performance with and without the covariates, company size,
industry type and ISO 9000 certiR cation status. The authors concluded that there were
signiR cant dit erences in the relationship between TQM and organizational performance
across industry type and size, especially on the et ect of defect rates, warranty costs and
innovation of new products.
The work of Powell (1995) provided valuable insights into the `soft issuesf of TQM.
Powell explored TQM as a potential source of sustainable competitive advantage and found
that the most generally acceptable features associated with TQM, such as quality training,
process improvement, benchmarking, etc. may not be that useful for et ective TQM implementation,
but that certain tacit, behavioural, imperfectly imitable features, such as open
culture, employee empowerment and executive commitment, are vital for an environment
conducive to TQM. He concluded that these tacit resources, and not mere TQM tools and
techniques, are instrumental for success and that organizations that acquire them can win
over their competitors with or without the TQM label.
With many organizations striving to implement TQM, it becomes paramount that
managers see a link between the quality of their products and their customersf perceptions
of the quality of their products (Waller & Ahire, 1996). If managers fail to see the validity of
this link, they may not appreciate the importance of improving product quality and,
consequently, the signiR cance of implementing TQM or other quality improvement
techniques.
In other research, Ahire et al. (1996b) ventured to provide a clear demarcation between
what is actually meant by TQM and non-TQM R rms. The authors stated that R rms should
be classiR ed on a scrupulous evaluation of the extent to which they have embraced the TQM
philosophy. They also claim that if organizations do practise the various elements of TQM
philosophy to perfection, it will deR nitely help them to ameliorate their quality performance.
There is a belief that the beneR ts of TQM take a long time to show through. Ahire (1996)
argued that successful R rms get the feel of their success with TQM in terms of greater
operational results within the R rst 2} 3 years of its implementation. He concluded that R rms
that manage their TQM et orts R ttingly will beneR t more as TQM mellows in these R rms.
Ahire and Golhar (1996) examined the relationships between company size and TQM
implementation. The R ndings suggested that small R rms, though restrained by such inadequacies
as want of managerial expertise, clout in the market, insuy cient resources, etc. can make
up for that with their relative strengths in P exibility and innovation, thereby implementing
TQM just as et ectively as large R rms.

Research on TQS

The subject of service quality as perceived by the customers has been researched extensively.
Gronroos (1978, 1982, 1983) was one of the R rst few researchers who recognized the need
to develop valid and distinct measures of service quality. In an et ort to explain how customers
perceive service quality, Gronroos (1984) developed a model of service quality based on
three dimensions, viz. (a) functional qualityD how the service is performed and delivered,
(b) technical qualityD what the consumer receives and (c) the image of the service R rm.
These et orts and the authorf s later works on service quality (Gronroos, 1990, 1993) triggered
a lot of interest in service quality research. Parasuraman et al. (1985) also made pioneering
ventures to comprehend the concept of service quality and its determinants. The authors, in
a subsequent research work (Parasuraman et al., 1988), developed an instrument called
SERVQUAL that measured service quality along R ve dimensions, viz. reliability, responsiveness,
assurance, empathy and tangibles. The SERVQUAL instrument had widespread
applications in a variety of organizations ranging from tyre retailing, dental service, hotels,
travel and tourism, car servicing, business schools, hospitality, higher education, business-to348
G. S. SURESHCHANDAR ET AL.
business channel partners, accounting R rms, architectural services, recreational services,
hospitals, airline catering, banking, apparel retailing and local government. On the other
hand, the ey cacy of SERVQUAL in measuring service quality has also been severely criticized
for various reasons by many researchers (see Buttle, 1996, for a detailed discussion).
The importance of service culture has been widely discussed and emphasized in the
TQM literature (Bowen & Schneider, 1988; Harber et al., 1993a, b; Schneider & Bowen
1992, 1993; Schneider et al., 1994, 1996, b). As service businesses are characterized by
certain unique features such as intangibility, inseparability of production and consumption,
heterogeneity, perishability, etc. management R nds it very diy cult to supervise directly
employees when they interact with customers as this would at ect the seamlessness of service
(Schneider & Bowen, 1995). It is therefore highly prudent to establish a service climate and
culture that will guide employee behaviour indirectlyD through the values, mores and beliefs
captured by the procedures, policies and routines and behaviours in the various functional
systems of the organization such as marketing, operations and human resource management
(HRM). In another work Schneider and Bowen (1992) explored four classic personnel /HRM
procedures (entry, socialization/training, compensation/rewards and et ectiveness criteria) as
organizational processes for creating a service climate. Zeithaml et al. (1996) proposed a
conceptual model of the impact of service quality on particular customer behaviours and
demonstrated that improving service quality could increase the likelihood of positive behaviours
and decrease negative attitudes towards the organization.
In an empirical research Bitner (1992) explained how the `built environmentf in service
organizations (i.e. the man-made physical surroundings) inP uenced both customers and
employees.Many other researchers have also emphasized the inP uence of these `servicescapesf
on customers (e.g. Baker, 1987; Berry & Clark, 1986; Bitner, 1986; Booms & Bitner, 1982;
Kotler, 1973; Rapoport, 1982; Shostack, 1977; Upah & Fulton, 1985; Zeithaml et al., 1985)
and employees (e.g. Baker et al., 1988; Becker, 1981; Davis, 1984; Steele, 1986; Sundstrom
& Altman, 1989; Wineman, 1986) in physiological, psychological, emotional, sociological
and cognitive ways. Bitner et al. (1990) targeted particular service encounters/events instead
of general factors and identiR ed the reasons for both satisfactory and unsatisfactory service
encounters through a tool called `critical incident technique (CIT)f . The authors speculated
that employee responses to customer needs and requests, service delivery system failures,
time or money constraints, lack of alternatives, switching costs and habit might at ect service
loyalty.
Three important and often linked dimensions, namely, duration, at ective content and
spatial proximity, play a vital role in comparing service encounters (Price et al., 1995). The
authors suggested a framework that focused on service encounters that fell at the extreme of
these three dimensions, named as extended, at ectively charged and intimate (EAI) encounters.
Utilizing qualitative and quantitative information, they advanced some measures of
service provider performance and tested a structural model of the relationships among service
provider performance, at ective response and service satisfaction for EAI encounters. In
another work, Chandon et al. (1997) proposed a dyadic approach that explored the multiple
dimensions of the quality of service encounters and their evaluation from the two perspectives
of customers and contact personnel.
Service quality and customer satisfaction have, of late, attracted much attention in both
organizational behaviour and marketing theory. Shemwell et al. (1998) developed and tested
a causal model that portrayed exactly how service quality and satisfaction levels are related
to the relationship-oriented outcomes such as the minimization of complaints to others
(complaint behaviour), emotional bonding (at ective commitment) and an increased inclination
to continue the customer} service provider relationship. Kellogg et al. (1997) attempted
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 349
to explore the understanding of the relationship between customer participation and satisfaction,
and presented a typology of service customersf quality assurance behaviours and a
conceptual model of the service customersf value perspective chain. In another interesting
work Stauss and Neuhaus (1997), by taking into account the emotional, cognitive and
intentional dimensions of the satisfaction construct, proposed a qualitative satisfaction model
and suggested a satisfaction/dissatisfaction typology and showed the loss potential of satisR ed
customers according to the satisfaction type to which they belong.
