GIA TĂNG GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN PRODUCTION)
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng phương pháp quản lý khoa học và hiện đại vào trong hoạt động kinh doanh sẽ quyết định thành công của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện quản lý theo kiểu “thuận tiện” và mối quan hệ trong doanh nghiệp theo kiểu gia đình cha-con, chú-cháu. Cách thức quản lý này sẽ không thể giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh ngày nay. Chính vì vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy nhận thức trong cách thức điều hành hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tiếp cận các phương pháp quản lý hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một phương pháp quản lý hiện đại được phổ biến rộng rãi trên thế giới vào đầu thập niên 1990, đó là sản xuất tinh gọn.
Sản xuất tinh gọn được tạm dịch từ tiếng Anh Lean manufacturing hoặc Lean production bắt nguồn từ cách thức quản lý của hãng Toyota và sau đó được phổ biến trên thế giới nhờ vào hai cuốn sách: “Cỗ máy làm thay đổi thế giới: Câu chuyện về sản xuất tinh gọn” (James Womack, Daniel Jones và Daniel Roos, 1991) và “Tư duy tinh gọn” (Womark, Jones, 1996). Nhờ áp dụng sản xuất tinh gọn, hãng Toyota đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong ngành sản xuất ô tô. Sản xuất tinh gọn của Toyota đã làm thay đổi phương pháp sản xuất theo kiểu “đẩy” (push) truyền thống, tiếp cận phía cung, sang phương pháp sản xuất “kéo” (pull), tiếp cận về phía cầu. Sản xuất tinh gọn là một triết lý quản lý tập trung vào giảm lãng phí không mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Sản xuất tinh gọn có thể hiểu là quá trình sản xuất đúng việc, đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng (right things, right place, right time, right quantity) với lãng phí tối thiểu, linh hoạt và tạo môi trường cho sự thay đổi. Điều quan trọng là tất cả những khái niệm này đều được mọi người trong tổ chức hiểu, đánh giá cao và thực hiện theo để tạo ra sản phẩm và kiểm soát được các quá trình. Có thể nói sản xuất theo mô hình tinh gọn là “quá trình sản xuất mà người công nhân chỉ ra được đâu là lãng phí sản xuất, lãng phí về cách sử dụng máy móc hay lãng phí trong tổ chức quản lý và loại bỏ nó đi”. Tuy nhiên, sản xuất tinh gọn không dừng lại cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất thông qua việc giảm lãng phí mà sản xuất tinh gọn là hệ thống quản lý hướng đến tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về phương diện giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Sản xuất tinh gọn là một phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại, là sự kết hợp giữa quản trị sản xuất truyền thống và quản trị marketing.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu hai nội dung chính của sản xuất tinh gọn: thứ nhất, các nguyên tắc sản xuất tinh gọn và thứ hai, những lãng phí không mang lại giá trị gia tăng trong quá trình kinh doanh.
1. Nguyên tắc sản xuất tinh gọn
a. Nguyên tắc 1: Xác định giá trị dành cho khách hàng (Customer delivered Value)
Điểm bắt đầu quan trọng của sản xuất tinh gọn là giá trị. Giá trị chỉ có thể được định nghĩa bởi khách hàng và nó chỉ có nghĩa khi diễn tả một sản phẩm cụ thể mà sản phẩm này thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở một giá xác định và tại thời điểm cụ thể. Theo Philips Kotler, giá trị dành cho khách hàng là khoảng chênh lệch giữa tổng giá trị mà khách hàng nhận được (Total customer value) và tổng chi phí mà khách hàng phải trả cho một sản phẩm/dịch vụ nào đó (Total customer cost). Các yếu tố quyết định giá trị dành cho khách hàng được biểu diễn theo sơ đồ sau[1]:
Tổng giá trị của khách hàng
(Total customer value)
- Giá trị về sản phẩm
- Giá trị về dịch vụ
- Giá trị về nhân sự
- Giá trị về hình ảnh
Tổng chi phí của khách hàng
(Total cost value)
- Giá tiền
- Chi phí về tiền bạc
- Chi phí về công sức
- Chi phí về tinh thần
Giá trị dành cho khách hàng
(Customer delivered value)
“Lợi nhuận” cho khách hàng
Trong sản xuất tinh gọn, giá trị của một sản phẩm được xác định hoàn toàn dựa trên những gì khách hàng thật sự yêu cầu và sẵn lòng trả tiền để có được. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ.
