Ngành mía đường sẽ không còn ngọt trong năm 2013? Góc nhìn từ tính chu kỳ ngành
Tác giả Lê Tất Thành
Chuyên
viên phân tích độc lập
Theo TTVN
Lịch sử ngành mía đường Việt Nam cho thấy rằng mía đường là ngành có tính chu kỳ xấp xỉ 5 năm với giá cả và lợi nhuận của ngành có mối quan hệ nghịch biến với diện tích mía.
Sau
giai đoạn giá mía-đường liên tục tăng cao, nông dân và giờ đây là cả các “đại
gia” mía đường đang tích cực gia tăng diện tích mía. Và không còn nghi ngờ gì nữa,
đỉnh của ngành mía đường một lần nữa đang được lặp lại theo chu kỳ của nó!
Từ dữ liệu quá khứ
Lịch sử ngành mía đường Việt Nam cho thấy rằng mía đường là ngành có tính chu kỳ xấp xỉ 5 năm với giá cả và lợi nhuận của ngành có mối quan hệ nghịch biến với diện tích mía. Mỗi lần diện tích mía từ 300 ngàn ha trở lên là dấu hiệu cảnh báo ngành mía đường đang ở đỉnh của chu kỳ, giá mía đường sẽ xuống thấp và ngành chuẩn bị đón một đợt sụt giảm lợi nhuận do hệ quả của nguồn cung dư thừa.
Bất chấp nhu cầu tiêu thụ đường của các nhà máy nước giải khát, bánh kẹo và tiêu thụ đường trực tiếp gia tăng trong 10 năm qua (trung bình khoảng 3%/ năm), năng suất mía cũng gia tăng từ mức 50 tấn/ha trong năm 2003 lên 55 tấn/ha giai đoạn 2007-2008 và đến 61-63 tấn/ha giai đoạn 2012-2013, nên diện tích mía có thể được xem là chỉ tiêu khá chuẩn mực để đánh giá tính chu kỳ của ngành mía đường Việt nam.
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp, Hiệp Hội Mía Đường
Nhìn vào hình 2 có thể thấy mối quan hệ này rất rõ nét: lợi nhuận của SBT và BHS thấp nhất trong những năm diện tích mía ở vùng đỉnh (trên 300 ngàn ha) dẫn đến ngành đường dư thừa nguồn cung như niên vụ 2003 và 2008; và lợi nhuận cao nhất trong những năm ngành đường có diện tích ở vùng đáy (khoảng 260 ngàn ha) dẫn đến nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu như niên vụ 2006 và 2011.
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp, Hiệp Hội Mía Đường, BCTC SBT và
BHS
Niên vụ 2012, năng suất mía tăng nhẹ và
diện tích mía tăng 12 ngàn ha so với 2011 đạt 283 ngàn ha, nằm ở giữa chu kỳ của
ngành nên việc các doanh nghiệp mía đường gần đây công bố lợi nhuận gộp 3 quý
năm 2012 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước cũng là một điều dễ hiểu, vẫn nằm
trong chu kỳ của ngành mía.
Nguồn: BCTC các doanh nghiệp
Cần biết rằng, chu kỳ 5 năm của ngành mía
đường không phải là đặc điểm riêng có tại Việt Nam mà nó phổ biến trên thế giới
do đặc điểm của cây mía có tính chu kỳ (trồng và thu hoạch trong 3 năm). Quan
sát biến động giá đường thế giới có thể thấy giá đường đạt đỉnh vào các niên vụ
2001, 2006, 2011 và đạt đáy vào các niên vụ 2002, 2007.
Nguồn: FAO
Dự
báo niên vụ 2013: Đỉnh của chu kỳ ngành và đáy lợi nhuận của các nhà máy đường
Việt Nam
Theo Hiệp hội mía đường, bước sang niên vụ 2013, diện tích mía dự kiến đạt 300 ngàn ha, bên cạnh đó là 3.503 ha mà SBT và BHS đã ứng vốn cho các doanh nghiệp đối tác Campuchia trồng mới tại tỉnh Svay Riêng, nâng tổng diện tích mía tiêu thụ tại Việt Nam lên 303 ngàn ha (không tính diện tích mía 10 ngàn ha của HAGL vì sản xuất tại Lào và Bộ Tài Chính không chấp nhận đề nghị của Bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu đường riêng cho HAGL theo công văn 7043/BTC-CST, HAGL cũng phủ nhận thông tin xuất về Việt Nam).
Từ dữ liệu quá khứ, diện tích mía đang báo hiệu ngành ở vùng đỉnh của chu kỳ. Và thực vậy, diện tích này lớn hơn mốc cảnh báo 300 ngàn ha, nằm trong chu kỳ 5 năm của ngành mía 2003 – 2008 – 2013 (xem hình 1), trùng với triển vọng giá đường thế giới đang sụt giảm khi các nước sản xuất đường chính như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc có vụ mùa bội thu và theo kế hoạch sản xuất của 40 nhà máy đường trong niên vụ 2013 thì sản lượng đường dự kiến đạt 1.6 triệu tấn, mức sản lượng kỷ lục của ngành đường Việt Nam!