The various factors that inP uenced customer loyalty, satisfaction and purchasing intents
were studied by many authors (Boulding et al., 1993; Cronin & Taylor, 1992; Crosby &
Stephens, 1987; Kelley et al., 1993; Rust & Zahorik, 1993). Keaveny (1995), using CIT,
identiR ed more than 800 critical behaviours of service R rms that caused customers to switch
services. Drawing on basically conceptual research works, Bitner et al. (1997) addressed the
roles of customers in creating quality and productivity in service encounters and proposed
two frameworks that analysed the dit erent levels of customer participation that are required
in a variety of service settings and focused on identifying three major roles played by
customers in service delivery. Drawing on past research and theoretical tools, Roest and
Pieters (1997) investigated the nomological net of perceived service quality across six
dimensions, namely, time, basis, object, content, context and aggregation, and conceptually
modelled the relationships between the constructs `perceived service qualityf , `product valuef ,
`customer satisfactionf and `attitudef . Boshot (1997) proposed a model that addressed the
various features of recovery and concluded that the longer the service recovery is delayed,
the greater the level of reparation that will be required. Employees at the front line are in an
optimal position to report on the degree to which strategic initiatives are being carried out.
Schneider et al. (1996a), in an exploratory investigation, found that employee attitude surveys
could be used for diagnosis of the degree to which a neoteric strategy is being implemented
and the level to which policies and practices are connected to the realization of strategic goals
like customer satisfaction and customer retention. Rosen and Suprenant (1998) strived to
identify the critical indicators for the health of a service relationship. In their work the authors
showed that process issues and value-enhancing components, apart from satisfaction and
quality, strongly determine the health of a service relationship. The usefulness of information
technology in improving service quality was shown by Berkley and Gupta (1994). A model
was developed from case study data that mapped important service quality factors to the
requisite information technologies. The authors concluded that the prototype would help the
managers to ascertain the information technology most appropriate to improving service
quality.
Rust et al. (1994, 1995) advocated a R nancial approach called the `return on qualityf
(ROQ) approach which can be used by decision-makers to determine where to spend on
service quality, how much to spend and the likely R nancial outcomes from service expenditures,
in terms of revenues, proR ts and return on investments in quality improvement. Results
of some other research work also subscribed to these R ndings as they concluded that service
quality and customer satisfaction have a considerable inP uence on R nancial outcomes.
(Danaher & Rust, 1996; Hallowell, 1996; Nelson et al., 1992; Rust & Zahorik, 1993). In a
recent work Rust et al. (1999) applied the ROQ approach to a retail banking network and
found that the ROQ model seemed to provide a basis for estimating the R nancial beneR ts of
service quality et orts.

The research problem

From the above discussions it is evident that the research literature on manufacturing TQM
is quite extensive and exhaustive, covering all the aspects of TQM, viz.
350 G. S. SURESHCHANDAR ET AL.
E the critical dimensions of TQM;
E the relationships between quality management practices and organizational /business
performance;
E the soft issues (i.e. people oriented issues) of TQM;
E the inP uence of contextual factors on TQM;
E the relationships between product quality and customersf perceptions of product
quality;
E the demarcation between TQM and non-TQM R rms;
E the et ect of TQM age on operational results, etc.
Concerning the literature on TQS, the various aspects of TQM in service organizations have
also been independently subjected to extensive research, e.g.
E customersf perceptions of service quality;
E the concept of `service culturef ;
E the critical role of the personnel and HRM function;
E the inP uence of operational, organizational and human resources factors on service
quality;
E the et ect of the `built environmentf ;
E customer satisfaction, loyalty and purchase intentions;
E service switching, service encounters, critical incidents and recovery;
E R nancial outcomes of service quality initiatives.
Though the criticality of the above-mentioned features of TQS have been emphasized
independently, no research work, as yet, has collectively taken all these features into
consideration and provided a holistic model for the et ective implementation of TQS. This
gap in the literature may be due to the feeling that the manufacturing quality management
dimensions can be replicated for services. But the issue of the transferability of manufacturing
quality management dimensions to services is bound to pose some serious challenges, as
services dit er, not only from goods, but also from each other in a number of characteristics.
This point was also underscored by Bowen and Schneider (1988) as the authors explained
that if prototypical services dit er from prototypical goods, then the system by which these
goods and services are produced and marketed will also vary.
The only known et ort to discuss the issue of transferability of quality management
dimensions from manufacturing to services was made by Silvestro (1998). The author
presented a generic model of TQM and argued that the manufacturing quality management
literature is predominantly unstructured, amorphous in nature, conP icting in views, practitioner
oriented and consultancy driven, and therefore it is not based on scientiR c or academic
research, but rather built on the prescriptions by various quality management gurus, case
studies and anecdotal evidence. These arguments do not hold good as one can easily
observe the over-abundance of research literature with respect to quality management in
manufacturing, as explained in the section on `Research on TQMf . The six TQM precepts
proposed by the author are not comprehensive as the work has left out certain key dimensions
of TQM in both manufacturing and service organizations (e.g. social responsibility and union
intervention). Also other dimensions that are highly unique to services, viz. service culture
and servicescapes have not been considered in the framework. Moreover, the relationships
between the various precepts are not demonstrated in the model proposed by Silvestro.
Therefore, there exists a gap in the literature as far as an integrated TQS model (from the
perspective of the management) is concerned, and there also exists a need to address
collectively all the critical aspects of TQS (such as human and non-human aspects of service
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 351
production and delivery, service design and operations, aesthetics of the physical environment,
information technology, industrial relations and corporate citizenship behaviour).
The critical dimensions of TQS
The present work, based on the foregoing thorough review of the prescriptive, conceptual,
practitioner and empirical literature on TQM and TQS spanning over 100 articles, identiR es
12 dimensions of quality management as critical for the institution of a TQM environment
in service organizations. The dimensions that have been identiR ed are as follows:
(1) Top management commitment and visionary leadership.
(2) Human resource management.
(3) Technical system.
(4) Information and analysis system.
(5) Benchmarking.
(6) Continuous improvement.
(7) Customer focus.
(8) Employee satisfaction.
(9) Union intervention.
(10) Social responsibility.
(11) Servicescapes.
(12) Service culture.
These dimensions can be broadly grouped under three categories as follows.
(1) Those dimensions of quality management that are generic to both manufacturing
and service organizations, but which were initially practised in the manufacturing
set-up and later transferred to service milieu (these include dimensions such as Top
management commitment and visionary leadership, Human resource management, Design
and management of processes, Information and analysis, Benchmarking, Continuous
improvement, Employee satisfaction and Customer focus and satisfaction).
(2) Those dimensions that are seldom addressed in the literature but are, nevertheless,
key elements of TQM in both manufacturing and service organizations (e.g. Union
intervention and Social responsibility).
(3) Finally, those factors that are unique to service organizations (namely,
ServicescapesD the man-made physical environmentD and Service culture).
Table 1 brieP y explains the 12 critical factors of TQS. Several works have underlined
the importance of these dimensions. Table 2 summarizes the literature evidence on the
criticality of these dimensions of quality management in manufacturing and service organizations.