b. Nguyên tắc 2: Nhận rõ chuỗi giá trị (Value Chain)
Chuỗi giá trị là tập hợp tất cả các hoạt động cụ thể nhằm chu chuyển một sản phẩm cụ thể thông qua các bước trọng yếu. Chuỗi giá trị là công cụ chính để nhận diện phương cách tạo thêm giá trị của khách hàng. Nhận rõ các bước cần thiết để thiết kế, đặt hàng và sản xuất sản phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị là nguyên tắc quan trọng của sản xuất tinh gọn. Theo Michael Porter, chuỗi giá trị bao gồm chín hoạt động tạo ra giá trị, trong đó năm hoạt động chính và bốn hoạt động hỗ trợ được minh họa theo hình sau[2]:
Khi doanh nghiệp quyết định bắt tay vào thực hiện sản xuất tinh gọn, bước đầu tiên phải thực hiện là ghi nhận lại các hoạt động cụ thể xảy ra trong suốt tiến trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Quá trình lập sơ đồ chuỗi giá trị sẽ giúp người điều hành doanh nghiệp nhìn thấy hiện trạng hoạt động, bao gồm các bước thực hiện công việc; quá trình di chuyển của thông tin và giấy tờ; thời gian xử lý ở từng công đoạn; tổng thời gian thực hiện một giao dịch đối với khách hàng. Sau khi đã có thông tin để nhận ra sự lãng phí cũng như nhìn thấy các cơ hội cải tiến, doanh nghiệp sẽ thiết lập mô hình hoạt động trong tương lai để cải thiện theo từng giai đoạn mỗi sáu tháng hay một năm. Mỗi doanh nghiệp có thể cùng lúc có nhiều sơ đồ chuỗi giá trị tùy vào tính chất đặc thù của các nhóm sản phẩm, dịch vụ hay nhóm đối tượng khách hàng.
c. Nguyên tắc 3: Sản xuất theo quy trình
Sản xuất tinh gọn đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là quy trình, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc. Sản xuất tinh gọn phải tạo ra một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi.
d. Nguyên tắc 4: Sản xuất kéo (pull) bởi khách hàng
Sản xuất kéo – Còn được gọi là “Sản xuất vừa đúng lúc” (Just in Time - JIT), sản xuất kéo chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
Sản xuất kéo cung cấp cho khách hàng nằm cuối quy trình sản xuất của bạn đúng cái mà họ cần đúng thời điểm và với đúng số lượng mà họ mong muốn. Bổ sung nguyên liệu theo yêu cầu cần thiết để sử dụng chính là nguyên tắc căn bản của JIT.
Tối thiểu hóa khối lượng công việc trong quy trình cũng như lượng tồn kho bằng cách tích trữ những lượng nhỏ từng sản phẩm và thường xuyên nhập kho theo số lượng mà khách hàng thực sự đã mua hết.
Đáp ứng tích cực tới những dao động hàng ngày từ nhu cầu của khách hàng chứ không chờ đợi vào hệ thống máy tính tự động theo dõi hàng tồn kho lãng phí.
e. Nguyên tắc 5: Theo đuổi sự hoàn thiện (Excellence)
Nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi và thay đổi ngày càng nhiều hơn. Những điều kiện mà thoả mãn khách hàng hôm qua, thì ngày hôm nay họ không còn chấp nhận nữa. Và ngày mai thậm chí không còn chấp nhận lớn hơn nữa. Sản xuất tinh gọn đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của người lao động trong quá trình cải tiến liên tục nhằm thỏa mãn khách hàng ngày càng cao.
Trường hợp doanh nghiệp nhận thấy có quá nhiều vấn đề phải cải tiến trong khi thời gian và nguồn lực lại có hạn, hãy tập trung vào các vấn đề đơn giản trước nhằm tạo động lực ban đầu. Trong quá trình triển khai sản xuất tinh gọn, cấp quản lý nên gặp nhau mỗi tuần để đánh giá tiến độ triển khai, đo lường hiệu quả cũng như có những điều chỉnh kịp thời.
2. Những lãng phí không mang lại giá trị gia tăng trong quá trình kinh doanh
Lãng phí là những thứ làm tốn thời gian, nguồn lực, hay chiếm chỗ nhưng không làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ phân phối sản phẩm đến tay khách hàng. Các hoạt động kinh doanh có thể được chia thành ba nhóm sau đây:
Lãng phí
Giá trị gia tăng
Không tạo ra giá trị gia tăng nhưng cần thiết
Thao tác
Công việc
Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities) là các hoạt động chuyển hoá vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities) là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Bất kỳ những gì không tạo ra giá trị tăng thêm có thể được định nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian, công sức hay chi phí không cần thiết đều được xem là không tạo ra giá trị tăng thêm. Một cách nhìn khác về sự lãng phí đó là bất kỳ vật tư hay hoạt động mà khách hàng không sẵn lòng trả tiền mua. Thử nghiệm và kiểm tra nguyên vật liệu cũng được xem là lãng phí vì chúng có thể được loại trừ trong trường hợp quy trình sản xuất được cải thiện để loại bỏ các khuyết tật.
Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại. Dạng lãng phí này có thể được loại trừ về lâu dài chứ không thể thay đổi trong ngắn hạn. Chẳng hạn như mức tồn kho cao được yêu cầu dùng làm kho “đệm” dự phòng có thể dần dần được giảm thiểu khi hoạt động sản xuất trở nên ổn định hơn.
