Thứ Ba, 28 tháng 8, 2007

Cà phê Việt Nam lên sàn Chicago

Nguyên tắc hoạt động chợ nông sản

BÀN VỀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHỢ TRUNG TÂM NÔNG SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 223/QĐ-TTg ngày 6/3/2001 về việc tiêu thụ lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Nam với UBND các tỉnh xây dựng thí điểm các chợ trung tâm nông sản, trước mắt ở các tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn, để giúp nông dân tiêu thụ lúa, gạo và thực hiện các dịch vụ khác cho sản xuất nông nghiệp như cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tưới tiêu, tư vấn sản xuất...”. Căn cứ vào quyết định này, Tổng công ty Lương thực Miền Nam đã thí điểm xây dựng 3 chợ trung tâm nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: thứ nhất, chợ trung tâm nông sản Hậu Thạnh Đông ở tỉnh Long An, có mức đầu tư 14,9 tỷ đồng, rộng 3,8 ha, lượng lúa hàng hóa qua chợ 60.000 tấn/năm, thứ hai, chợ trung tâm nông sản Phú Cường ở tỉnh Tiền Giang, vốn đầu tư 17,5 tỷ đồng, rộng 5,9 ha, lúa hàng hóa qua chợ 75.000 tấn/năm và thứ ba, chợ trung tâm nông sản Thanh Bình ở tỉnh Đồng Tháp, với diện tích 7,6 ha, tổng mức đầu tư 31,6 tỷ đồng, lúa hàng hóa qua chợ 114.000 tấn/năm. Cho đến nay cả 3 chợ trung tâm nông sản này đã khai trương đưa vào hoạt động phục vụ vụ lúa đông xuân 2004-2005.
Chợ trung tâm nông sản là một cụm dịch vụ tổng hợp với chức năng làm dịch vụ cho người mua và người bán. Chợ sẽ cung cấp dịch vụ phơi, xay xát, chế biến và bảo quản nông sản cho nông dân, thương lái hoặc các tổ chức có nhu cầu. Cá nhân và tổ chức có nhu cầu mua bán lúa gạo có thể đăng ký nhu cầu về chủng loại, chất lượng, số lượng lúa gạo cần mua bán tại chợ. Ngoài ra, chợ còn cung cấp dịch vụ thông tin giá cả và dịch vụ thanh toán giữa người mua và người bán. Nhiệm vụ của chợ là hợp tác với nhà nước giữ và ổn định giá cả, tổ chức mua bán công khai bằng đấu giá hay thỏa thuận và thông báo giá mua, giá bán trong ngày.

Với chức năng và nhiệm vụ được nêu trên, 3 chợ trung tâm nông sản ở Đồng bằng sông cửu long có thể được xem là sàn giao dịch hàng hóa tập trung mặc dù còn rất sơ khai. Để chợ trung tâm nông sản vận hành một cách có hiệu quả và sôi động đòi hỏi phải có đầy đủ thành tố cấu tạo nên thị trường – đó là hàng hóa, cung, cầu, giá cả và phương thức giao dịch. Một trong 5 yếu tố này không đúng và đủ điều kiện thì mô hình chợ trung tâm nông sản sẽ thất bại mà điển hình là chợ trung tâm giao dịch thủy sản Cần giờ đã đóng cửa sau 3 năm hoạt động vì lý do “chợ vắng người đến họp”.

