LÝ THUYẾT CHI PHÍ GIAO DỊCH: ÁP DỤNG VÀO NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THEO HỢP ĐỒNG VÀ SỰ LIÊN KẾT DỌC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN
TS. Bảo Trung
Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics) của doanh nghiệp được Ronald Harry Coase đưa ra lần đầu tiên trong bài báo với nhan đề “Bản chất của Hãng (Nature of Firms)” vào năm 1937 và được O.E. Williamson cùng những người khác tiếp tục phát triển cho đến nay. Mục đích chính của lý thuyết là giải thích mức độ hội nhập hàng dọc tối ưu; nghĩa là giải thích lý do tại sao một số hoạt động được đưa vào trong nội bộ doanh nghiệp và tại sao một số hoạt động được để lại bên ngoài thị trường. Yếu tố phân biệt là mức chi phí giao dịch.
Khi chi phí giao dịch thấp, các bên có thể soạn thảo văn bản hợp đồng về những tình huống phát sinh để bảo vệ kết cấu chặt chẽ của các giao dịch của họ. Vì thế, các giao dịch có thể được giao cho thị trường, và thị trường sẽ cung ứng cho các bên những động cơ mạnh mẽ, không bằng nhau, khuyến khích hành vi tối đa hoá sự hợp tác. Ngoài ra, các bên có thể dựa vào thông tin thị trường để ước lượng giá trị tài sản và chi phí cơ hội. Trước tình trạng thông tin cân xứng đối với các bên, tiềm tăng xảy ra chủ nghĩa cơ hội sẽ giảm xuống và tính đáng tin cậy của sự cưỡng chế thi hành của bên thứ ba (tòa án) sẽ tăng lên (nếu điều đó tỏ ra là cần thiết).
Khi chi phí giao dịch cao, các mối quan hệ được đưa vào bên trong doanh nghiệp, ở đó các mối quan hệ này được quản lý bằng cơ cấu quản trị theo tôn ti thứ bậc trong nội bộ doanh nghiệp. Nhìn từ góc độ lý thuyết chi phí giao dịch, quyết định đưa các mối quan hệ vào bên trong doanh nghiệp chỉ là quyết định chọn lựa cơ cấu quản trị trong nội bộ công ty hơn là cơ cấu quản lý của thị trường. Giao dịch có chi phí cao là những giao dịch liên quan đến những tài sản có tính chuyên biệt cao (Asset Specificity); giao dịch thường xuyên trong một thời gian kéo dài; sự phát triển công việc theo thời gian; và sản lượng kết hợp giữa nhiều bên tham gia. Tính chất chuyên biệt của tài sản là đặc điểm trọng tâm vì nó thường xác định cường độ của những yếu tố khác. Trong một chừng mực đáng kể, khả năng phát đạt của doanh nghiệp trong các thị trường cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất của những tài sản chuyên biệt của doanh nghiệp. Vì những công ty khác có thể tái sản xuất những tài sản tổng quát (General Asset), họ không thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững. Hệ quả là tài sản càng có tính chuyên biệt đối với một giao dịch cụ thể, khả năng giao dịch đó được mang vào bên trong doanh nghiệp càng lớn.
Trọng tâm của phương pháp chi phí giao dịch là việc sử dụng hệ thống tôn ti thứ bậc trong công ty như một cơ cấu tổ chức để chỉ đạo hoạt động chung của những thành phần khác nhau được mang vào bên trong doanh nghiệp, trong đó có người lao động. Hệ thống tôn ti thứ bậc chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp bằng những qui tắc và tiêu chuẩn tự cưỡng chế. Chính công cụ này sẽ thay thế cho thị trường để làm cơ chế tổ chức giao dịch.