Sản xuất theo mô hình tinh gọn giúp cho thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc giao hàng ngắn hơn nhờ loại bỏ tất cả các lãng phí trong quá trình chu chuyển sản phẩm từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng cho khách hàng
Trong mô hình sản xuất tinh gọn người ta xác định được 9 loại lãng phí cần phải loại bỏ:
- Thứ nhất, sản xuất thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng chi phí bảo quản, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì lượng bán thành phẩm hay thành phẩm phụ trội được duy trì nhiều hơn một cách có chủ ý, kể cả trong những quy trình sản xuất được áp dụng tinh gọn.
- Thứ hai, thời gian chờ. Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hoặc luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm cũng được tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên.
- Thứ ba, vận chuyển không cần thiết. Vận chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất nên nhắm tới mô hình lý tưởng là sản phẩm đầu ra của một công đoạn được sử dụng tức thời bởi công đoạn kế tiếp. Việc vận chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất.
- Thứ tư, gia công quá mức cần thiết hoặc không chính xác. Đó là tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm – ví dụ như đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm.
- Thứ năm, tồn kho quá mức. Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn.
- Thứ sáu, chuyển động thừa. Bất kỳ các chuyển động tay chân hoặc việc đi lại không cần thiết của người lao động không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân.
- Thứ bảy, khuyết tật. Sản xuất các bộ phận khuyết tật hoặc sửa sai, gia công lại đồng nghĩa với sự lãng phí thời gian và sức lực, thực hiện việc xử lý không cần thiết. Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng bán, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết. Sửa sai và gia công lại khi một việc phải được làm lại bởi vì nó không được làm đúng trong lần đầu tiên. Quá trình này không chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông thoáng dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung.
- Thứ tám, thông tin và kiến thức rời rạc. Đây là trường hợp khi thông tin và kiến thức không có sẵn tại nơi hay vào lúc được cần đến. Ở đây cũng bao gồm thông tin về các thủ tục quy trình, thông số kỹ thuật và cách thức giải quyết vấn đề. Thiếu những thông tin chính xác thường gây ra phế phẩm và tắc nghẽn luồng sản xuất. Ví dụ, thiếu thông tin về công thức phối trộn nguyên liệu, pha màu có thể làm đình trệ toàn bộ quy trình sản xuất hoặc tạo ra các sản phẩm lỗi do các lần thử-sai tốn rất nhiều thời gian.
- Thứ chín, không khai thác sức sáng tạo của người lao động. Việc không thu hút hoặc lắng nghe người lao động của mình có nghĩa chúng ta đang đánh mất thời gian, ý tưởng, kỹ năng, sự đổi mới và cơ hội học hỏi.
Tóm lại, sản xuất tinh gọn là phương pháp quản lý hiện đại được xây dựng trên cơ sở kết hợp quản trị sản xuất truyền thống với quản trị marketing hiện đại nhằm giúp cho tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng phải cạnh tranh gay gắt. Với trình độ quản lý theo kiểu hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không tiếp cận những cách thức quản lý kinh doanh hiện đại mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng thì chẳng sớm thì muộn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu. Vì vậy, việc tiếp cận càng sớm càng tốt cách thức sản xuất tinh gọn là một trong chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Quản lý sản xuất tinh gọn không chỉ dành cho các nhà máy sản xuất công nghiệp mà nó là một công cụ quản lý nói chung và có thể áp dụng cho bất kỳ một doanh nghiệp nào mà doanh nghiệp đó cần phải cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
[1] Philip Kotler, Quản trị marketing, Nhà xuất bản thống kê, 1994, trang 47.
[2] Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất thống kê, 2004, tập 2, trang 357.
Tiến sĩ Kinh tế ngành QTKD, Giảng viên cơ hữu Đại học Tài chính - Marketing và Giảng viên thỉnh giảng các trường Đại học phía Nam
Thứ Hai, 27 tháng 8, 2007
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM TOÀN CẦU
Thực phẩm là sản phẩm thiết yếu của con người. Nhà kinh tế người Anh Thomas Malthus (1766-1834) đã đưa ra dự báo bi quan nhất trong lịch sử. Malthus cho rằng sự gia tăng dân số liên tục cản trở khả năng sản xuất đủ thực phẩm của xã hội. Kết quả là loài người phải chịu số mệnh sống mãi trong nghèo khổ do không đủ thực phẩm để ăn. Thật may mắn đều này không xảy ra do sự phát triển khoa học – công nghệ đã giúp con người sản xuất ra nhiều thực phẩm hơn. Khoa học – công nghệ không những tạo ra thực phẩm đủ đáp ứng cho loài người mà còn tạo ra sự đa dạng, phong phú thực phẩm để đáp ứng cho nhu cầu thị hiếu khác nhau của con người. Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng tiêu dùng những thực phẩm có giá trị cao hơn trước đây. Thực phẩm có giá trị gia tăng cao có nghĩa là những thực phẩm đã được chế biến qua nhiều công đoạn. Ví dụ thịt đóng hộp sẽ có giá trị cao hơn thịt tươi sống. Do nhu cầu Theo xu hướng này, người ta tiên đoán rằng thị trường thực phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ phát triển mạnh trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không thực sự xảy ra tỷ trọng thực phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc biệt tỷ trọng thực phẩm chế biến có xu hường giảm.