Chính vì vậy, để cho các thành phần tham gia vào thị trường đúng và đủ điều kiện thì hoạt động của chợ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc trung gian: việc mua bán hàng hóa phải thông qua trung gian nhà môi giới. Theo kinh nghiệm quốc tế, kể từ khi sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) ra đời vào năm 1848 đến nay, các sàn giao dịch hàng hóa chỉ hoạt động sôi nổi và hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của thành phần môi giới. Điều này đã thể hiện rất rõ khi người ta vận dụng vào hoạt động của thị trường chứng khoán.
2. Nguyên tắc công khai hóa thông tin: việc mua bán tại chợ đòi hỏi phải được công khai hóa. Chợ có nghĩa vụ công khai số cung, số cầu từng loại hàng hóa; công khai về giá đặt mua, giá chào bán; công khai cuộc đấu giá hình thành giá cả trong từng phiên giao dịch; trang bị các thiết bị thông tin và tổ chức công bố thông tin rộng rãi.
3. Nguyên tắc đấu giá: giá cả hàng hóa tại chợ phải được hình thành thông qua đấu giá công khai, hoàn toàn tùy thuộc vào cung cầu, không ai quyết định giá hay can thiệp vào việc hình thành giá.
Các nguyên tắc trên là nguyên tắc căn bản phải được thể hiện bằng văn bản pháp luật từ cấp cao như luật thương mại, nghị định, thông tư đến cấp thấp như điều lệ, quy chế, quy tắc hoạt động của chợ.
Bên cạnh những nguyên tắc chung cho hoạt động của chợ, chúng ta cũng cần có nguyên tắc riêng cho hoạt động giao dịch như:
1. Đăng ký hàng hóa: hàng hóa để có thể mua bán tại chợ cần phải có đăng ký tại bộ phận đăng ký hàng hóa. Các chỉ tiêu cần kê khai như số lượng, chất lượng, chủng loại, nguồn gốc, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, giao nhận….
2. Giám định hàng hóa: cần phải có cơ quan giám định độc lập nằm ngoài chợ, nhưng có đăng ký thành lập văn phòng tại chợ. Họ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người mua, người bán hàng hóa do họ giám định.
3. Đăng ký bán - đấu giá bán và đăng ký mua - đấu giá mua: chợ trung tâm nông sản phải là chợ sỉ, hàng hóa phải được bán theo lô với số lượng lớn. Người mua và người bán sẽ phải đăng ký và tham dự các phiên đấu giá để quyết định có mua hay không.
4. Giao kết hợp đồng: Khi các thỏa thuận mua bán đã được thu xếp xong sau phiên giao dịch, thì bước tiếp theo là những giao kết này phải thể hiện trên hợp đồng. Những hợp đồng này có thể là hợp đồng giao ngay (Spot contract), hợp đồng tương lai (future contract) hay hợp đồng quyền chọn (option contract).
5. Thanh toán và giám sát thực hiện hợp đồng: Những hợp đồng trên sau khi ký kết sẽ được thực hiện theo đúng như hợp đồng. Tuy nhiên, đối với hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai, kỳ hạn và quyền chọn) thì đòi hỏi phải được giám sát từ khâu ký kết hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng. Hợp đồng giao sau là phương thức giao dịch kỳ hạn rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển và ứng dụng thành công giao dịch kỳ hạn như là công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro là quá trình phức tạp. Khi người mua và người bán thỏa thuận trao đổi hàng hóa trong tương lai với giá nhất định, sẽ có nhiều rủi ro. Người mua và người bán có thể hối tiếc, có gắng từ chối thực hiện hợp đồng, hoặc họ không có khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng. Để tránh tình trạng trên, việc mua bán các hợp đồng giao sau phải thực hiện qua cơ quan thanh toán bù trừ và người mua và người bán phải ký quỹ ban đầu.
Qua nghiên cứu thực tế hoạt động tại Chợ trung tâm nông sản Phú Cường và Chợ trung tâm nông sản Thanh Bình, và tham khảo điều lệ, quy chế hoạt động tạm thời của chợ, chúng tôi có một số nhận xét và đề xuất như sau:
1. Theo quy chế tạm thời hoạt động Chợ trung tâm nông sản Phú Cường đã phản ánh được 2 nguyên tắc chung của hoạt động chợ là công khai thông tin và đấu giá. Để 2 nguyên tắc này được thực hiện trong thực tế, Ban quản lý chợ cần phải trang bị thiết bị thông tin điện tử để giúp người mua và người bán có thể theo dõi được tình hình thị trường. Riêng nguyên tắc trung gian chưa được phản ánh trong quy chế hoạt động. Đặc điểm quan trọng của sàn giao dịch hàng hóa là vai trò của người môi giới. Vấn đề đưa ra vai trò người môi giới kề cận nhà sản xuất và thương nhân nhằm phối hợp đáp ứng những cung - cầu theo trật tự nhất định trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, giảm thiểu đến thấp nhất rủi ro trong kinh doanh. Chính vì vậy, Ban quản lý chợ cần nghiên cứu xây dựng quy chế hoạt động của nhà môi giới trung gian.
2. Đối với hoạt động giao dịch, trong quy chế tạm thời hoạt động của chợ đã đề cập đến các vấn đề như đăng ký hàng hóa, nộp tiền ký quỹ, đăng ký đấu giá bán, giá mua và kiểm tra chất lượng lúa gạo. Tuy nhiên, các quy định này chưa phản ánh được đầy đủ 5 nguyên tắc riêng của hoạt động giao dịch được nêu trên, đặc biệt là nguyên tắc “giao kết hợp đồng” và nguyên tắc “thanh toán và giám sát thực hiện hợp đồng”. Để hoạt động của chợ trung tâm nông sản hoạt động đúng theo các nguyên tắc giao dịch của sàn giao dịch hàng hóa tập trung, chúng ta cần phải bổ sung và điều chỉnh một số nội dung sau:
- Thứ nhất, bộ phận giám định hàng hóa phải là một tổ chức giám định bên ngoài như SGS, FCC, Vinacontrol…, ban quản lý chợ cần thu hút các tổ chức giám định này đến lập văn phòng tại chợ.
- Thứ hai, ban quản lý chợ cần xây dựng quy chế về giao kết hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng giao sau. Hiện nay, trong quy chế mới đề cập đến giao dịch giao ngay: người mua và người bán tham gia đấu giá, thực hiện giao hàng và thanh toán tiền ngay. Điều này chưa tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
- Thứ ba, xây dựng quy chế cụ thể để giám sát việc thực hiện hợp đồng và thanh toán. Mặc dù trong quy chế có đề cập đến vấn đề ký quỹ nhưng chưa đủ cho việc đảm bảo cho hợp đồng.
3. Để cho 3 chợ trung tâm nông sản Hậu Thạnh Đông, Phú Cường và Thanh Bình hoạt động sôi động và có hiệu quả. Ngoài việc hoàn thiện quy chế để đảm bảo đúng các nguyên tắc đã nêu, chúng ta cần có một số giải pháp khác như sau:
- Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng và sàn giao dịch hàng hóa.
- Thứ hai, cần đào tạo một đội ngũ nhà quản lý, nhà chuyên môn đủ hiểu biết về hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa.
- Thứ ba, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa tập trung.
Tóm lại, sự ra đời của 3 chợ trung tâm nông sản tại Đồng bằng sông cửu long giống như sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới là bước đi đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, chúng ta chưa thể đánh giá được sự thành công hay thất bại của 3 chợ này vì mới bắt đầu hoạt động mang tính chất thí điểm. Điều lệ và quy chế hoạt động của chợ đang trong quá trình hoàn thiện. Để cho chợ hoạt động bền vững, góp phần ổn định thị trường nông sản, điều quan trọng là hoạt động của chợ phải tuân thủ các nguyên tắc theo thông lệ quốc tế. Chợ trung tâm nông sản được hình thành không chỉ vì mục tiêu đưa người nông dân tham gia vào thị trường, xóa bỏ bớt đầu mối trung gian mà hoạt động của chợ còn phải vì mục tiêu của những thành phần khác tham gia vào thị trường. Đây là mấu chốt quan trọng đảm bảo cho chợ trung tâm nông sản hoạt động. Cuối cùng, chợ trung tâm nông sản không phải được hình thành nhằm tăng năng lực thu mua chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của 3 công ty đang quản lý chợ, vì nếu như vậy thì có lẻ chúng ta đang lãng phí một số tiền lớn của nhà nước thay vì xây dựng chợ trung tâm nông sản giống như sàn giao dịch hàng hóa trở thành đầu tư xây dựng kho, cửa hàng và máy móc thiết bị cho 3 công ty đang quản lý chợ. Điều này, mất ý nghĩa của một chợ trung tâm nông sản – sàn giao dịch hàng hóa.