Given the fact that services have certain unique characteristics, the dit erent roles that
each of these dimensions play and the various aspects that they bring into the picture (like
skills, values, tools, techniques and other requirements) vary from manufacturing to service
organizations. Table 3 compares and contrasts the signiR cance and relevance of the various
quality management dimensions in manufacturing and service organizations.
A conceptual model for TQS
From the above discussions it is clear that the proposed 12 factors are critical for the
establishment of a TQM ambience in service organizations. These dimensions have dit erent
functions to perform in a TQS movement. Based on literature evidence and logical reasoning,

Table 1. The critical dimensions of TQS
Sl.
No. Critical dimensions Explanation of the critical dimensions
1. Top management Top management commitment is a prerequisite for et ective and successful TQS
commitment and implementation. Although dit erent researchers proclaim various theories on the
visionary leadership organizational requirements for et ective implementation of TQS, all would
agree that the impetus for any quality improvement et ort should come from the
top. Visionary leadership is the art of leading and espousing a mental, strategic
and spiritual change in the organization by the formulation of a long-range
vision for the development of the organization, propagating the vision
throughout the organization, devising and developing a plan of action and R nally
stimulating the entire organization towards the accomplishment of the vision
2. Human resource This refers to the number of organizational behaviour issues (ranging from
management selection and recruitment, training and education, employee empowerment to
employee involvement) that form the cornerstone upon which the corporate
strategy is built. The moot point here is that only if the employers treat their
employees as precious resources would the employees, in turn, treat their
customers as valuable. Therefore, it is indispensable for service organizations
to look upon HRM as a source of competitive advantage
3. Technical system The technical system includes design quality management and process
management
Sound and reliable service design echoes an organizationfs strategic quality
planning abilities and enables the organization to surmount customersf needs,
expectations and desires, consequently resulting in improved business
performance
Service process management essentially involves the procedures, systems and
technology that are required to streamline the service delivery so that
customers can receive the service without any hassles, i.e. it delineates the
non-human element of service delivery, as opposed to human element which
is captured in the dimension `service culturef
4. Information and Services, unlike manufactured goods, cannot be inventoried and used in times of
analysis system emergency or demand. Therefore, during rush or peak periods, unless organizations
keep themselves prepared for any such eventualities, they may not be
able to provide quality service to customers. This can only be achieved by
equipping the employees with information regarding the process and the
customers. Prompt, suy cient and pertinent data that are critical to the
implementation and practice of TQMconstitute information and analysis. In a
TQS ambience people need to communicate across organizational levels,
functions and locations to work out current problems, eschew new ones and
implement change.Measures for proactive prevention rather than reactive
correction are employed to monitor quality in order to sustain a true customer
focus
5. Benchmarking Benchmarking is actually a comparison standard that consists of analysing the
best products/services and processes of the best organizations in the world and
then analysing and using that information to improve onefs own products or
services and processes. While in manufacturing, standards such as product
characteristics, process, cost, strategy, etc. are used as benchmarks, it is all the
more diy cult to benchmark services. Because of the very puzzling nature of
services and the consequent organizational contingencies that it warrants for
its design, production, delivery and consumption, organizations need to focus
on benchmarking not only hard data, but also certain behavioural features
such as customer satisfaction and employee satisfaction, apart from comparing
the services and processes through which they are delivered. An organization
can achieve a world-class tag if benchmarking is targeted at the key or critical
business processes
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 353
Table 1. Continued
Sl.
No. Critical dimensions Explanation of the critical dimensions
6. Continuous The quest for quality improvement is not a speciR c destination but a
improvement continuous journey that throws up more and more opportunities for
improvement. Improvement should be viewed as an ongoing process in the
sense once targets are met, new ones must be set, aiming for even higher
levels of service ey ciency. It is a race which has no R nish line but has the sole
objective of striving for continuous improvement, and looking for
breakthroughs with revolutionary order of magnitude changes that will result
in the transmogriR cation of the organization into a world-class one
7. Customer focus Customer focus is the ultimate goal of any TQS programme because
organizations can outscore their competitors by et ectively addressing
customersf needs and demands and anticipating and responding to their
evolving interests and wants. Focusing on customer needs and wants enables
organizations to have a better market orientation than ever before by
providing a competitive edge over their rivals, thereby resulting in enhanced
business performance. In service organizations, as customer expectations are
highly dynamic and complex in nature, focusing only on customer-deR ned
areas (speciR c customer needs) so as to satisfy the customers will not yield
fruit. In todayfs world of intense competition, satisfying customers may not be
enough. The competitive advantage in a quality revolution comes only from
customer delight. Customer satisfaction is a short-term concept which may or
may not lead to commitment. The managementfs responsibility is to ensure
that satisfaction manifests itself as commitment in the long run
8. Employee Employee satisfaction is a multi-dimensional concept, which is deR ned as the
satisfaction degree to which employees of an organization believe that their needs and
wants are continuously satisR ed by the organization. An organization must not
only have a focus on service quality/customers, but also concentrate on
employee satisfaction, as research has shown much evidence of strong
relationships between employee perceptions of employee well-being and
customer perceptions of service quality and satisfaction
9. Union intervention With a major chunk of the workforce in both developed and developing
nations working in service organizations, industrial relations issues are as
crucial (if not more) as they are in manufacturing industries. As TQM is an
organization-wide approach, its success is greatly inP uenced by its employee
union. These employee relations issues at ect the organizational system and
consequently determine the nature and extent of TQM implementation. And,
with the technological growth (in terms of computerization, networking, etc.)
gripping the service sector, and the known aversions and apprehensions of the
unions towards such advancements, it could be concluded that union attitudes
play a critical role in any quality improvement et ort
10. Social responsibility The concept of corporate citizenship should come to the fore if an
organization has to be successful and progress towards achieving business
excellence. No doubt, a business or industrial enterprise exists to make
proR ts. This can be achieved by fulR lling its mission. At the same time, an
organization must also grow and have a good image, i.e. it should meet its
social and community obligations. At the end of the day, it is not just the
proR t or revenue that counts for an organization, but an indomitable belief in
corporate responsibility to its society becomes indispensable. With the entire
world undergoing an upheavalD a quality revolutionD it is this attitude that
will certainly give an organization a competitive edge in the long run over
many others who vie for greater honours in terms of proR ts, return on
investments (ROI), market share, etc. completely ignoring the fact that they
are accountable to the society in which they thrive upon. This subtle, but
none the less powerful dimension sends strong signals towards improving
354 G. S. SURESHCHANDAR ET AL.
Table 1. Continued
Sl.