Lý thuyết chi phí giao dịch đặc biệt liên quan đến phân tích thị trường nông sản ở các nước đang phát triển và sự thay đổi khu vực nông nghiệp nói chung. Khi khu vực nông nghiệp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì nhiều quy định bị bãi bỏ, do đó chí phí giao dịch trở thành một công cụ quyết định. Điều này có nghĩa là lý thuyết chi phí giao dịch được xem là hữu ích trong phân tích chính sách nông nghiệp. Trong bối cảnh đòi hỏi sự phối hợp lớn hơn, vai trò của chi phí giao dịch, niềm tin và mối quan hệ, hợp đồng chính thức và phi chính thức, liên kết dọc, sự bất đối xứng về thông tin và liên minh chiến lược trở nên quan trọng. Vấn đề đặt ra làm thế nào nông dân sản xuất nhỏ tiếp cận tham gia vào thị trường xuất khẩu. Ơ đây chúng ta cần hiểu vai trò của hợp đồng và nó được bắt đầu như thế nào. Khung lý thuyết chi phí giao dịch có thể đóng góp trong việc giải thích sự lựa chọn hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp.
Sản xuất theo hợp đồng (Contract farming) và liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông dân (Vertical Coordination) được xem như là cầu nối giữa nông dân sản xuất nhỏ với thị trường ở nước ta hiện nay. Hợp đồng sản xuất được ký kết giữa doanh nghiệp với nông dân với một mức giá xác định. Hai bên thỏa thuận một mức giá cố định trước khi tiến hành sản xuất. Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về công nghệ, dịch vụ khuyến nông và một số yếu tố đầu vào cho sản xuất. Liên kết dọc là sự liên kết toàn bộ quá trình từ cung cấp nguyên liệu đến sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường. Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược liên kết dọc sẽ tìm cách tự sản xuất lấy các nguồn lực đầu vào hoặc lo liệu các đầu ra của mình. Tùy theo chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ quyết định mức độ liên kết với nông dân. Sản xuất theo hợp đồng và liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ giảm được rủi ro về thị trường và sản xuất. Doanh nghiệp sẽ đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất, chế biến tiêu thụ; nông dân có thể tiêu thụ được sản phẩm. Tuy nhiên, chương trình sản xuất theo hợp đồng thường bị thất bại do nhiều lý do như hợp đồng không được thực hiện, quyền lực thương lượng không công bằng giữa nông dân và doanh nghiệp và hành vi độc quyền của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp ký kết tiêu thụ sản phẩm với nhiều nông dân sản xuất nhỏ thì chi phí cho việc ký kết hợp đồng này tương đối cao. Bên cạnh đó, nhận thức của nông dân còn yếu trong việc đáp ứng những yêu cầu về chất lượng hoặc an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này sẽ dẫn đến xu thế là các doanh nghiệp không muốn ký hợp đồng với nông dân sản xuất nhỏ, lúc này người nông dân sản xuất nhỏ bị loại khỏi chương trình sản xuất theo hợp đồng. Trong khi đó, đây là lực lượng chủ yếu trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay.
Việc nghiên cứu lý thuyết chi phí giao dịch và thực tiễn sản xuất theo hợp đồng và liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ cung cấp một nền tảng cơ bản để đánh giá việc sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân ở nước ta hiện nay. Sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp không phải là công cụ giải quyết được việc tiêu thụ tất cả các sản phẩm nông nghiệp. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại sản phẩm khác nhau và tùy theo từng vùng khác nhau sẽ tác động đến sự thất bại hay thành công của chương trình sản xuất theo hợp đồng. Việc vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch rất hữu ích cho phân tích mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp, khi những quyết định về mức độ hội nhập dọc và tiêu chuẩn hợp đồng có liên quan có thể ảnh hưởng đến trạng thái và hiệu quả tài chính của cả hai bên. Trong phạm vi sản xuất theo hợp đồng, lý thuyết chi phí giao dịch có thể sử dụng phân tích và giải quyết các vấn đề khó khăn có thể thúc ép hoặc dẫn đến phá vỡ mối quan hệ hợp đồng. Việc nghiên cứu vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch giúp cho chúng ta xác định được những ngành hàng nào chi phí giao dịch thấp và ngành hàng nào có chi phí giao dịch cao. Từ đó, chúng ta có thể đề xuất những chính sách khuyến khích sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân phù hợp.
Tóm lại, việc vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch vào nghiên cứu thực tiễn sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách đề xuất những chính sách khuyến khích sản xuất theo hợp đồng và chính sách khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân phù hợp với từng ngành hàng và từng vùng khác nhau vì chi phí giao dịch của từng ngành hàng và từng vùng sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa là khó có chính sách khuyến khích chung cho việc sản xuất theo hợp đồng và liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.