Tập trung vốn đầu tư chợ đầu mối phía Nam

Tập trung vốn đầu tư chợ đầu mối phía Nam

Năng lực lãnh đạo theo quan điểm của vật lý lượng tử


NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO THEO QUAN ĐIỂM CỦA VẬT LÝ LƯỢNG TỬ
Vật lý học giải thích sự vận động của năng lượng, vật chất và vũ trụ. Tương tự, năng lực lãnh đạo là năng lực kích thích năng lượng con người và chuyển hóa năng lượng ấy thành hành động. Vì vậy, việc thể hiện năng lực lãnh đạo được coi như là sự thực hiện quá trình vật lý thân thể con người.
Cho đến ngày nay, người ta vẫn còn tiếp tục giải thích năng lực lãnh đạo theo một định luật được phát hiện từ thế kỹ 17. Đó là "Định luật tự nhiên vĩnh viễn không thay đổi" của nhà vật lý cổ điển Newton. Đối với thời đại đó, định luật này hoàn toàn mới và người ta coi nó như là mô hình cuối cùng của vũ trụ. Tuy nhiên, kể từ khi vật lý lượng tử ra đời (Lượng tử có nghĩa là một lượng năng lượng lớn), vật lý lượng tử đã cho thấy giới tự nhiên có sức mạnh to lớn và vật lý lượng tử đã giải thích nhiều sự kiện vượt ra ngoài khuôn khổ của vật lý cổ điển của Newton. Mặc dù vậy, người ta vẫn tiếp tục giải thích năng lực lãnh đạo dựa trên giải thiết của vật lý học cổ điển của Newton. Chính điều này đã dẫn đến sự hiểu biết thiếu toàn diện và hoàn chỉnh đối với năng lực lãnh đạo. Bảng sau đây giải thích năng lực lãnh đạo theo quan điểm vật lý cổ điển của Newton và vật lý lượng tử

Vật lý cổ điển
Vật lý lượng tử
Quan điểm 1
Năng lực lãnh đạo là một bộ phận hợp thành
Năng lực lãnh đạo là một phạm vi hoạt động
Quan điểm 2
Năng lực lãnh đạo là thuộc tính kéo dài và liên tục của con người
Năng lực lãnh đạo là một sự việc lúc thì liên tục lúc thì đứt quãng
Quan điểm 3
Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là do quyền lực tạo nên
Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là sự tác động tương hỗ
Quan điểm 4
Năng lực lãnh đạo theo lô gíc nhân quả
Năng lực lãnh đạo không có kết cấu và không thể dự đoán được
Quan điểm 5
Năng lực lãnh đạo là hiện tượng khách quan
Năng lực lãnh đạo là hiện tượng chủ quan