Công việc kinh doanh thực phẩm toàn cầu là công việc khá phức tạp bởi vì các doanh nghiệp phải liên tục phản ứng với sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng chọn lọc hơn và giàu có hơn. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn và đa dạng hơn. Tuy nhiên, những thực phẩm riêng biệt không thể có thị trường toàn cầu bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng khác nhau về thu nhập, thị hiếu, văn hóa, tôn giáo… Những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm đa dạng trên phạm vi toàn cầu là nhờ họ sử dụng khoa học – công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại để tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. Bài viết này sẽ phân tích một số nhân tố quyết định thị trường thực phẩm toàn cầu.
- Quy mô và xu hướng phát triển của thị trường thực phẩm toàn cầu
Thực phẩm có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng qua hệ thống bán lẻ như chợ, siêu thị…, hoặc bán cho hệ thống dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp chế biến suất ăn công nghiệp….Doanh số bán thực phẩm trên toàn cầu năm 2002 ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD. Trong đó, trên 40% bán qua hệ thống dịch vụ ăn uống (bảng 1). Điều này chứng tỏ rằng xu hướng ăn uống tiện lợi ngày càng gia tăng.
BẢNG 1: DOANH SỐ THỰC PHẨM TOÀN CẦU, NĂM 2002.
Đơn vị tính: Tỷ USD
STT |
Hệ thống bán lẻ
|
Hệ thống dịch vụ ăn uống
|
Tổng cộng
| |
1 | Thực phẩm tươi sống |
531
|
382
|
913
|
2 | Thực phẩm chế biến |
1.762
|
1.420
|
3.182
|
Trong đó: | ||||
- Thực phẩm đóng gói |
1.148
|
828
|
1.976
| |
- Đồ uống |
614
|
592
|
1.206
| |
+ Thức uống có cồn |
316
|
422
|
729
| |
+ Nước uống không có ga |
53
|
12
|
65
| |
+ Nước uống có ga |
245
|
167
|
412
| |
Tổng cộng |
2.293
|
1.803
|
4.096
|
Nguồn: Euromonitor, 2003
Trong hệ thống bán lẻ (bảng 1), thực phẩm có thể chia ra thực phẩm tươi sống 531 tỷ USD, chiếm 23,2%, còn thực phẩm chế biến 1.762 tỷ USD, chiếm 76,8%. Trong ngành thực phẩm chế biến thì doanh số ngành thực phẩm đóng gói 1.148 tỷ USD, chiếm 65,2 % và đồ uống 614 tỷ USD, chiếm 34,8%. Doanh số thực phẩm đóng gói của các quốc gia có thu nhập cao như Mỹ, Nhật và Tây Âu chiếm trên 60% doanh số toàn cầu và họ đã chi tiêu 50% chi tiêu cho ăn uống là các sản phẩm đã đóng gói, trong khi đó các nước đang phát triển chỉ dành chưa tới 1/3 chi tiêu cho sản phẩm đóng gói (USDA, 2005). Doanh số của thực phẩm đóng gói khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của các quốc gia (Bảng 2).
BẢNG 2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HÀNG NĂM CỦA DOANH SỐ BÁN LẺ THỰC PHẨM ĐÓNG GÓI
Nhóm quốc gia
|
Thu nhập quốc gia gộp/đầu người (GNI/Capita)
|
Doanh số bán lẻ/đầu người (năm 2002)
|
Tốc độ tăng trưởng bán lẻ
|
Tốc độ tăng trưởng tính trên đầu người
| ||
1996-2002
|
2002-2008
(dự báo của Euromonitor)
|
1996-2002
|
2002-2008
(dự báo của Euromonitor)
| |||
USD/người
|
USD/người
|
%
|
%
|
%
|
%
| |
Thu nhập cao
|
>=9.266
|
979
|
3,2
|
1,7
|
2,5
|
1,1
|
Trung bình cao
|
2.996-9.265
|
298
|
8,1
|
4,0
|
6,7
|
2,8
|
Trung bình thấp
|
756-2.995
|
143
|
28,8
|
4,4
|
28,1
|
3,8
|
Thu nhập thấp
|
<755
|
63
|
12,9
|
6,1
|
11,9
|
5,3
|
Trong bảng 2, chúng ta thấy có quy mô thị trường tính theo doanh số bán lẻ trên đầu người ở các quốc gia có thu nhập cao cao hơn 15,5 lần so với các nước có thu nhập thấp. Điều này, chứng tỏ chi tiêu cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao ở các nước này cao hơn. Bảng 3, cung cấp số liệu về quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ một số sản phẩm chọn lựa.