Vì vậy, tương ứng với vùng đỉnh mía-đường, rõ ràng rằng “mía” của người nông dân, “đường” của các nhà máy và các DN niêm yết sẽ không còn ngọt trong năm 2013 khi nguồn cung đường sẽ trở nên thừa thãi và giá đường đang tiếp tục đi xuống. Một lần nữa lịch sử ngành đường đang lặp lại chính nó và tương lai đã có thể nhìn thấy trước!
Từ dữ liệu quá khứ
Lịch sử ngành mía đường Việt Nam cho thấy rằng mía đường là ngành có tính chu kỳ xấp xỉ 5 năm với giá cả và lợi nhuận của ngành có mối quan hệ nghịch biến với diện tích mía. Mỗi lần diện tích mía từ 300 ngàn ha trở lên là dấu hiệu cảnh báo ngành mía đường đang ở đỉnh của chu kỳ, giá mía đường sẽ xuống thấp và ngành chuẩn bị đón một đợt sụt giảm lợi nhuận do hệ quả của nguồn cung dư thừa.
Bất chấp nhu cầu tiêu thụ đường của các nhà máy nước giải khát, bánh kẹo và tiêu thụ đường trực tiếp gia tăng trong 10 năm qua (trung bình khoảng 3%/ năm), năng suất mía cũng gia tăng từ mức 50 tấn/ha trong năm 2003 lên 55 tấn/ha giai đoạn 2007-2008 và đến 61-63 tấn/ha giai đoạn 2012-2013, nên diện tích mía có thể được xem là chỉ tiêu khá chuẩn mực để đánh giá tính chu kỳ của ngành mía đường Việt nam.
Hình 1: Diện tích và giá
mía, 2003 – 2013E
Lưu ý:
Diện tích niên vụ 2012-2013 (gọi tắt là niên vụ 2013) dựa trên kế hoạch sản xuất
của 40 nhà máy đường. Giá đường niên vụ 2013 được lấy ở thời điểm hiện tại của
khu vực ĐBSCL để phản ánh xu hướng giảm giá đường, không đại diện cho cả niên vụ
2013
Để minh chứng biến động lợi nhuận của
các doanh nghiệp mía đường với chu kỳ ngành. Tôi dùng lợi nhuận gộp của BHS và
SBT với diện tích mía theo thời gian vì (1) lợi nhuận gộp chỉ phản ánh mối quan
hệ giữa nhà máy đường với người tiêu dùng và nông dân nên đánh giá chính xác
hơn các chỉ tiêu lợi nhuận khác; (2) hai nhà máy đường SBT và BHS có dữ liệu
tài chính quá khứ đủ dài và đại diện được cho ngành mía đường.Nhìn vào hình 2 có thể thấy mối quan hệ này rất rõ nét: lợi nhuận của SBT và BHS thấp nhất trong những năm diện tích mía ở vùng đỉnh (trên 300 ngàn ha) dẫn đến ngành đường dư thừa nguồn cung như niên vụ 2003 và 2008; và lợi nhuận cao nhất trong những năm ngành đường có diện tích ở vùng đáy (khoảng 260 ngàn ha) dẫn đến nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu như niên vụ 2006 và 2011.
Hình 2: Diện tích mía và lợi
nhuận gộp của SBT và BHS, 2003 – 2011
Hình 3: Lợi nhuận gộp của
các doanh nghiệp mía đường (tỷ đồng), 3 quý 2011 so với 3 quý 2012
Hình 4: Giá đường thế giới
(USD cents/lb), 2000 – 11T/2012
Theo Hiệp hội mía đường, bước sang niên vụ 2013, diện tích mía dự kiến đạt 300 ngàn ha, bên cạnh đó là 3.503 ha mà SBT và BHS đã ứng vốn cho các doanh nghiệp đối tác Campuchia trồng mới tại tỉnh Svay Riêng, nâng tổng diện tích mía tiêu thụ tại Việt Nam lên 303 ngàn ha (không tính diện tích mía 10 ngàn ha của HAGL vì sản xuất tại Lào và Bộ Tài Chính không chấp nhận đề nghị của Bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu đường riêng cho HAGL theo công văn 7043/BTC-CST, HAGL cũng phủ nhận thông tin xuất về Việt Nam).
Từ dữ liệu quá khứ, diện tích mía đang báo hiệu ngành ở vùng đỉnh của chu kỳ. Và thực vậy, diện tích này lớn hơn mốc cảnh báo 300 ngàn ha, nằm trong chu kỳ 5 năm của ngành mía 2003 – 2008 – 2013 (xem hình 1), trùng với triển vọng giá đường thế giới đang sụt giảm khi các nước sản xuất đường chính như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc có vụ mùa bội thu và theo kế hoạch sản xuất của 40 nhà máy đường trong niên vụ 2013 thì sản lượng đường dự kiến đạt 1.6 triệu tấn, mức sản lượng kỷ lục của ngành đường Việt Nam!
Vì vậy, tương ứng với vùng đỉnh mía-đường, rõ ràng rằng “mía” của người nông dân, “đường” của các nhà máy và các DN niêm yết sẽ không còn ngọt trong năm 2013 khi nguồn cung đường sẽ trở nên thừa thãi và giá đường đang tiếp tục đi xuống. Một lần nữa lịch sử ngành đường đang lặp lại chính nó và tương lai đã có thể nhìn thấy trước!