1. Quan điểm thứ nhất : Năng lực lãnh đạo là bộ phận hợp thành hay phạm vi hoạt động
Theo quan điểm của Newton, hiện thực khách quan do từng bộ phận hợp thành. Vì thế để hiểu được hiện thực khách quan, người ta phải phân tích các bộ phận hợp thành rõ ràng và có thể nhìn thấy được. Dựa trên quan điểm này, người ta cũng cho rằng năng lực lãnh đạo cũng bao gồm những bộ phận hợp thành như : tập quán, đặc trưng, hành vi cá nhân của con người. Điều này có nghĩa là những cá nhân đạt được một số tiêu chuẩn do con người trong tổ chức đặt ra thì người đó sẽ được đề bạt làm lãnh đạo. Tuy nhiên vật lý lượng tử cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều có phạm vi hoạt động. Điều này có nghĩa là sự vật, hiện tượng còn chịu tác động qua lại giữa các yếu tố khác trong môi trường. Theo vật lý lượng tử, năng lực lãnh đạo chỉ thể hiện trong phạm vi hoạt động của nó. Người lãnh đạo chỉ thể hiện đặc trưng và hành vi cá nhân khi có mối quan hệ với người khác. Người ta chỉ trở thành người lãnh đạo khi có người tín nhiệm và ủng hộ. Chính vì vậy, khi cần đề bạt, bổ nhiệm người lãnh đạo phải căn cứ vào sự tín nhiệm của quần chúng.
2. Quan điểm thứ hai, năng lực lãnh đạo lúc liên tục lúc đứt quãngĐịnh luật Newton coi hành động là quá trình lưu động không đứt quãng. Khi quan sát một quả bóng lăn từ trên sườn núi xuống thì chúng ta thấy đó là một quá trình vận động liên tục. Điều này mô tả rất rõ hiện thực của vật thể rắn. Tuy nhiên, nếu cho rằng năng lực lãnh đạo là thuộc tính liên tục thì không thể giải thích được hiện thực là những người lãnh đạo, thậm chí là vĩ đại, đều không thể giữ mãi những người đi theo. Vật lý lượng tử cho rằng năng lực lãnh đạo là đứt quãng. Một người lãnh đạo hấp dẫn những người đi theo một cách thường xuyên và nhất quán sẽ khiến cho năng lực lãnh đạo thể hiện ra bề ngoài là liên tục. Trong thực tế, năng lực lãnh đạo khi lên, khi xuống. Có trường hợp, người lãnh đạo có thể được sự tín nhiệm của người đi theo vào thời gian này, nhưng sau đó lại thôi. Trường hợp khác, người lãnh đạo khi không còn sự tín nhiệm nơi này nhưng sau đó lại được sự tín nhiệm khi chuyển đến nơi khác. Đây là cơ sở cho việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và bổ nhiệm có thời hạn.
3. Quan điểm thứ ba, Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là do quyền lực hay tác động lẫn nhau.
Người ta thường mô tả lãnh đạo là người đứng đầu nhà nước, doanh nghiệp hay là tổ chức vì người này có quyền lực. Đây là nhận thức theo quan điểm của vật lý cổ điển. Anh hưởng của năng lực lãnh đạo là một dạng quyền lực. Vật lý cổ điển mô tả lực tự nhiên là một lực có thể đưa vật thể đi qua không gian bằng cách khắc phục những lực cản như quán tính và ma sát. Loại ảnh hưởng năng lực lãnh đạo dạng quyền lực là quá trình tiêu hao năng lượng, tiêu hao vật chất sinh ra mỏi mệt. Tương tự như vậy giám đốc doanh nghiệp hay người đứng đầu tổ chức sử dụng ảnh hưởng dạng quyền lực để lãnh đạo sẽ trải qua quá trình tiêu hao sinh lý và tình cảm. Vật lý lượng tử thì cho rằng năng lực lãnh đạo là do sự tín nhiệm chứ không phải do quyền lực. Đây chính là điểm khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý. Người quản lý thường sử dụng quyền lực do tổ chức giao phó để hành động, còn người lãnh đạo thì sử dụng sự tín nhiệm của người đi theo để tạo ra môi trường tương tác lẫn nhau giữa người lãnh đạo và người đi theo hành động vì mục đích chung. Người lãnh đạo chọn đúng việc để làm, còn người quản lý làm công việc cho đúng.
4. Quan điểm thứ tư, Năng lực lãnh đạo có quan hệ nhân quả hay có tính chất không thể dự báo trước được.
Tư tưởng cốt lõi trong thế giới quan của Newton cho rằng sự phát sinh một sự kiện nào đó là do nhân quả, tức là có thể dự báo trước. Một lực được xác định sẽ quyết định sự vận động của vật chất. Tuy nhiên, quan niệm về quan hệ nhân quả đã hạn chế năng lực cải cách của con người, bởi vì quan niệm này làm nảy sinh một quan niệm cho rằng những phương pháp và chiến lược từng rất có tác dụng trước đây sẽ tiếp tục phát huy tác dụng. Theo vật lý lượng tử, năng lực lãnh đạo là không thể dự báo và là một hiện thực không dự định trước được. Trong thế giới lượng tử, năng lượng vận động từ điểm này sang điểm khác với tốc độ nhanh chóng, nhưng không thể xác định được chúng vận động tới đâu và lúc nào. Hơn nữa, chúng không tuân theo lô gíc tuyến tính của học thuyết Newton. Năng lực lãnh đạo theo mô hình lượng tử cho chúng ta thấy rằng, người lãnh đạo tự đặt mình vào môi trường hoạt động chưa biết trước và vượt ra khỏi phạm vi của con đường có thể dự báo. Vì tính chất không thể dự báo trước, năng lực lãnh đạo bao giờ cũng đứng truớc "rủi ro sáng kiến". Có những quyết định của người lãnh đạo thành công, nhưng cũng có những quyết định thất bại. Do đó, người lãnh đạo phải không ngừng học tập và thích ứng với môi trường luôn luôn thay đổi. Năng lực lãnh đạo đòi hỏi phải có thời gian để hoàn thiện dần.
5. Quan điểm thứ năm, Năng lực lãnh đạo là hiện thực khách quan hay chủ quanTheo vật lý cổ điển của Newton, năng lực lãnh đạo là một sức mạnh được sản sinh từ hiện thực khách quan, lấy hiện thực khách quan để giải thích những tiêu chí được coi là của người lãnh đạo như phẩm chất, hành vi, tập quán và thuộc tính…Lấy những tiêu chí này để xác định năng lực lãnh đạo có hiệu quá. Thực tế, chúng ta thấy rằng cùng một thông tin nhưng hai nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác nhau sẽ có biện pháp hành động khác nhau. Vật lý lượng tử cho rằng năng lực lãnh đạo được sản sinh từ hiện thực chủ quan. Nó bắt nguồn từ ý thức của người lãnh đạo. Ý thức – con người xử lý thông tin – sản sinh ra ý đồ. Ý thức đã chuyển hóa tiềm lực thành hành động khả thi. Sự tác động qua lại giữa ý thức của người lãnh đạo và hoàn cảnh xung quanh đã khiến người lãnh đạo trở thành người tham dự hiện thực chủ động – người sáng tạo. Hành động quan sát sự vật hiện tượng và phán đoán của người lãnh đạo sẽ làm thay đổi thế giới. Chính vì vậy, người lãnh đạo cần có ý thức rõ rệt về mục đích của tổ chức và có tầm nhìn xa. Người lãnh đạo phải có khả năng diễn đạt viễn cảnh của tổ chức và làm cho viễn cảnh neo chặt vào hiện thực của tố chức khiến cho mọi người cùng hành động theo. Người lãnh đạo theo mô hình lượng tử vừa là nhà khoa học vừa là nhà nghệ thuật.