BẢNG 3: QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ BÁN LẺ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỌN LỰA
Thị trường |
Doanh số bán lẻ 2002
(Triệu USD)
|
Tốc độ tăng trưởng hàng năm 1998-2003 (%)
| ||||||||
Dầu và bơ
|
Bột ngũ cốc
|
Thức ăn chế biến sẵn
|
Thực phẩm khô
|
Sản phẩm sữa
|
Dầu và bơ
|
Bột ngũ cốc
|
Thức ăn chế biến sẵn
|
Thực phẩm khô
|
Sản phẩm sữa
| |
Các nước thu nhập cao GNI/Người >=9.266 USD | ||||||||||
Pháp |
2.294
|
646
|
2.924
|
1.085
|
14.733
|
1,3
|
5,0
|
4,8
|
1,5
|
3,8
|
Đức |
2.413
|
711
|
1.986
|
1.969
|
13.798
|
-1,7
|
0,4
|
3,4
|
2,2
|
2,4
|
Nhật |
2.731
|
300
|
11.573
|
22.510
|
18.801
|
-1,8
|
2,2
|
4,9
|
-1,5
|
0,9
|
Singapore |
35
|
17
|
22
|
139
|
134
|
2,2
|
10,0
|
3,6
|
3,6
|
4,7
|
Anh |
1.997
|
1.999
|
6.172
|
1.215
|
10.239
|
1,1
|
1,0
|
5,9
|
3,5
|
1,8
|
Mỹ |
4.673
|
9.476
|
17.278
|
9.965
|
46.969
|
-0,1
|
1,3
|
5,8
|
1,4
|
3,8
|
Các nước có thu nhập trung bình cao GNI/người: 2.966-9.265 | ||||||||||
Brazil |
2.559
|
117
|
203
|
3.369
|
7.106
|
24,0
|
8,9
|
17,3
|
16,1
|
13,4
|
Chi lê |
250
|
48
|
10
|
217
|
747
|
1,0
|
10,3
|
4,0
|
-0,2
|
3,7
|
Cộng hòa Czech |
443
|
19
|
201
|
221
|
1.427
|
0,8
|
12,4
|
10,8
|
11,3
|
4,4
|
Hungary |
319
|
40
|
124
|
378
|
1.206
|
6,9
|
16,2
|
10,2
|
7,9
|
8,6
|
Mexico |
1.105
|
1.008
|
36
|
1.757
|
7.393
|
9,6
|
14,6
|
13,8
|
20,8
|
9,8
|
Nam Phi |
964
|
144
|
196
|
637
|
1.404
|
10,4
|
4,0
|
3,3
|
7,9
|
6,2
|
Hàn Quốc |
782
|
141
|
24
|
3.936
|
2.608
|
4,9
|
9,2
|
5,0
|
4,6
|
4,1
|
Thổ Nhĩ Kỳ |
2.097
|
27
|
33
|
447
|
4.692
|
1,5
|
2,2
|
-1,1
|
-1,8
|
3,0
|
Các nước thu nhập trung bình thấp GNI/người: 756-2.995 | ||||||||||
Bulgaria |
142
|
6
|
4
|
60
|
348
|
2,9
|
14,5
|
5,0
|
4,4
|
5,1
|
Trung Quốc |
1.576
|
–
|
665
|
4.615
|
4.479
|
11,2
|
–
|
2,9
|
10,4
|
15,4
|
Colombia |
909
|
58
|
20
|
754
|
3.266
|
5,6
|
11,0
|
8,9
|
11,0
|
13,3
|
Morocco |
697
|
1
|
1
|
98
|
705
|
3,5
|
16,1
|
5,1
|
5,1
|
5,9
|
Philippines |
492
|
23
|
30
|
305
|
571
|
8,0
|
12,0
|
4,8
|
12,0
|
11,0
|
Romania |
270
|
6
|
3
|
169
|
652
|
29,4
|
27,8
|
34,6
|
37,3
|
27,3
|
Nga |
3.095
|
207
|
618
|
1.543
|
3.790
|
-3,6
|
2,5
|
9,3
|
-3,8
|
1,8
|
Các nước thu nhập thấp GNI/người < 755 | ||||||||||
Ấn độ |
1.466
|
16
|
–
|
437
|
1.245
|
5,5
|
11,7
|
–
|
10,6
|
9,8
|
Indonesia |
404
|
20
|
12
|
1.944
|
895
|
6,7
|
10,8
|
9,5
|
3,8
|
14,8
|
Ukraine |
1.177
|
9
|
33
|
457
|
651
|
19,6
|
20,7
|
12,5
|
12,6
|
10,4
|
Việt Nam |
208
|
0.2
|
–
|
96
|
156
|
14,7
|
182,0
|
–
|
30,6
|
10,6
|
Nguồn: Euromonitor
Theo bảng 3, ở các quốc gia đang phát triển nhu cầu các sản phẩm như dầu bơ, bột ngũ cốc và sản phẩm sữa đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, nhưng đối với thức ăn làm sẵn có quy mô thị trường nhỏ và xu hướng tăng trưởng thấp. Điều này ngược lại xu hướng tiêu dùng ở các nước phát triển. Mặc dù các quốc gia có thu nhập cao có doanh số bán lẻ thực phẩm chế biến chiếm 60% doanh số toàn cầu nhưng thị trường đã bão hòa, tốc độ tăng trưởng, thậm chí giảm như dầu bơ. Tốc độ tăng trưởng này chủ yếu là do tốc độ tăng dân số hơn là do sự gia tăng chi tiêu. Đối với các nước đang phát triển có nhu cầu về thực phẩm đóng gói có xu hướng tăng mạnh do tốc độ tăng dân số, cũng như tăng chi tiêu cho thực phẩm tính theo đầu người. Tốc độ tăng doanh số của thực phẩm đóng gói ở các quốc gia phát triển chỉ ở mức 2-3%, trong khi đó ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao khoảng 7 % và các nước có thu nhập trung bình thấp trên 28% (Bảng 2).