No. Critical dimensions Explanation of the critical dimensions
the organizationfs image and goodwill, and consequently et ecting the
customersf overall satisfaction with the services and their loyalty to the
organization
11. Servicescapes The tangible facets of the service facility, i.e. the man-made physical
environment (such as equipment, machinery, signage and employee
appearanceD the `servicescapef ), strongly inP uence both employees and
customers in physiological, psychological, emotional, sociological and
cognitive ways, particularly as the core service becomes more intangible
12. Service culture In service organizations the boundary separating the customers and employees
is very frail and pervious, with the result that the physical and psychological
propinquity between them is so intense that only a R rmfs culture that stresses
service quality throughout the organization could establish the seamlessness in
the service delivery. Service culture is actually the extent to which the
employees at all levels realize that the real purpose of their existence is `service
to customersf . While customer focus is seen as a goal of the TQS movement,
service culture is an organizational strategy that motivates the employees to
have a service orientation in whatever they do. An organization characterized
by such a service orientation is more likely to ot er a reliable, responsive,
empathetic service to customers and provide them with assurance in
conveying trust and conR dence that will result in improved quality in service
delivery, which, in turn, will lead to higher perceived service quality from the
customerfs point of view. A strong internal culture helps an organization to
et ect and sustain an organizational change that will make the TQS approach
more et ective
the various functions executed by these dimensions are portrayed by means of a descriptive
model as shown in Fig. 1. A discussion on the proposed model is presented below.
Top management commitment acts as a driver for the TQS movement. This commitment
coupled with a visionary leadership drives the organizational system consisting of such
subsystems as the HRM, customer focus, technical system, information and communication
system, tangibles and corporate responsibility. The industrial relations issues are represented
by union intervention and the standard of comparison by benchmarking. The advent of
technology in serving customers is quite intense and is on the rise. But, in general, most
service organizations serve customers mostly through their employees, who form the interface
between customers and service organizations. Therefore, customer focus and employee
satisfaction are treated as the two goals of the TQS approach.
The dimensions that have been discussed are all vital components for quality improvement,
but when used in isolation or on an ad hoc basis do not constitute TQS. TQS will be
fruitful only to the extent to which the various dimensions synergically operate in an
environment of continuous improvement. Akin to continuous improvement is the fact that
TQM should be viewed from a long-range perspective, i.e. it requires a clear understanding
that the process will take time, money and determination before its beneR ts become clear.
To encapsulate, TQS is not an outcome of one or two management approaches, but
rather a miscellany of carefully devised strategies derived from several disciplines (e.g.
personnel /HRM, organizational behaviour, psychology, operations management, marketing,
economics, systems thinking, etc.). The arrows in the model are all double headed to imply
that TQS is an approach that should be adopted as a whole rather than piecemeal. Moreover,
in service organizations, the subtle, implicit and behavioural aspects such as service culture,
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 355
Table 2. Topology of the quality management literature accentuating the criticality of the various dimensions in
manufacturing and service environments
Sl.
No. Critical dimensions Manufacturing Services
1. Top management Dale and Duncalf (1984); Garvin Zeithaml et al. (1990); Norman
commitment and (1986); Deming (1986); Saraph et al. (1991); Rust and Oliver (1994);
visionary leadership (1989); Ferdows and Demeyer (1990); Edvardsson et al. (1994); Milakovich
Kanji and Asher (1993, 1999); (1995); Schneider and Bowen (1995)
Anderson et al. (1994); Smith (1995);
Ahire et al. (1996); Flynn et al. (1994,
1995); Samson and Terziovski (1999);
Joseph et al. (1999)
2. Human resource Weiss (1984); Pfau (1989); Everett Sasser (1976); Lovelock (1981);
management and Sohal (1991); Chevalier (1991); Bowen (1986); Bowen and Schneider
Sewell and Wilkinson (1992); Kanji (1988); Zemke and Schaaf (1989);
and Asher (1993, 1999); Flynn et al. Norman (1991); Schneider and
(1994); Ahire et al. (1996a, b); Joseph Bowen (1992, 1993, 1995);
et al. (1999); Samson and Terziovski Schneider et al. (1994)
(1999)
3. Technical system Mizuno (1988); Taguchi (1979); Juran Neslin (1983); Gummesson (1987);
(1981a, b); Ishikawa (1985); Hauser Chapman and Jackson (1987);
and Clausing (1988); Saraph et al. Hauser and Clausing (1988);
(1989); Akao (1990); Ziemke and Zeithaml et al. (1990); Sasser and
Spann (1991); Feigenbaum (1993); Fulmer (1990); Zemke and Schaaf
Flynn et al. (1994); Smith (1995); (1990); Edvardsson et al. (1994);
Ahire et al. (1996); Joseph et al. Schneider and Bowen (1995);
(1999); Samson and Terziovski (1999) Milakovich (1995)
4. Information and Pfau (1989); Shepetuk (1991); Flynn Spenley (1994); Berkley and Gupta
analysis system et al. (1994); Black and Porter (1996); (1994, 1995); Schneider and Bowen
Ahire et al. (1996); Malcolm Baldrige (1995); Flynn et al. (1995); Malcolm
National Quality Award Guidelines Baldrige National Quality Award
(1998); Joseph et al. (1999); Samson Guidelines (1998)
and Terziovski (1999)
5. Benchmarking Zairi and Leonard (1994); Hutton and Edvardsson et al. (1994); Smith
Zairi (1995); Smith (1995); Ahire (1995); Milakovich (1995)
et al. (1996a)
6. Continuous Crosby (1979); Deming (1986); Kanji Deming (1986); Jeanes (1990);
improvement and Asher (1993, 1999); Spenley Zemke and Schaaf (1990);
(1994); Smith (1995) Milakovich (1995); Schneider et al.
(1996b)
7. Customer focus Takeuchi and Quelch (1983); Deming Deming (1986); Zemke and Schaaf
(1986); Stalk et al. (1992); Kanji and (1990); Norman (1991); Zeithaml
Asher (1993, 1999); Anderson et al. et al. (1990); Stebbing (1993);
(1994); Flynn et al. (1994); Smith Milakovich (1995); Schneider and
(1995); Black and Porter (1996); Bowen (1995); Shemwell et al.
Ahire et al. (1996a); Samson and (1998)
Terziovski (1999)
8. Employee McGregor (1960); Crosby (1979); Folger and Greenberg (1985);
satisfaction Deming (1986); Cranny et al. (1992); Deming (1986); Schneider and
Smith (1995); Rao et al. (1996) Bowen (1992, 1995); Schneider et al.
(1994)
9. Union intervention Wilkinson et al. (1991, 1992); Geary
(1993); Wilkinson (1994); Rao et al.
(1996); Godfrey et al. (1997)
10. Social responsibility Malcolm Baldrige National Quality Zemke and Schaaf (1990); Malcolm
Award Guidelines (1998) Baldrige National Quality Award
Guidelines (1998)
356 G. S. SURESHCHANDAR ET AL.
Table 2. Continued
Sl.
No. Critical dimensions Manufacturing Services
11. Servicescapes Shostack (1977); Rapoport (1982);
Darley and Gilbert (1985); Bitner
(1986, 1992); Berry and Clark (1986);
Russell and Snodgrass (1987); Baker
(1987); Baker et al. (1988); Schneider
and Bowen (1995)
12. Culture Wheelwright (1981); Saraph et al. Schneider and Bowen (1985, 1995);
(1989); Harber et al. (1993 a, b); Parasuraman et al. (1988); Zemke and
Spenley (1994); Flynn et al. (1995); Schaaf (1990); Bitner et al. (1990);
Black and Porter (1996) Schneider et al. (1994, 1996b)
Figure 1. An integrative framework for total quality service.