Chính sách phát triển ngành chế biến thực phẩm Thái Lan


CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA THÁI LAN


ThS. Bảo Trung

1. Tổng quan ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu hàng thực phẩm chế biến lớn trên thế giới. Năm 2000, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Thái Lan chiếm 15,7% trong tổng số các doanh nghiệp. Đây là một ngành với số lượng doanh nghiệp đông đảo và là ngành thâm dụng lao động. Năm 1999, số lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là 389.000 người chiếm 18% lực lượng lao động trong ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp dệt may cũng là ngành thâm dụng lao động nhưng chỉ đứng vị trí thứ hai, chiếm 10,4% lực lượng lao động. Tiền lương bình quân của công nhân trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khoảng 7.400 baht, tương đương 172 USD/tháng.
Trước năm 1960, Thái lan chủ yếu xuất khẩu nông sản sơ chế, chủ yếu là công nghệ làm khô. Phần lớn các nông sản ở nông thôn không được chế biến. Các nhà máy chế biến thì chủ yếu là tập trung xay xát lúa gạo và trích ly dầu dừa. Khoảng thời gian 1960-1970, Thái Lan đã nhập công nghệ chế biến sữa đặc có đường và rau quả đóng hộp từ Đài Loan và Nhật Bản. Giai đoạn 1970-1980, Thái Lan đã chuyển hướng từ sản xuất thực phẩm thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất thực phẩm để xuất khẩu. Thái Lan đã nhập công nghệ chế biến thực phẩm và công nghệ quản lý tiên tiến từ EU và Hoa Kỳ để sản xuất hàng xuất khẩu. Chính phủ xác định 4 nhóm sản phẩm chế biến xuất khẩu chính là thịt, thủy sản, rau quả và ngũ cốc. Giai đoạn 1980-1990, Thái Lan bắt đầu tăng tốc phát triển ngành công nghiệp nói chung và ngành chế biến thực phẩm nói riêng. Sau khi thiết lập được một số thị trường cũng như mang được một số công nghệ từ Mỹ và châu Âu, xuất khẩu của quốc gia đạt mức tăng trưởng 26% vào năm 1990. Giai đoạn 1990 - đến nay, do sự cạnh tranh cạnh tranh khốc liệt trên thương trường thế giới và nhiều chính sách thương mại trên thế giới thay đổi nên các nhà sản xuất và khách hàng quan tâm nhiều hơn về vệ sinh của quá trình sản xuất, an toàn thực phẩm, chi phí sản xuất, giá trị gia tăng, các tiêu chuẩn và quy định về môi trường.
Qua 40 năm phát triển, khu vực chế biến thực phẩm đã mang lại thu nhập cho Thái Lan khoảng 10 tỷ USD mỗi năm. Thái Lan là một trong 10 quốc gia xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến sau:
  • Đứng đầu thế giới xuất khẩu dứa đóng hộp, nước dứa và dứa cô đặc.
  • Thứ hai thế giới xuất khẩu thủy sản (đặc biệt là cá ngừ đóng hộp)
  • Thứ nhất thế giới xuất khẩu tôm đông lạnh
  • Một trong 10 nước xuất khẩu thịt gà đông lạnh
  • Nhà xuất khẩu chủ yếu về bắp non và trái cây nhiệt đới.
  • Chiếm vị trí xuất khẩu thực phẩm thứ hai châu Á chỉ sau Trung Quốc. (xem bảng 1)
Bảng 1: Các quốc gia xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới
Các quốc gia
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 
Tỷ trọng so với thế giới (%) 
2000 
2001 
2002 
2000 
2001 
2002 
EU 
180,38 
182,98 
195,95 
41,76 
41,83 
41,83 
Hoa Kỳ  
54,04 
53,86 
52,89 
12,51 
12,31 
11,29 
Canada 
17,63 
19,18 
18,75 
4,08 
4,39 
4,00 
Trung Quốc  
13,56 
14,22 
16,16
3,14 
3,25 
3,45 
Thái Lan 
10,65 
11,07 
9,94 
2,47 
2,53 
2,12 
Mexico 
8,11 
8,14 
8,03 
1,88 
1,86 
1,71 
Singapore 
3,08 
2,77 
2,85 
0,71 
0,63 
0,61 
Hàn Quốc  
2,66 
2,52 
2,46 
0,62 
0,58 
0,53 
Nhật Bản  
2,17 
3,06 
2,21 
0,50 
0,70 
0,47 
Khác 
139,63 
139,6 
159,16 
32,33 
31,92
33,98 
Tổng cộng 
431,91 
437,4 
468,4 
100,00 
100,00 
100,00 
Nguồn: Thống kê thương mại thế giới WTO, năm 2003.
Hiện nay, Thái Lan có gần 10.000 nhà máy chế biến thực phẩm chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Theo phân loại của Bộ Đầu tư của Thái Lan (Board of Investment of Thai Lan – BOI), doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô thấp hơn 10 triệu baht, quy mô trung bình 10-100 triệu baht và quy mô lớn trên 100 triệu baht. Trong số gần 10.000 nhà máy chế biến thì trên 80% là doanh nghiệp nhỏ (Xem bảng 2). Tuy nhiên đối với những nhà máy nhỏ được thành lập ở nông thôn với 5-10 thành viên thì không phải đăng ký kinh doanh nên không đưa vào số thống kê.
Bảng 2: Số nhà máy chế biến phân theo quy mô nhỏ, trung bình và lớn ở Thái Lan năm 1997