Tóm lại, thị trường thực phẩm đóng gói ở các nước có thu nhập cao chiếm trên 60% thị phần toàn cầu, nhưng đã bão hòa tiềm năng phát triển hạn chế, trong khi đó xu hướng sẽ tăng lên đối với các nước đang phát triển.
2. Nhu cầu người tiêu dùng thay đổi
Quá trình đô thị hóa đã làm cho lối sống của con người thay đổi. Sự thay đổi lối sống, cùng với việc gia tăng thu nhập và sự thay đổi cấu trúc gia đình đã làm thay đổi chế độ ăn uống của người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. Sức mua tăng lên và chi phí cơ hội tăng lên trong việc chuẩn bị bữa ăn đã dẫn đến sự tăng trưởng nhu cầu thực phẩm được chế biến và có giá trị gia tăng cao. Người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển với thu nhập thấp trước đây chủ yếu sử dụng ngũ cốc như gạo, bắp… nhưng ngày nay họ đã chuyển dần sang những sản phẩm có giá trị cao hơn như thịt, trứng, cá…Tương tự, người tiêu dùng ở các nước phát triển với chế độ ăn uống những thực phẩm đã có giá trị gia tăng cao, họ lại muốn thực phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa. Giá trị gia tăng cao này không những về mặt giá trị dinh dưỡng mà còn về mặt giá trị dịch vụ, tức là sự tiện lợi trong việc chuẩn bị bữa ăn và thời gian để chuẩn bị bữa ăn của gia đình phải giảm xuống.
Mặc dù người tiêu dùng có mức thu nhập cao hơn chi nhiều tiền hơn cho thực phẩm nhưng tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong tổng số chi tieu lại thấp hơn và họ chi tiêu nhiều hơn cho những sản phẩm khác như chăm sóc sức khỏe, giải trí…. Trong suốt thập kỷ qua người tiêu dùng ở các nước phát triển chi tiêu trung bình 13% tổng chi tiêu; trong khi đó ở các nước có thu nhập thấp tỷ lệ này 43% . Ví dụ, năm 2002, chi tiêu cho thực phẩm ở Indonesia chiếm 55% tổng chi tiêu, trong khi đó Hoa Kỳ chỉ có 7% (Seale, Regmi, và Bernstein, 2003). Tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm có giá trị cao tăng lên trong tổngsố chi tiêu cho thực phẩm nói chung phản ánh không những sức mua tăng lên mà lối sống cũng thay đổi. Khi người tiêu dùng có thu nhập nhiều hơn, họ sẽ chi tiêu nhiều cho những sản phẩm phục vụ cho bảo quản, dự trữ, nấu nướng, chế biến thực phẩm…Điều này dẫn đến thay đổi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm. Ví dụ, khi người ta mua tủ lạnh thì họ có xu hướng mua nhiều thực phẩm tươi; nhưng khi họ mua lò viba thì họ mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Bảng 4 và bảng 5 cho chúng ta thấy số liệu về sở hữu tủ lạnh và lò viba ở một số quốc gia
BẢNG 4: SỐ TỦ LẠNH TRÊN 100 HỘ GIA ĐÌNH
Nước
|
1990
|
1995
|
2000
|
2002
|
Trung Quốc
|
1
|
4
|
6
|
6
|
Ấn Độ
|
5
|
9
|
12
|
13
|
Việt Nam
|
9
|
14
|
17
|
18
|
Indonesia
|
13
|
20
|
24
|
26
|
Philippines
|
22
|
31
|
38
|
41
|
Morocco
|
27
|
34
|
41
|
44
|
Ai Cập
|
47
|
56
|
69
|
70
|
Romania
|
59
|
66
|
74
|
76
|
Brazil
|
62
|
75
|
82
|
83
|
Nguồn: Euromonitor, 2003