HRM and other `soft issuesf play a dominant role, unlike in manufacturing where the
emphasis is on hard issues like superiority in product, process, technology, etc. and, therefore,
R rms trying to imitate successful organizations by adopting cosmetic transformations without
grasping the cultural underpinnings of TQS will face disastrous et ects.
Implications and directions for future research
The TQS dimensions that have been identiR ed and the proposed model (see Fig. 1) provide
a holistic framework for TQS (from the perspective of the management), addressing all the
facets of TQM in service organizations. The model portrays the relationships between the
various TQS dimensions in order to help researches and practitioners better understand the
intricacies of TQM in the service ambience. Based on the identiR ed dimensions and with the
help of an extensive review of the literature on quality management, a measurement
instrument (spanning the 12 dimensions) can be developed in order to measure the level of
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 357
Table 3. SigniR cance of the quality management dimensions in manufacturing and service settings
Function/dimension Manufacturing Service
Impetus Top management commitment Top management commitment
and visionary leadership and visionary leadership
Organizational system
HRM
Recruitment and selection Task-oriented skills, teamwork, Interpersonal relations, teamwork
technical skills and quality values and quality values
Training and education Hard topics: Accounting, Soft topics: communication skills,
engineering, statistics, etc. interpersonal relations, teamwork,
employee behaviour and customer
service
Employee empowerment Supporting infrastructure such as Providing power, information,
required resource and technical rewards and knowledge;
assistance, increasing autonomy protection of employees in times
and responsibility; emphasis on of their inadvertent and
shop-P oor workers unforeseen behaviour during
customer srevice; emphasis on
customer contact personnel
Employment involvement Quality control circles, problem Quality control circles, problem
hit squads, quality improvement hit squads, quality improvement
teams, suggestion schemes, teams, sugesstion schemes,
brainstorming, Gordon technique, brainstorming, Gordon technique,
etc. etc.; greater emphasis on
employee involvement in service
organizations as they run the
service operation, market the
services and are equated with the
service by the customers
Technical system
Design quality management Quality function deployment, Error prevention and zero fault
house of quality,Taguchifs design strategy; gap analysis; critical
of experiments, error prevention incident technique
and zero fault strategy, failuremode
et ect analysis, poke-yoke, etc.
Process management Statistical process control, Systematization, standardization,
statistical quality control, just-in- simpliR cation and streamlining of
time production, cellular the service delivery processes;
manufacturing, six sigma quality, Computerization; networking of
5S approach, seven old and new operations; etc.
tools of quality, etc.
Information system Data related to cost and R nancial Data related to customer
accounting, sales, marketing, satisfaction, service quality and
purchasing, etc. employee satisfaction
Culture Though the importance of culture Seamlessness in service delivery,
is acknowledged even in the moments of truth, critical incident
manufacturing literature, the and recovery
emphasis has been more on
techonology
Tangibles Not applicable Ambient conditions such as
temperature, ventilation, noise,
odour, etc.; signs, symbols,
advertisment boards, pamphlets,
employee appearance and other
artifacts in the organization;
physical layout of premises and
other furnishings
358 G. S. SURESHCHANDAR ET AL.
Table 3. Continued
Function/dimension Manufacturing Service
Social responsibility Environmental management, ISO Corporate citizenshipD to lead as
14000, etc. a corporate citizen by promoting
ethical conduct in everything the
organization does
Industrial relations Role played by the Union in Role played by the Union in
establishing the policies strategies establishing the policies, strategies
and procedures of the and procedures of the
organization; Unionf s inP uence in organization; Unionfs inP uence in
recruitment, selection and career recruitment, selection and career
development programmes, and development programmes, and
the extent of automation the extent of automation; Unionfs
support and co-operation in the
drive for customer focus, quality
conscious culture and continuous
improvement
Benchmarking Product characteristics, processes, Behavioural features such as
cost, strategy, etc. customer satisfaction, employee
satisfaction and service quality
apart from the service product
and processes through which they
are delivered
Goals
Customer focus Though customer satisfaction and Customer delight and loyalty,
employee satisfaction are favourable purchase intentions,
acknowledged as vital elements of repeat business, etc.; customers
TQM, they are not seen as goals are treated as productive human
of a TQM process. The focus is resources, substitutes for
on product quality, elimination of leadership and as organizational
defects, conformance to consultants
speciR cations, requirements,
reliability, durability, R tness for
use, etc.
Employee satisfaction Employee satisfaction and
commitmentD recognition for
small as well as big quality
contributions and achievements,
better behaviour, work values,
ethics, etc.
Ambience Continuous improvement Continuous improvement
TQS implementation in the various service organizations. The instrument can be empirically
validated by collecting data from dit erent practitioners of TQS. The standardization of the
instrument can be carried out by tests of unidimensionality, reliability and construct validity
(including content, convergent, discriminant and criterion-related validities) using a conR rmatory
factor analysis (CFA) approach. As TQS is at an advanced stage of research and in
view of the increasing acceptance of the CFA approach over the exploratory factor analysis
(EFA) approach in both marketing and organizational behaviour literature, it would be more
appropriate to use the CFA approach instead of the EFA approach in validating the TQS
dimensions. The developed instrument can be used et ectively by researchers and practitioners
to measure the level of TQM implementation in various service organizations (e.g. banking
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 359
and non-banking R nancial institutions, insurance, construction, travel, health care, education,
hotels and the local government).
Summary
As R rms aspire to spread their wings in the global market, TQM promises to provide a
potential solution to many of their business-related problems. Though many corporations
throughout the globe have already set out on this never-ending odyssey and many others
have started exploring what is required in order to embark on a TQM journey, the question
of how to start a TQM programme is still shrouded in uncertainty. As decision-makers
become more involved in implementing TQM, questions are raised about which management
practices should be accentuated. This scenario gains even more signiR cance, especially in a
service business where the very concept of quality itself is diy cult to deR ne. In order to
provide answers to all these questions, the present work ot ers a comprehensive model
encompassing the dit erent facets of TQS. The key dimensions of TQM in service organizations
have been identiR ed and their criticality has been emphasized in the light of both the
manufacturing and service quality themes. The roles that each of these dimensions play in
manufacturing and service organizations have also been discussed. Those corporations who
go in search of management mantras for improving the quality of the services delivered by
them can use this approach to project their entry in the competitive business world. The
proposed model can be used as a basis by other researchers for a further realization of TQS
and its quintessential components.
Acknowledgement
The authors thank the anonymous reviewers for their valuable comments and suggestions in
improving the earlier version of this paper.
References
Adam, E.E., Jr (1994) Alternative quality improvement practices and organization performance, Journal of
Operations Management, 12, pp. 27} 44.
Ahire, L.S. (1996) TQM age versus quality: an empirical investigation, Production and Inventory Management
Journal, First Quarter, pp. 18} 23.
Ahire, L.S. & Golhar, D.Y. (1996) Quality management in large vs small R rms, Journal of Small Business
Management, April, pp. 1} 13.
Ahire, L.S., Golhar, D.Y. & Waller, M.A. (1996a) Development and validation of TQM implementation
constructs, Decision Sciences, 27, pp. 23} 56.
Ahire, L.S., Waller, M.A. & Golhar, D.Y. (1996b) Quality management in TQM versus non-TQM R rms:
an empirical investigation, International Journal of Quality and Reliability Management, 13, pp. 8} 27.