Hàng hóa
 
Nhỏ
Trung bình
Lớn
Tổng cộng
Sữa
48  
37  
11  
96  
Thủy sản
346  
129  
40  
515  
Dầu ăn
193  
59  
21  
273  
Rau quả
366  
158  
28  
552  
Cây ăn hạt và củ
4.516
170  
32  
4.718
Bột gạo và bột mỳ
1.456
123  
24  
1.603
Đường
128
12  
52  
192  
Cà phê, cacao và bánh kẹo
475  
59  
18  
552  
Gia vị
393  
57  
8  
458  
Nước uống và các loại nước uống không cồn
209  
46  
24  
279  
Các sản phẩm khác không phải thủy sản
417  
43  
15  
475  
Tổng cộng
8.547
893  
273  
9.713
Tỷ trọng (%)
88,00
9,19
2,81
100,00
Nguồn: BOI, 1997
Xét về tỷ trọng các mặt hàng thực phẩm chế biến của Thái Lan thì đứng đầu là hàng thủy sản, với tỷ trọng là 34,05% tổng kim ngạch xuất khẩu (Xem bảng 3). Thái Lan là quốc gia xuất khẩu cá ngừ lớn trên thế giới mặc dù không phải là quốc gia có sản lượng đánh bắt cá ngừ lớn. Đứng thứ hai là ngũ cốc chiếm 19,95%, trong đó gạo là chủ yếu. Nhóm ngành sản phẩm đứng kế tiếp là rau quả và thịt heo, thịt gia cầm cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trên 10%.
Bảng 3: Cơ cấu thực phẩm chế biến xuất khẩu của Thái Lan năm 2003
Mặt hàng
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(triệu baht)
Tỷ trọng
(%) 
Thủy sản
1.334.850,94  
160.247,54  
34,05
Ngũ cốc
8.798.312,62  
93.870,54  
19,95
Rau quả
1.723.769,10  
52.788,73  
11,22
Thịt heo và thịt gà
786.424,10  
49.389,85  
10,49
Đường và Bánh kẹo
6.464.710,40  
43.626,50  
9,27
Thức ăn chăn nuôi
4.175.607,83  
25.998,05  
5,52
Nước giải khát
229.675,03  
7.329,70  
1,56
Dầu thực vật
352.793,90  
6.984,92  
1,48
Đồ gia vị
139.119,98  
5.515,46  
1,17
Sữa
131.072,47  
4.412,24  
0,94
Trà, cà phê và ca cao
33.535,64  
2.914,21  
0,62
Khác 
470.075,96  
17.539,46  
3,73
Tổng cộng
24.639.947,97  
470.617,20  
100,00
Nguồn: Viện thực phẩm quốc gia, Thái Lan
Xét về thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến thì Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu từ Thái Lan nhiều nhất, chiếm 20,75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Kế đến là Hoa Kỳ, 17,41% (năm 2003). Các nước ASEAN và Trung Quốc cũng là thị trường chủ yếu của Thái Lan (xem bảng 4).
Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thực phẩm chế biến của Thái Lan năm 2003
STT 
Quốc Gia
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(Triệu baht)
Tỷ trọng
(%) 
1 Nhật
2.051.709,09  
97.629,97  
20,75 
2 Hoa Kỳ
1.127.986,84  
81.923,60  
17,41
3 Indonesia 
2.197.757,09  
20.097,54  
4,27 
4 Malaysia 
1.424.292,04  
19.998,21  
4,25 
5 Trung Quốc
2.527.818,39  
17.389,97  
3,70 
6 Hongkong 
735.823,85  
14.507,96
3,08 
7 Anh 
256.689,53  
13.060,61  
2,78 
8 Hà Lan 
1.114.497,24  
13.045,09  
2,77 
9 Singapore 
622.061,51  
12.651,79  
2,69 
10 Úc 
238.840,42  
11.832,17
2,51 
11 Đài Loan 
960.500,42  
11.648,98  
2,48 
12 Canada 
171.427,42  
11.589,71  
2,46 
13 Đức
228.700,55  
10.979,07  
2,33 
14 Hàn Quốc
1.112.896,42  
10.295,53  
2,19
15 Philippines 
707.801,36  
8.547,93  
1,82 
16 Khác 
9.161.145,78  
115.419,03  
24,53 
Tổng cộng
24.639.947,95  
470.617,16  
100,00 
Nguồn: Viện nghiên cứu thực phẩm Thái Lan, năm 2004