BẢNG 5: SỐ LƯỢNG LÒ VIBA VÀ DOANH SỐ BÁN LẺ CỦA THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN
Nước |
Năm 2002
|
Tốc độ tăng trưởng trung bình 1998-2002
|
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán thực phẩm chế biến sẵn trung bình 1998-2002
|
Cái/100 hộ
|
%
| ||
Brazil |
5
|
7
|
17
|
Bulgaria |
9
|
23
|
5
|
Chile |
9
|
6
|
4
|
Colombia |
8
|
4
|
9
|
Cộng Hòa Czech |
36
|
8
|
11
|
Hungary |
47
|
9
|
10
|
Indonesia |
1
|
6
|
10
|
Nhật |
91
|
0
|
5
|
Malaysia |
65
|
1
|
2
|
Mexico |
22
|
7
|
14
|
Morocco |
0
|
3
|
5
|
Nga |
4
|
9
|
9
|
Singapore |
53
|
6
|
4
|
South Africa |
6
|
5
|
3
|
Thái Lan |
3
|
3
|
4
|
Anh |
87
|
3
|
6
|
Hoa Kỳ |
85
|
0
|
6
|
Trong bảng 4, chúng ta thấy rằng số lượng hộ gia đình có tủ lạnh tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Ví dụ, Việt Nam năm 1990 chỉ 9 trên 100 hộ có tủ lạnh thì đến năm 2002 đã tăng lên gấp đôi là 18/100 hộ.
Trong bảng 5, chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của việc sở hữu lò viba có cùng xu thế với tốc độ tăng trưởng thực phẩm chế biến sẵn. Ví dụ, Cộng Hòa Czech, Hungary và Bazilcó tốc độ tăng trưởng bình quân 1998-2002 lần lượt là 8%, 9% và 7%; tốc độ tăng trưởng thực phẩm chế biến sẵn lần lượt là 11%, 10% và 17%. Đối các nước có tỷ lệ hộ gia đình có lò viba cao như Nhật (91%), Anh (87%) và Hoa Kỳ (85%) thì tốc độ tăng trưởng thực phẩm chế biến sẵn ở mức trung bình, bình quân tăng trưởng 1998-2002 lần lượt 5%, 6% và 6%. Trừ Bulgaria tốc độ tăng trưởng lò viba cao (23%), nhưng chỉ có 9% hộ có lò vi ba. Điều này chứng tỏ điểm xuất phát của Bulgary còn thấp nên tốc độ tăng trưởng cao.
Thói quen ăn uống ở các quốc gia cũng thay đổi khi thu nhập thay đổi. Bảng 7, sẽ cho chúng ta thấy sự thay đổi về thói quen tiêu dùng.
BẢNG 7: TỶ LỆ CHI TIÊU VÀ MỨC ĐÓNG GÓP CALORIE CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM KHÁC NHAU.
Quốc gia |
Tổng
|
Ngũ cốc
|
Rau quả
|
Thịt
|
Trứng, sữa
|
Thủy sản
|
Tổng
|
Ngũ cốc
|
Rau quả
|
Thịt
|
Trứng, sữa
|
Thủy sản
|
Nguồn cung cấp calorie trên đầu người
năm 1996
|
Nguồn cung cấp calorie trên đầu người
năm 2000
| |||||||||||
Phát triển |
3.203
|
1.020
|
163
|
342
|
326
|
46
| 3.260 |
1.006
|
173
|
342
|
766
|
45
|
Đang phát triển |
2.644
|
1.494
|
124
|
156
|
100
|
22
| 2.679 |
1.453
|
135
|
182
|
102
|
23
|
Hoa Kỳ |
3.616
|
639
|
196
|
427
|
431
|
28
| 3.772 |
848
|
209
|
446
|
445
|
30
|
EU |
3.401
|
838
|
208
|
431
|
362
|
42
| 3.487 |
864
|
218
|
441
|
365
|
44
|
Bazil |
2.868
|
897
|
132
|
299
|
223
|
12
| 2.985 |
901
|
123
|
337
|
218
|
10
|
Trung Quốc |
2.941
|
1.736
|
145
|
325
|
76
|
31
| 3.029 |
1.646
|
176
|
411
|
84
|
35
|
Ấn độ |
2.446
|
1.549
|
81
|
22
|
114
|
9
| 2.428 |
1.455
|
93
|
22
|
118
|
8
|
Philippines |
2.360
|
1.203
|
188
|
166
|
50
|
71
| 2.379 |
1.231
|
181
|
188
|
52
|
63
|
Việt Nam |
2.508
|
1.826
|
98
|
168
|
13
|
33
| 2.583 |
1.796
|
106
|
203
|
15
|
35
|
Chi tiêu tính trên đầu người năm 1996
(USD)
|
Chi tiêu tính trên đầu người năm 2000
(USD)
| |||||||||||
Hoa Kỳ |
1.543
|
247
|
179
|
307
|
176
|
77
|
1.745
|
274
|
202
|
337
|
202
|
89
|
EU |
1.261
|
204
|
190
|
302
|
170
|
30
|
1.440
|
229
|
220
|
341
|
194
|
41
|
Bazil |
233
|
34
|
22
|
47
|
37
|
3
|
363
|
46
|
37
|
75
|
64
|
5
|
Trung Quốc |