TS. Bảo Trung
Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction Cost Economics) của doanh nghiệp được Ronald Harry Coase đưa ra lần đầu tiên trong bài báo với nhan đề “Bản chất của Hãng (Nature of Firms)” vào năm 1937 và được O.E. Williamson cùng những người khác tiếp tục phát triển cho đến nay. Mục đích chính của lý thuyết là giải thích mức độ hội nhập hàng dọc tối ưu; nghĩa là giải thích lý do tại sao một số hoạt động được đưa vào trong nội bộ doanh nghiệp và tại sao một số hoạt động được để lại bên ngoài thị trường. Yếu tố phân biệt là mức chi phí giao dịch.
Khi chi phí giao dịch thấp, các bên có thể soạn thảo văn bản hợp đồng về những tình huống phát sinh để bảo vệ kết cấu chặt chẽ của các giao dịch của họ. Vì thế, các giao dịch có thể được giao cho thị trường, và thị trường sẽ cung ứng cho các bên những động cơ mạnh mẽ, không bằng nhau, khuyến khích hành vi tối đa hoá sự hợp tác. Ngoài ra, các bên có thể dựa vào thông tin thị trường để ước lượng giá trị tài sản và chi phí cơ hội. Trước tình trạng thông tin cân xứng đối với các bên, tiềm tăng xảy ra chủ nghĩa cơ hội sẽ giảm xuống và tính đáng tin cậy của sự cưỡng chế thi hành của bên thứ ba (tòa án) sẽ tăng lên (nếu điều đó tỏ ra là cần thiết).
Khi chi phí giao dịch cao, các mối quan hệ được đưa vào bên trong doanh nghiệp, ở đó các mối quan hệ này được quản lý bằng cơ cấu quản trị theo tôn ti thứ bậc trong nội bộ doanh nghiệp. Nhìn từ góc độ lý thuyết chi phí giao dịch, quyết định đưa các mối quan hệ vào bên trong doanh nghiệp chỉ là quyết định chọn lựa cơ cấu quản trị trong nội bộ công ty hơn là cơ cấu quản lý của thị trường. Giao dịch có chi phí cao là những giao dịch liên quan đến những tài sản có tính chuyên biệt cao (Asset Specificity); giao dịch thường xuyên trong một thời gian kéo dài; sự phát triển công việc theo thời gian; và sản lượng kết hợp giữa nhiều bên tham gia. Tính chất chuyên biệt của tài sản là đặc điểm trọng tâm vì nó thường xác định cường độ của những yếu tố khác. Trong một chừng mực đáng kể, khả năng phát đạt của doanh nghiệp trong các thị trường cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất của những tài sản chuyên biệt của doanh nghiệp. Vì những công ty khác có thể tái sản xuất những tài sản tổng quát (General Asset), họ không thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững. Hệ quả là tài sản càng có tính chuyên biệt đối với một giao dịch cụ thể, khả năng giao dịch đó được mang vào bên trong doanh nghiệp càng lớn.
Trọng tâm của phương pháp chi phí giao dịch là việc sử dụng hệ thống tôn ti thứ bậc trong công ty như một cơ cấu tổ chức để chỉ đạo hoạt động chung của những thành phần khác nhau được mang vào bên trong doanh nghiệp, trong đó có người lao động. Hệ thống tôn ti thứ bậc chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp bằng những qui tắc và tiêu chuẩn tự cưỡng chế. Chính công cụ này sẽ thay thế cho thị trường để làm cơ chế tổ chức giao dịch.
Lý thuyết chi phí giao dịch đặc biệt liên quan đến phân tích thị trường nông sản ở các nước đang phát triển và sự thay đổi khu vực nông nghiệp nói chung. Khi khu vực nông nghiệp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì nhiều quy định bị bãi bỏ, do đó chí phí giao dịch trở thành một công cụ quyết định. Điều này có nghĩa là lý thuyết chi phí giao dịch được xem là hữu ích trong phân tích chính sách nông nghiệp. Trong bối cảnh đòi hỏi sự phối hợp lớn hơn, vai trò của chi phí giao dịch, niềm tin và mối quan hệ, hợp đồng chính thức và phi chính thức, liên kết dọc, sự bất đối xứng về thông tin và liên minh chiến lược trở nên quan trọng. Vấn đề đặt ra làm thế nào nông dân sản xuất nhỏ tiếp cận tham gia vào thị trường xuất khẩu. Ơ đây chúng ta cần hiểu vai trò của hợp đồng và nó được bắt đầu như thế nào. Khung lý thuyết chi phí giao dịch có thể đóng góp trong việc giải thích sự lựa chọn hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp.