2. Kinh nghiệm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến cá ngừ xuất khẩu

Vào năm 1980, tình hình tiêu thụ cá ngừ trên thế giới bão hòa, giá cá ngừ thế giới giảm sút và trong khi đó chi phí sản xuất tăng, điều này đã dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt nhà máy chế biến ở Hoa Kỳ, Nhật và Châu Âu. Trong thập niên 1970, thị trường nhập khẩu cá ngừ đóng hộp trên thế giới tăng gần 4 lần từ 110.000 tấn lên đến 437.000 tấn. Đến thời điểm năm 1980, Thái Lan không xuất khẩu cá ngừ đóng hộp nhưng nhờ sự khủng hoảng thị trường cá ngừ đóng hộp nên các nhà chế biến đã di chuyển sang các nước đang phát triển với chi phí sản xuất thấp hơn, trong đó có Thái Lan. Nhờ xu hướng này, đến năm 1989, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan vượt qua 225.000 tấn, chiếm 51 % thị phần xuất khẩu thế giới, với giá trị xuất khẩu là 537 triệu USD. Ngày nay Thái Lan là trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới chế biến cá ngừ đóng hộp và nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2001, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đạt giá trị trên 25,7 tỷ Baht (Xem bảng 6) và thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ chiếm 22,6%, Canada 8,9 % (Xem bảng 5).
Ngành công nghiệp chế biến cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đáng quan tâm không những do tốc độ tăng trưởng nhanh mà còn bởi vì chủ yếu dựa trên nguồn nguyên liệu nhập. Nguồn nguyên liệu đánh bắt của Thái Lan hiếm khi nào vượt qua 30.000 tấn, trong khi nguồn nhập khẩu cá ngừ đông lạnh của Thái Lan đã vượt qua 250.000 tấn. Điều này đã chứng minh cho sự chuyển dịch từ ngành công nghiệp chế biến truyền thống với giá trị gia tăng thấp chủ yếu khai thác tài nguyên sang thực phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Về môi trường đánh bắt cá thì cá ngừ tập trung chủ yếu phía Đông của Đại Tây Dương và phía Đông của Thái Bình Dương. Cuối thập niên 1970, tàu đánh cá của Hoa Kỳ bắt đầu khai thác nguồn cá ngừ ở phía Tây của Thái Bình Dương và tàu đáng bắt cá của Châu Âu dịch chuyển đến Ấn Độ Dương. Kết quả của sự chuyển dịch này đã làm tăng lượng cá ngừ trên thế giới và giá giảm. Thái Lan nằm gần nguồn cung cấp cá ngừ với chi phí thấp ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Thái Lan đã tận dụng cơ hội này để phát triển ngành công nghiệp chế biến cá ngừ đóng hộp xuất khẩu.
Để tiếp cận và xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu, các nhà sản xuất Thái Lan đã liên doanh với các doanh nghiệp Mỹ và EU. Sau đó nhà sản xuất lớn nhất Thái Lan đã mua lai công ty cá ngừ lớn thứ ba của Mỹ (Bumble Bee Seafoods Co.,) để tận dụng được hệ thống phân phối và nhãn hiệu đã được thiết lập. Các nhà chế biến của Thái chiếm thị phần lớn nhất đối với hầu hết thị trưởng nhập khẩu chủ yếu trên thế giới trừ Pháp do hạn chế sản phẩm của Thái Lan để dành thị trường cho các nhà xuất khẩu châu Phi, thuộc cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp chiếm 77% lượng hàng xuất khẩu hải sản đóng hộp vào năm 2001. Cá ngừ đóng hộp của Thái Lan chiếm 60% thị phần ở thị trường Hoa Kỳ mặc dù Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều biện pháp thuế quan và phi thuế quan đối với cá ngừ đóng hộp của Thái. Ví dụ, thuế đánh theo định lượng (hạn ngạch) của Hoa Kỳ: thuế suất 6% theo giá hàng hóa khi nhập khẩu dưới hạn ngạch ở mức 20% sản lượng sản xuất của 3 năm trước đó của Mỹ và 12 % khi vượt quá hạn ngạch. Đối với thị trường EU thuế xuất nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan là 24%. Trong khi đó, các nước châu Phi và Vùng biển Caribê có mức thuế 0 % do hiệp định ưu đãi thuế quan từ EU. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp chế biến cá ngừ của Thái Lan khá hiệu quả.
Đối với chất lượng sản phẩm, theo khảo sát của ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Thái Lan, Kaewta và Sakun thấy rằng 94% của 120 công ty đạt ít nhất một chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hoặc ISO 9000 (30%), HACCP (69%) và cả hai (28%). Chi phí để một doanh nghiệp đạt giấy chứng nhận ISO 9000 là khoảng 10.000 USD. Khoảng 77% doanh nghiệp đạt giấy chứng nhận trong 3 năm đầu. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm.
Bảng 5: Sản lượng và tỷ trọng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang các nước chủ yếu năm 1994-2002

Năm
 
Tổng cộng (Triệu tấn)
Hoa Kỳ
(%) 
Nhật Bản (%)
EU (%) 
Canada (%) 
Úc (%) 
Tất cả các nước
Anh 
1994
284,1 
26,1 
10,4 
21,8 
11,4 
5,9 
3,3 
1995
221,2 
24,1 
6,2 
23,3 
13,5 
8,0 
4,7 
1996
188,4 
22,8 
5,7 
18,0 
11,7 
8,8
5,9 
1997
203,7 
25,7 
5,1 
15,1 
10,5 
9,6 
5,3 
1998
227,3 
29,5 
3,6 
13,2 
9,2 
7,2 
4,5 
1999
259,1 
34,3 
4,7 
11,1 
7,2 
9,6 
7,0 
2000
244,7 
25,6 
5,8 
11,3 
5,3 
9,7 
7,6 
2001
269,6 
22,6 
5,1 
13,9 
6,0 
8,9 
6,5 
2002
268,3 
22,3 
6,0 
12,7 
5,3 
8,9 
7,8 

 