129
|
26
|
30
|
35
|
9
|
11
|
136
|
21
|
35
|
37
|
11
|
14
|
Ấn độ |
87
|
23
|
24
|
2
|
15
|
4
|
129
|
28
|
39
|
3
|
22
|
7
|
Philippines |
185
|
63
|
19
|
31
|
16
|
31
|
233
|
71
|
26
|
37
|
21
|
42
|
Việt Nam |
48
|
12
|
12
|
8
|
4
|
3
|
61
|
15
|
15
|
10
|
5
|
4
|
Nguồn: FAO
Năm 2000, người dân Việt Nam được cung cấp 2.583 calorie/ngày, thấp hơn Hoa Kỳ gần 1200 calories/ngày, nhưng lượng ngũ cốc cung cấp calories của Việt Nam và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lần lượt là 69,5%, 22,5%. Mặc dù, lượng calories cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với Việt Nam nhưng mức chi tiêu cho ngũ cốc của người dân Hoa Kỳ cao hơn 18 lần của người Việt Nam (Hoa Kỳ: 274 USD, Việt Nam 15 USD). Mức chi tiêu cao hơn mà người dân Hoa Kỳ phải trả phản ánh giá trị gia tăng của ngũ cốc ở Hoa Kỳ cao hơn.
Bảng 7 cũng phản ánh sự thay đổi trong chi tiêu thực phẩm khác nhau giữa năm 1996 và năm 2000. Lượng calories của Hoa Kỳ năm 2000 so với năm 1996 chỉ tăng 4% nhưng chi tiêu cho thực phẩm tăng 13%. Trong đó lượng calories do sữa, trứng cung cấp chỉ tăng 3%, nhưng chi tiêu tăng 15%. Nếu xem xét ở các nước, chúng ta cũng thấy tình trạng tương tự là lượng calories tăng trưởng thấp hơn chi tiêu cho thực phẩm. Điều này phản ánh nhu cầu sản phẩm có giá trị gia tăng cao đang tăng lên.
Tóm lại, thị trường thực phẩm toàn cầu đang có hai xu hướng chuyển dịch: thứ nhất, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có giá trị gia tăng cao đang tăng lên. Đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam thì hàng thực phẩm đóng gói chưa nhiều và chưa lan tỏa đến các vùng nông thôn, nhưng việc chi tiêu cho thực phẩm có chiều hướng tăng lên. Điều này đã phản ánh nhu cầu thực phẩm có giá trị gia tăng đang tăng lên. Thu nhập của người dân tăng lên họ sẽ mua sắm nhiều phương tiện phục vụ cho việc ăn uống như tủ lạnh và lò viba, điều này làm cho thói quen tiêu dùng thay đổi. Thứ hai, nhu cầu thực phẩm có giá trị gia tăng cao đang dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là nền kinh tế mới nổi lên như Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam. Mặc dù nhu cầu hàng thực phẩm có giá trị gia tăng cao của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật và EU vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nhưng đang có dấu hiệu bão hòa, tốc độ tăng trưởng của ngành này ở các nước phát triển sẽ chậm lại, trong khi đó các quốc gia đang phát triển sẽ tăng lên nhanh chóng. Trong xu hướng này đòi hỏi các nước và các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần phải có chiến lược phù hợp để phản ứng với sự thay đổi của thị trường thực phẩm toàn cầu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
TS. Bảo Trung 1. Khái niệm giá trị cảm nhận của khách hàng Từ những năm cuối thế kỷ 20 khái niệm “giá trị cảm nhận” đã được các...
-
LÝ THUYẾT CHI PHÍ GIAO DỊCH: ÁP DỤNG VÀO NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THEO HỢP ĐỒNG VÀ SỰ LIÊN KẾT DỌC GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TS. Bảo Trung Lý...
-
LUẬN CỨ KHOA HỌC SẢN XUẤT NÔNG SẢN THEO HỢP ĐỒNG TS. Bảo Trung 1. GIỚI THIỆU Sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng ngày càng đóng vai ...