Sản xuất theo hợp đồng (Contract farming) và liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nông dân (Vertical Coordination) được xem như là cầu nối giữa nông dân sản xuất nhỏ với thị trường ở nước ta hiện nay. Hợp đồng sản xuất được ký kết giữa doanh nghiệp với nông dân với một mức giá xác định. Hai bên thỏa thuận một mức giá cố định trước khi tiến hành sản xuất. Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về công nghệ, dịch vụ khuyến nông và một số yếu tố đầu vào cho sản xuất. Liên kết dọc là sự liên kết toàn bộ quá trình từ cung cấp nguyên liệu đến sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường. Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược liên kết dọc sẽ tìm cách tự sản xuất lấy các nguồn lực đầu vào hoặc lo liệu các đầu ra của mình. Tùy theo chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ quyết định mức độ liên kết với nông dân. Sản xuất theo hợp đồng và liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ giảm được rủi ro về thị trường và sản xuất. Doanh nghiệp sẽ đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất, chế biến tiêu thụ; nông dân có thể tiêu thụ được sản phẩm. Tuy nhiên, chương trình sản xuất theo hợp đồng thường bị thất bại do nhiều lý do như hợp đồng không được thực hiện, quyền lực thương lượng không công bằng giữa nông dân và doanh nghiệp và hành vi độc quyền của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp ký kết tiêu thụ sản phẩm với nhiều nông dân sản xuất nhỏ thì chi phí cho việc ký kết hợp đồng này tương đối cao. Bên cạnh đó, nhận thức của nông dân còn yếu trong việc đáp ứng những yêu cầu về chất lượng hoặc an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này sẽ dẫn đến xu thế là các doanh nghiệp không muốn ký hợp đồng với nông dân sản xuất nhỏ, lúc này người nông dân sản xuất nhỏ bị loại khỏi chương trình sản xuất theo hợp đồng. Trong khi đó, đây là lực lượng chủ yếu trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay.
Việc nghiên cứu lý thuyết chi phí giao dịch và thực tiễn sản xuất theo hợp đồng và liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ cung cấp một nền tảng cơ bản để đánh giá việc sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân ở nước ta hiện nay. Sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp không phải là công cụ giải quyết được việc tiêu thụ tất cả các sản phẩm nông nghiệp. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại sản phẩm khác nhau và tùy theo từng vùng khác nhau sẽ tác động đến sự thất bại hay thành công của chương trình sản xuất theo hợp đồng. Việc vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch rất hữu ích cho phân tích mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp, khi những quyết định về mức độ hội nhập dọc và tiêu chuẩn hợp đồng có liên quan có thể ảnh hưởng đến trạng thái và hiệu quả tài chính của cả hai bên. Trong phạm vi sản xuất theo hợp đồng, lý thuyết chi phí giao dịch có thể sử dụng phân tích và giải quyết các vấn đề khó khăn có thể thúc ép hoặc dẫn đến phá vỡ mối quan hệ hợp đồng. Việc nghiên cứu vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch giúp cho chúng ta xác định được những ngành hàng nào chi phí giao dịch thấp và ngành hàng nào có chi phí giao dịch cao. Từ đó, chúng ta có thể đề xuất những chính sách khuyến khích sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân phù hợp.
Tóm lại, việc vận dụng lý thuyết chi phí giao dịch vào nghiên cứu thực tiễn sản xuất theo hợp đồng và sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách đề xuất những chính sách khuyến khích sản xuất theo hợp đồng và chính sách khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân phù hợp với từng ngành hàng và từng vùng khác nhau vì chi phí giao dịch của từng ngành hàng và từng vùng sẽ khác nhau. Điều này có nghĩa là khó có chính sách khuyến khích chung cho việc sản xuất theo hợp đồng và liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét