Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2009


THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG

Đề tài luận án: PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ GIAO DỊCH NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.05.01

Họ và tên nghiên cứu sinh: BẢO TRUNG

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS.Vũ Trọng Khải
2. TS.Phạm Xuân Lan
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt những kết luận mới của luận án:
  • Luận án khẳng định thể chế giao dịch nông sản là khung pháp lý hay tập quán và thông lệ quy định về cấu trúc tổ chức và cơ chế vận hành của các hoạt động giao dịch nông sản giữa 2 hay nhiều chủ thể tham gia phù hợp với điều kiện vật chất nhất định.
  • Dựa trên bản chất kinh tế - xã hội của các hình thức giao dịch, luận án khẳng định có 3 loại hình thể chế giao dịch nông sản: thể chế giao dịch giao ngay, thể chế giao dịch sản xuất theo hợp đồng và thể chế giao dịch giao sau.
  • Luận án khẳng định giao dịch giao ngay có hai hình thức: giao dịch phân tán và giao dịch tập trung. Để phát triển thể chế giao dịch giao ngay, luận án đề xuất hoàn thiện cấu trúc, cơ chế và điều kiện vật chất của giao dịch phân tán theo hướng hình thành chuỗi giá trị gia tăng. Đối với giao dịch tập trung, luận án đề xuất hoàn thiện các loại hình dịch vụ bán buôn theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hóa. Một số giải pháp hỗ trợ phát triển thể chế giao dịch giao ngay: thứ nhất, sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật thương mại 2005, một số Nghị định và Quyết định; thứ hai, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho nông dân, doanh nghiệp, HTX, người mua gom; thứ ba, quản lý hoạt động kinh doanh của người mua gom trong tiêu thụ nông sản; thứ tư, điều tiết cung cầu nông sản và tổ chức lưu thông hàng hóa; và thứ năm, thu hút các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và thương mại.
  • Luận án khẳng định sản xuất theo hợp đồng là phương thức kinh doanh nông sản tiên tiến phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp. Bản chất của giao dịch sản xuất theo hợp đồng là giá cả được thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở phân bổ 3 yếu tố: lợi ích, rủi ro và quyền quyết định. Để phát triển thể chế giao dịch sản xuất theo hợp đồng, luận án đề xuất hướng hoàn thiện cấu trúc, cơ chế và điều kiện vật chất cho các hình thức sản xuất theo hợp đồng như mô hình tập trung, trang trại hạt nhân, đa chủ thể và trung gian. Luận án đưa ra một số giải pháp: thứ nhất, hoàn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng trong lĩnh vực nông nghiệp; thứ hai, tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản; thứ ba, hoàn thiện chính sách tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp; thứ tư, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tổ hợp tác và HTX.
  • Luận án khẳng định các hình thức mua bán nông sản ở Việt Nam như "mua mão", "mua lúa non", "hợp đồng bao tiêu nông sản", "hợp đồng trừ lùi chốt giá sau" là hình thức giao dịch triển hạn của loại hình giao dịch giao sau, nhưng chưa có công cụ bảo hiểm rủi ro; còn giao dịch kỳ hạn mới phát triển trong kinh doanh cà phê; giao dịch quyền chọn chưa phát triển đối với hàng nông sản. Để phát triển thể chế giao dịch giao sau, Việt Nam cần xây dựng Sở giao dịch hàng hóa nông sản. Luận án đề xuất một số giải pháp hỗ trợ phát triển thể chế giao sau: thứ nhất, hoàn thiện pháp luật liên quan đến giao dịch giao sau nông sản; thứ hai, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề giao dịch hàng hóa nông sản.

Techz.vn đánh giá Khoa Marketing, UFM