Akao, Y. (Ed.). (1990) Quality Function Deployment (Cambridge, MA, Productivity Press).
Anderson, J.C., Rungtusanatham, M. & Schroeder, A. (1994) Theory of quality management underlying
the Deming management method, Academy of Management Review, 19, pp. 472} 509.
Baker, J. (1987) The role of the environment in marketing services: the consumer perspective. In: J.A.
Czepiel, C.A. Congram & J. Shanahan (Eds) The Service Challenge: Integrating for Competitive Advantage
(ChicagoAmerican, Marketing Association), pp. 79} 84.
Baker, J., Berry, L.L. & Parasuraman, A. (1988) The marketing impact of branch facility design, Journal of
Retail Banking, 10, pp. 33} 42.
Becker, F.D. (1981) Workspace (New York, Praeger).
Berkley, B.J. & Gupta, A. (1994) Improving service quality with information technology, International Journal
of Information Management, 14, pp. 109} 121.
360 G. S. SURESHCHANDAR ET AL.
Berkley, B.J. & Gupta, A. (1995) Identifying the information requirements to deliver quality service,
International Journal of Service Industry Management, 6, pp. 16} 35.
Berry, L.L. & Clark, T. (1986) Four ways to make services more tangible, Business, Oct.} Dec., pp. 53} 54.
Bitner, M.J. (1986) Consumer responses to the physical environment in service settings. In: M. Venkatesan,
D.M. Schmalensee & C. Marshall (Eds) Creativity in Services Marketing (Chicago, American Marketing
Association), pp. 89} 93.
Bitner, M.J. (1992) Servicescapes: the impact of physical surroundings on customers and employees, Journal
of Marketing, 56, pp. 57} 71.
Bitner, M.J., Booms, B.H. & Tetreault, M.S. (1990) The service encounter: diagnosing favourable and
unfavourable incidents, Journal of Marketing, 54, pp. 71} 84.
Bitner, M.J., Faranda, W.T., Hubbert, A.R. & Zeithaml, V.A. (1997) Customer contributions and roles in
service delivery, International Journal of Service Industry Management, 8, pp. 193} 205.
Black, A.S. & Porter, L.J. (1996) IdentiR cation of the critical factors of TQM, Decision Sciences, 27, pp. 1} 22.
Black, S. & Porter, L.J. (1995) An empirical model for total quality management, Total Quality Management,
6, pp. 149} 164.
Booms, B.H. & Bitner, M.J. (1982) Marketing services by managing the environment, Cornell Hotel and
Restaurant Administration Quarterly, 23, pp. 35} 39.
Boshoff, C. (1997) An experimental study of service recovery options, International Journal of Service Industry
Management, 8, pp. 110} 130.
Boulding, W., Kalra, A., Staelin, R. & Zeithaml, V.A. (1993) A dynamic process model of service quality:
from expectations to behavioural intentions, Journal of Marketing Research, 30, pp. 7} 27.
Bowen, D.E. (1986) Managing customers as human resources in service organizations, Human Resources
Management, 25, pp. 371} 384.
Bowen, D.E. & Schneider, B. (1988) Services marketing and management: implications for organizational
behaviour, Research in Organizational Behaviour, 10, pp. 43} 80.
Buttle, F. (1996) SERVQUAL: review, critique, research agenda, European Journal ofMarketing, 30, pp. 8} 32.
Chandon, J.L., Leo, P.Y. & Philippe, J. (1997) Service encounter dimensionsD a dyadic perspective:
Measuring the dimensions of service encounters as perceived by customers and personnel, International
Journal of Service Industry Management, 8, pp. 65} 86.
Chapman, R.G. & Jackson, R. (1987) College choice of academically able students: the inP uence of no-need
R nancial aid and other factors, Research Monograph No. 10, College Entrance Examination Board,
New York.
Chevalier, F. (1991) From quality circles to total quality, International Journal of Quality and Reliability
Management, 8, pp. 9} 24.
Cranny, C.J., Smith, P.C. & Stone, E.F. (1992) Job Satisfaction: How People Feel About their Jobs and How it
At ects their Performance (New York, Lexington Books).
Cronin, J.J. & Taylor, S.A. (1992) Measuring service quality: a re-examination and extension, Journal of
Marketing, 56, pp. 55} 68.
Crosby, B.P. (1979) Quality is Free (New York, McGraw-Hill).
Crosby, L.A. & Stephens, N. (1987) Et ects of relationship marketing on satisfaction, retention, and prices
in the life insurance industry, Journal of Marketing Research, 24, pp. 404} 411.
Dale, B.G. & Duncalf, A.J. (1984) Quality related decision making: a study in six British companies,
International Journal of Operations and Production Management, 5, pp. 15} 25.
Danaher, P.J. & Rust, R.T. (1996) Indirect R nancial beneR ts from service quality, Quality Management
Journal, 3, pp. 63} 85.
Darley, J.M. & Gilbert, D.T. (1985) Social psychological aspects of environmental psychology. In:
L. Gardner & A. Elliot (Eds) Hand Book of Social Psychology (New York, Random House), pp. 949} 991.
Davis, T.R.V. (1984) The inP uence of the physical environment in oy ces, Academy of Management Review, 9,
pp. 271} 283.
Deming, W.E. (1986) Out of the Crisis (Cambridge, MA, MIT Centre for advanced Engineering).
Edvardsson, B., Thomasson, B. & Ovretveit, J. (1994) Quality of ServiceD Making it Really Work (Maidenhead,
McGraw-Hill Book Company Europe).
Everett, R.J. & Sohal, A.S. (1991) Individual involvement and intervention in quality improvement
programmes: using the adon systems, International Journal of Quality and Reliability Management, 8,
pp. 21} 34.
Feigenbaum, A.V. (1993) Total Quality Control, 3rd Edn (New York, McGraw-Hill).
Ferdows, K. & Demeyer, A. (1990) Lasting improvements in manufacturing performance: in search of a new
theory, Journal of Operations Management, 9, pp. 168} 183.
Flynn, B.B., Schroeder, R.G. & Sakakibara, S. (1994) A framework for quality management research and
an associated measurement instrument, Journal of Operations Management, 11, pp. 339} 366.
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 361
Flynn, B.B., Schroeder, R.G. & Sakakibara, S. (1995) The impact of quality management practices on
performance and competitive advantage, Decision Sciences, 26, pp. 659} 691.
Folger, R. & Greenberg, J. (1985) Procedural justice: an interpretive analysis of personnel systems. In: K.M.
Rowland & G.R. Ferris (Eds) Research in Personnel and Human ResourcesManagement, Vol. 3 (Greenwich,
CT, JAI Press), pp. 14} 83.
Garvin, D.A. (1986) Quality problems, policies and attitudes in the United States and Japan: an exploratory
study, Academy of Management Journal, 29, pp. 653} 673.
Geary, J.F. (1993) Total quality management: a new form of labour management in Great Britain? In:
M. Ambrosini & L. Saba (Eds) Participation and Involvement in Great Britain (Milan, Franco Angeli).
Godfrey, G., Dale, B., Marchington, M. & Wilkinson, A. (1997) Control: a contested concept in TQM
research, International Journal of Operations and Production Management, 17, pp. 558} 573.