Bảng 6: Giá trị và tỷ trọng của một số sản phẩm phẩm chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thực phẩm năm 2001 và 2002
Sản phẩm
Năm 2001 
Năm 2002 
Giá trị
(Triệu Baht)
Tỷ trọng
(%) 
Giá trị
(Triệu Baht)
Tỷ trọng
(%) 
Tôm đã chế biến 42.251,3
9,5 
33.272,6  
7,8 
Tôm đông lạnh 53.216,9  
12,0 
33.258,4  
7,8 
Cá ngừ đóng hộp 25.710,6  
5,8 
24.089,2  
5,6 
Thịt gà đông lạnh 23.919,9  
5,4 
22.952,6  
5,4 
Thịt gà đã chế biến 11.546,6
2,6 
13.152,9  
3,1 
Dứa đóng hộp 8.364,9  
1,9 
8.707,8  
2,0 
Cả 6 sản phẩm trên 165.010,2  
37,1 
35.433,5 
31,7 
Tổng giá trị xuất khẩu thực phẩm
444.706,0  
100,0 
426.662,3  
100,0 
Nguồn: Viện thực phẩm Thái Lan

3. Chính sách của chính phủ trong việc khuyến khích công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Thái Lan phát triển được nhờ vào một số chính sách sau:
Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp. Chính phủ Thái Lan thường xuyên quan tâm đầu tư để phát triển nông nghiệp. Một trong nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ năm 2000-2005 là kế hoạch tái cấu trúc hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan. Thái Lan đã tiến hành quy hoạch lại tổng thể nông nghiệp nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản trong đó có gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Mặc dù là một quốc gia thành công trên thế giới trong xuất khẩu thực phẩm chế biến nhưng Thái Lan không ngủ quên trên chiến thắng. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích bởi chính phủ trong chương trình "One Tambon, One Product –OTOP" (mỗi làng, một sản phẩm) và chương trình quỹ làng (Village Fund Program).
Thứ hai, chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004 Thái Lan phát động chương trình "Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới". Mục đích chương trình này chính phủ khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để an toàn cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chính sách để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ cuối thập niên 1970. Bên cạnh đó, chính phủ cũng hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên. Do đó, ngày nay thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận.
Thứ ba, mở cửa thị trường khi thích hợp. Ngành chế biến cá ngừ đóng hộp xuất khẩu thành công chủ yếu nhờ nhà đầu tư nước ngoài vào Thái Lan. Chính phủ đã xúc tiến đầu tư thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Chính phủ đã mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Về tiếp cận thị trường xuất khẩu, chính phủ là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến.
Thứ tư, chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như cảng cá kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Thứ năm, xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục xúc tiến công nghiệp (Department of Industrial Promotion), thuộc Bộ Công nghiệp. Tuy nhiên, việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm do nhiều cơ quan nắm giữ như :
  • Cục Xúc tiến nông nghiệp (Department of Agricultural Promotion) thuộc Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã (Ministry of Agriculture and Cooperative - MAC);
  • Cục Hợp tác xã (Department of Cooperatives) thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm;
  • Cục Thủy sản (Department of Fishery) thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản;
  • Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp (Office of Industrial Product Satndard) thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng;
  • Cơ quan phát triển công nghệ và khoa học quốc gia (National Science and Technology Development Agency) xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến;
  • Bộ Đầu tư (Board of Invesment – BOI) xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn.
Từ năm 1997, Chính phủ nhận thấy rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phổ biến trong lĩnh vực chế biến và cũng là nguồn thu quan trọng của đất nước. Ngoài ra cùng với xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng và giá cả, chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương trình xúc tiến phát triển SME. Chính phủ Thái Lan đã soạn luật khuyến khích SME để làm nền tảng cho phát triển SME liên tục và có hệ thống. Từ năm 1999, Chính phủ thành lập một Ủy ban quốc gia về xúc tiến SME để phối hợp các cơ quan nhà nước khác nhau, đồng thời nghiên cứu và phân tích mô hình SME phù hợp để khuyến khích phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành được ưu tiên phát triển. Kế hoạch tái cấu trúc SME trong lĩnh vực chế biến thực phẩm được thực hiện. Trong kế hoạch này một dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của SME được thực hiện bởi Cục xúc tiến công nghiệp. Mục tiêu của dự án này giúp cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm nâng cao khả năng điều hành doanh nghiệp thông qua cải thiện hiệu quả trong sản xuất, quản lý và chất lượng sản phẩm. Cục xúc tiến công nghiệp đã thuê các chuyên gia trong từng lĩnh vực làm tư vấn cho các doanh nghiệp trong vòng 6 tháng. Nhà tư vấn có thể giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết vấn đề sản xuất, cải thiện năng suất, phát triển sản phẩm, marketing và quản lý tài chính. Việc khuyến khích phát triển SME dưới nhiều hình thức như cho vay lãi suất thấp, phát triển thị trường tiền tệ, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học và công nghệ, phát triển thị trường và sản phẩm và dịch vụ cung cấp thông tin.
Tóm lại, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Thái Lan có một số đặc điểm sau:
  • Có sự chuyển dịch theo thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay cần nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Quy mô nhà máy chế biến thực phẩm chủ yếu là nhỏ, có vốn đầu tư dưới 10 triệu baht (tương đương 220.000 USD).
  • Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, ngũ cốc, rau quả và thịt nhờ lợi thế so sánh.
  • Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN.
Với những đặc điểm này, Thái Lan cũng đang phải đứng trước thách thức lớn vì các nước theo sau như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia cũng đang theo chiều hướng này.

Techz.vn đánh giá Khoa Marketing, UFM