Gronroos, C. (1978) A service-oriented approach to marketing of service, European Journal of Marketing, 12,
pp. 588} 601.
Gronroos, C. (1982) Strategic Management and Marketing in the Service Sector (Helsingfors, Swedish School
of Economics and Business Administration).
Gronroos, C. (1983) Strategic Management and Marketing in the Service Sector (Boston, MA, Marketing
Science Institute).
Gronroos, C. (1984) A service quality model and its marketing implications, European Journal of Marketing,
18, pp. 36} 44.
Gronroos, C. (1990) Service Management and Marketing:Managing the Moments of Truth in Service Competition
(Lexington, MA, Lexington Books).
Gronroos, C. (1993) Toward a third phase in service quality research: challenges and future directions. In:
T.A. Swartz, D.E. Bowen & S.W. Brown (Eds) Advances in Services Marketing and Management, Vol. 2
(Greenwich, CT, JAI Press), pp. 49} 64.
Gummesson, E. (1987) QualityD The Ericsson Approach (Stockholm, Ericsson).
Hallowell, R. (1996) The relationships of customer satisfaction, customer loyalty and proR tability: an
empirical study, International Journal of Service Industry Management, 7, pp. 27} 42.
Harber, D., Burgess, K. & Barclay, D. (1993a) Total quality management as a cultural intervention: an
integrative review, International Journal of Quality and Reliability Management, 10, pp. 17} 27.
Harber, D., Burgess, K. & Barclay, D. (1993b) Total quality management as a cultural intervention: an
empirical study, International Journal of Quality and Reliability Management, 10, pp. 28} 46.
Hauser, J.R. & Claussing, G.I. (1988) The house of quality, Harvard Business Review, 66, pp. 63} 73.
Hutton, R. & Zairi, M. (1995) Et ective benchmarking through a prioritization methodology, Total Quality
Management, 6, pp. 399} 411.
Ishikawa, K. (1985) What is Total Quality Control? The Japanese Way (Englewood Clit s, NJ, Prentice Hall).
Jeanes, C. (1990) What is TQM (and what it is not). In: J.S. Oakland (Ed.) Proceedings of the 3rd International
Conference on Total Quality Management (Oxford, Cotswold Press), pp. 3} 6.
Joseph, I.N., Rajendran, C. & Kamalanabhan, T.J. (1999) An instrument for measuring total quality
management implementation in manufacturing-based business units in India, Internal Journal of Production
Research, 37, pp. 2201} 2215.
Juran, J.M. (1981a) Product quality: a prescription for the west (Part I), Management Review, 70, pp. 8} 14.
Juran, J.M. (1981b) Product quality: a prescription for the west (Part II), Management Review, 70, pp. 57} 61.
Kanji, G.K. & Asher, M. (1993) Total Quality Management Process: A Systematic Approach (Oxford, Carfax).
Kanji, G.K. & Asher, M. (1999) 100 Methods For Total Quality Management (New Delhi, Sage Publications).
Keaveney, S.M. (1995) Customer switching behaviour in service industries: an exploratory study, Journal of
Marketing, 59, pp. 71} 82.
Kelley, S.W., Hoffman, K.D. & Davis, M.A. (1993) A typology of retail failures and recoveries, Journal of
Retailing, 69, pp. 429} 452.
Kellogg, D.L., Youngdahl, W.E. & Bowen, D.E. (1997) On the relationship between customer participation
and satisfaction: two frameworks, International Journal of Service Industry Management, 8, pp. 206} 219.
Kotler, P. (1973) Atmospherics as a marketing tool, Journal of Retailing, 49, pp. 48} 64.
Lovelock, C.H. (1981) Why marketing management needs to be dit erent for services. In: J.H. Donnelly &
W.R. George (Eds) Marketing of Services (Chicago, American Marketing Association).
Madhu, C.N., Kuei, C.H. & Jacob, R.A. (1996) An empirical assessment of quality dimensions on
organizational performance, International Journal of Production Research, 34, pp. 1943} 1962.
Malcolm Baldrige National Quality Award Guidelines (1998) US Department of Commerce and
Technology Administration, NIST.
McGregor, D. (1960) The Human Side of Enterprise (New York, McGraw-Hill).
Milakovich, E.M. (1995) Improving Service Quality (Delray Beach, FL, St Lucie Press).
362 G. S. SURESHCHANDAR ET AL.
Mizuno, S. (1988),Management for Quality Improvement: The Seven New QC Tools (Cambridge, MA, Productivity
Press).
Nelson, E., Rust, R.T., Zahorik, A.J., Rose, R.L. & Siemanski, B.A. (1992) Do patient perceptions of
quality relate to hospital R nancial performance?, Journal of Health Care Marketing, 3, pp. 1} 13.
Neslin, S.A. (1983) Designing new outpatient health services: linking service features to subjective.
Norman, R. (1991) Service Management (West Sussex, John Wiley & Sons).
Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L.L. (1985) A conceptual model of service quality and its
implications for future research, Journal of Marketing, 49, pp. 41} 50.
Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L.L. (1988) SERVQUAL: a multiple-item scale for measuring
consumer perceptions of service quality, Journal of Retailing, Spring, pp. 12} 40.
Pfau, L.D. (1989) Total quality management gives companies a way to enhance position in global marketplace,
Industrial Engineering, April, pp. 17} 21.
Powell, C.T. (1995) Total quality management as competitive advantage: a review and empirical study,
Strategic Management Journal, 16, pp. 15} 37.
Price, L.L., Arnould, E.J. & Tierney, P. (1995) Going to extremes: managing service encounters and
assessing provider performance, Journal of Marketing, 59, pp. 83} 97.
Rao, A., Carr, L.P., Dambolem, I., Kopp, R.J., Martin, J., Rafii, F. & Schlesinger, P.F. (1996), Total
Quality Management : A cross functional perspective (New York, John Wiley and Sons).
Rapoport, A. (1982) The Meaning of the Built environment (Beverly Hills, CA, Sage Publications).
Roest, H. & Pieters, R. (1997) The nomological net of perceived service quality, International Journal of
Service Industry Management, 8, pp. 336} 351.
Roland, T.R., Zahorik, A.J. & Keiningham, T.L. (1995) Return on quality (ROQ): making service quality
R nancially accountable, Journal of Marketing, April, pp. 58} 70.
Rosen, D.E. & Suprenant, C. (1998) Evaluating relationships: Are satisfaction and quality enough?, International
Journal of Service Industry Management, 9, pp. 103} 125.
Ross, J. (1993) Total Quality Management: Text, Cases & Readings (Delray Beach, FL, St Lucie Press).
Russell, J.A. & Snodgrass, J. (1987) Emotion and the environment. In: D. Stokols & I. Altman (Eds)
Handbook of Environmental Psychology, Vol. 1 (New York, John Wiley and Sons), pp. 245} 281.
Rust, R.T., Keiningham, T.L., Clemens, S. & Zahorik, A.J. (1999) Return on quality at Chase Manhattan
Bank, Interfaces, March} April, pp. 62} 72.
Rust, R.T. & Oliver, R.L. (1994) Service quality: insights and managerial implications from the frontier. In:
R.T. Rust & R.L. Oliver (Eds) Service Quality: New Directions in Theory and Practice (London, Sage
Publications), pp. 1} 20.
Rust, R.T. & Zahorik, A.J. (1993) Customer satisfaction, customer retention and market share, Journal of
Retailing, 69, pp. 193} 215.
Rust, R.T., Zahorik, A.J. & Keiningham, T.L. (1994) Return on Quality (ROQ): Measuring the Financial
Impacts of your Companyfs Quest for Quality (llinois, Richard D. Irwin).
Rust, R.T., Zahorik, A.J. & Keiningham, T.L. (1995) Return on quality (ROQ): making service quality
R nancially accountable, Journal of Marketing, 59, 58} 70.
Samson, D. & Terziovski, M. (1999) The relationship between total quality management practices and
operational performance, Journal of Operations Management, 17, pp. 393} 409.
Saraph, J.V., Benson, P.G. & Schroeder, R.G. (1989) An instrument for measuring the critical factors of
quality management, Decision Sciences, 20, pp. 810} 829.
Sasser, E. (1976) Match supply and demand in service industries, Harvard Business Review, 56, pp. 133} 148.
Sasser, E. & Fulmer,W.E. (1990) Creating personalized service delivery systems. In: D.E. Bowen, R.B. Chase
& T.G. Cummings (Eds) Service Management Et ectiveness, pp. 213} 233.
Schneider, B., Ashworth, S.D., Higgs, A.C. & Carr, L. (1996a) Design, validity, and use of strategically
focused employee attitude surveys, Personnel Psychology, 49, pp. 695} 705.
Schneider, B. & Bowen, D.E. (1992) Personnel /human resources management in the service sector, Research
in Personnel and Human Resource Management, 10, pp. 1} 30.
Schneider, B. & Bowen, D.E. (1993) The service organization: human resources management is crucial,
Organizational Dynamics, 21, pp. 39} 52.
Schneider, B. & Bowen, D.E. (1995)Winning the Service Game (Boston, MA, Harvard Business School Press).
Schneider, B., Brief, A.P. & Guzzo, R.A. (1996b) Creating a climate and culture for sustainable organizational
change, Organizational Dynamics.
Schneider, B., Gunnarson, S.K. & Niles-Jolly, K. (1994) Creating the climate and culture of success,
Organizational Dynamics.
Sewell, G. & Wilkinson, B. (1992) Empowerment or emasculations? ShopP oor surveillance in a total quality
organization. In: P. Blyton & P. Turnbull (Eds) Reassessing Human Resource Management (London,
Sage), pp. 97} 115.
A CONCEPTUAL MODEL FOR TQM 363
Shemwell, D.J., Yavas, U. & Bilgin, Z. (1998) Customer} service provider relationships: an empirical test of
a model of service quality, satisfaction and relationship oriented outcome, International Journal of Service
Industry Management, 9, pp. 155} 168.
Shepetuk, A.J. (1991) Is your product development process a tortoise or an hare?, Management Review, 80,
pp. 25} 27.
Shewart, W. A. (1931) Economic Control of Quality of Manufactured Product (New York, Van Nostrand).
Shostack, G.L. (1977) Banks sell servicesD not things, Bankers Magazine, 32, pp. 40} 45.
Silvestro, R. (1997) The manufacturing TQM and service quality literatures: synergistic or conP icting
paradigms?, International Journal of Quality and Reliability Management, 15, pp. 303} 328.
Smith, S. (1995) The Quality Revolution (Bombay, Jaico Publishing House).
Spenley, P. (Ed.) (1994) Total Quality ManagementD A Peratec Executive BrieR ng (London, Chapman & Hall).
Stalk, G., Evans, P. & Schulman, L.E. (1992) Competing on capabilities: the new rules of corporate strategy,
Harvard Business Review, 70, pp. 57} 69.
Stauss, B. & Neuhaus, P. (1997) The qualitative satisfaction model, International Journal of Service Industry
Management, 8, pp. 236} 249.
Steele, F. (1986) Making and managing high-quality workplaces (New York, Teachers College Press).
Sundstrom, E. & Altman, I. (1989) Physical environments and work-group et ectiveness, Research in
Organizational Behaviour, 11, pp. 175} 209.
Taguchi, G. (1979), Introduction to ot -line quality control, Japanese standards association, Tokyo.
Taguchi, G. (1986) Introduction to Quality Engineering, Designing Quality into Products and Processes (New York,
Unipub).
Takeuchi, H. & Quelch, J.A. (1983) Quality is more than making a good product, Harvard Business Review,
61, pp. 139} 145.
Taylor, F.W. (1911) The Principles of ScientiR c Management (New York, Harper & Brothers).
Terziovski, M. & Samson, D. (1999) The link between total quality management practice and organizational
performance, Internal Journal of Quality and Reliability Management, 16, pp. 226} 237.
Upah, G.D. & Fulton, J.M. (1985) Situation creation in services marketing. In: J. Czepiel, M. Solomon &
C. Suprenant (Eds) The Service Encounter (Lexington, MA, Lexington Books), pp. 255} 264.
Waller, M.A. & Ahire, S. (1996)Management perception of the link between product quality and customersf
view of product quality, International Journal of Operations and Production Management, 16, pp. 23} 33.
Weiss, A. (1984) Simple truths of Japanese manufacturing, Harvard Business Review, 62, pp. 119} 125.
Wheelwright, S.C. (1981) JapanD where operations are really strategic, Harvard Business Review, 59,
pp. 64} 67.
Wilkinson, A. (1994)Managing human resources for quality. In: B. Dale (Ed.) Managing Quality (Englewood
Clit s, NJ, Prentice-Hall), pp. 273} 291.
Wilkinson, A., Allen, P. & Snape, E. (1991) TQM and the management of labour, Employee Relations, 13,
pp. 24} 31.
Wilkinson, A., Marchington, M., Goodman, J. & Ackers, P. (1992) Total quality management and
employee involvement, Human Resource Management Journal, 2, pp. 1} 20.
Wineman, J.D. (1986) Behavioural Issues in Oy ce Design (New York, Van Nostrand Reinhold).
Zairi, M. & Leonard, P. (1994) Practical Benchmarking: The Complete Guide (London, Chapman and Hall).
Zeithaml, V.A., Berry, L.L. & Parasuraman, A. (1996) The behavioural consequences of service quality,
Journal of Marketing, April, pp. 31} 46.
Zeithaml, V.A., Parasuraman, A. & Berry, L.L. (1985) Problems and strategies in services marketing,
Journal of Marketing, 49, pp. 33} 46.
Zeithaml, V.A., Parasuraman, A. & Berry, L.L. (1990) Delivering Quality Service: Balancing Customer
Perceptions and Expectations (New York, Free Press).
Zemke, R. & Schaaf, D. (1990) The Service Edge (New York, Penguin Books).
Zemke, R., & Schaaf, D. (1989) The Service Edge: 101 Companies that ProR t from Customer Care (New York,
New American Library).
Ziemke, M.C. & Spann, M.S. (1991) Warning: donf t be half-hearted in your et orts to employ concurrent
engineering, Industrial Engineering, February, pp. 45} 59.

Techz.vn đánh giá Khoa Marketing, UFM