Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

ĐỊNH HƯỚNG CHỈNH SỬA, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 80/2002/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH TIÊU THỤ NÔNG SẢN THÔNG QUA HỢP ĐỒNG

TS. Bảo Trung


 

Quyết định 80/2002/QĐ-TTg (QĐ 80) của Thủ tướng Chính phủ ban hành cho đến nay gần 9 năm. Quyết định này đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu và thảo luận nhiều lần và có nhiều bài báo khoa học đề cập đến Quyết định này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chủ trì chỉnh sửa, bổ sung nhưng cho đến nay các dự thảo thay thế QĐ 80 vẫn chưa được thông qua. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi, đặc biệt QĐ 80 ban hành trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), do vậy nhiều điều khoản trong QĐ 80 không còn phù hợp. Để tiếp tục góp phần vào dự thảo chỉnh sửa, bổ sung QĐ 80, bài báo này tiếp tục đanh giá những hạn chế của QĐ 80 và đề xuất một số định hướng chỉnh sửa, bổ sung với hy vọng rằng một Quyết định mới ban hành phù hợp với thực tiễn sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam.

  1. Phân tích, đánh giá Quyết định 80/2002/QĐ-TTg

    1. Các hình thức và bản chất của các hình thức tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng theo QĐ 80

Ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 80 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Điều 1 của quyết định này có nêu:

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá (bao gồm nông sản, lâm sản, thuỷ sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.

Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.

Điều 2 của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg quy định: "Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất"

Nếu căn cứ vào Bộ Luật dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005, bản chất của hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa ký kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất theo QĐ 80 là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, do quy định tại Điều 2 thì hợp đồng này không phải là hợp đồng mua bán giữa người sản xuất và doanh nghiệp trên thị trường giao ngay. Vậy hợp đồng theo QĐ 80 có thể thuộc 3 dạng sau: hợp đồng sản xuất, hợp đồng bao tiêu và hội nhập dọc.

Cũng theo Điều 2 của QĐ 80 đã quy định:

"Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa được ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức:

  • Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá;
  • Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;
  • Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá;
  • Liên kết sản xuất: hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp".

Đối với các hình thức "Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa", xét về bản chất đây có thể xem là hình thức "hợp đồng sản xuất" vì doanh nghiệp có đầu tư về vốn, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ và mua nông sản theo hợp đồng đã ký với nông dân.

Đối với hình thức "bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa""trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hóa", về bản chất, đây là hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Hình thức "liên kết sản xuất" là hình thức hình thức góp vốn đầu tư hoặc hợp đồng cho thuê tài sản.

Do bản chất của các hình thức này khác nhau cho nên quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán có khác nhau. Tuy vậy, QĐ 80 chưa nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán đối với từng hình thức. QĐ 80 đồng nhất giữa khái niệm hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với khái niệm sản xuất theo hợp đồng. Về mục tiêu của QĐ 80 là Nhà nước mong muốn phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng nhưng trong QĐ 80 lại đưa ra các hình thức không phù hợp. Việc không phân biệt rõ bản chất của các hình thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng nên khi vận dụng QĐ 80 và thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí cách hiểu bản chất của các hình thức này trong thực tiễn khác nhau. Qua phỏng vấn các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có người cho rằng hợp đồng ký kết theo QĐ 80 không phải là hợp đồng mua bán mà chỉ mới là một "Biên bản thỏa thuận" hay "Bản ghi nhớ". Cách hiểu này hiện nay sẽ không đúng với cách diễn đạt ở Điều 2: "… Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa phải đảm bảo nội dung và hình thức quy định pháp luật." và Điều 4: "Việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hợp đồng". Nếu căn cứ vào "Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989" thì hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo QĐ 80 không phải là hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên theo Bộ Luật dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 thì các hình thức ký kết hợp đồng này là phù hợp.

  1. Đánh giá một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng nông sản với người sản xuất theo QĐ 80

  2. Chính sách đất đai

Theo Mục 1, Điều 3 của QĐ 80 đã quy định về chính sách đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa. Tuy nhiên, các nội dung này được QĐ 80 nêu: "Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản; chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp tổ chức sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá; chỉ đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết".

Đối với doanh nghiệp thì QĐ 80 có nêu: "Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hoá thì được ưu tiên thuê đất. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư".

Việc quy định về chính sách đất đai như QĐ 80 đã nêu không có giá trị thực tiễn. Thứ nhất, các điều khoản này chưa được cụ thể hóa nên không thể áp dụng vào thực tiễn. Thứ hai, QĐ 80 là văn bản dưới luật nên giá trị pháp lý không cao, trong khi đó để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng thì việc tích tụ và tập trung đất đai là một trong những điều kiện cần để tăng quy mô sản xuất hàng hóa, nhưng nội dung này phải do Quốc Hội quyết định.

  1. Chính sách đầu tư

Đối với chính sách đầu tư, mục 2 Điều 3 đã quy định: "Vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi, điện,...), hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm định chất lượng nông sản hàng hoá. Cơ chế tài chính và hỗ trợ ngân sách thực hiện như quy định tại Điều 3, Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ". Tuy nhiên, theo Quyết định 132/QĐ-TTg có nêu: "Các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn phải được thực hiện bằng việc huy động đóng góp của nhân dân là chủ yếu (bằng tiền, hiện vật, ngày công,…), nhà nước xem xét để hỗ trợ một phần;…". Với chính sách này so với nhiều chính sách trước đây về việc "xã hội hóa" cơ sở hạ tầng nông thôn không có khác. Chính sách này không tạo động lực cho nông dân và doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản.

  1. Chính sách tín dụng

Đối với chính sách tín dụng, QĐ 80 đã ban hành nhiều chính sách để giúp cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Tuy nhiên trong thực tiễn, cả doanh nghiệp và nông dân, nhất là nông dân khó có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại. Đối với chính sách hỗ trợ dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay không còn hiệu lực vì không phù hợp với quy định của WTO. Đối với chính sách hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Hiện nay văn bản này cũng không còn phù hợp.

  1. Chính sách chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ

Đối với chính sách chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, QĐ 80 có nêu "Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh (kể cả nhập khẩu) các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục (chương trình VIDEO, truyền thanh, truyền hình, Internet,...) nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông về tin thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanh nghiệp.

Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư".

Với chính sách này việc thực hiện trong thực tiễn rất khó khăn vì không cụ thể và hiện nay ở Việt Nam đã có hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ th công nghệ, nhưng hiệu quả công tác này chưa cao.

  1. Chính sách thị trường và xúc tiến thương mại

Đối chính sách thị trường và xúc tiến thương mại, QĐ 80 có nêu: "Ngoài các chính sách hiện hành, đối với vùng sản xuất hàng hoá tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân ngay từ đầu vụ được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, Bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội ngành hàng và địa phương tổ chức". Chính sách này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhưng số lượng doanh nghiệp này tiếp cận được với nông dân là thiểu số. Phần lớn người mua nông sản của nông dân là thương lái/hàng xáo. Lực lượng này khó có thể tham gia vào hợp đồng của chính phủ hoặc các chương trình xúc tiến thương mại. Do vậy, tính hiệu lực của chính sách này không cao.

  1. Đánh giá về quyền và nghĩa vụ các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong điều 4, điều 5 và điều 6 của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg liên quan đến nội dung, hình thức, quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng hiện nay không còn phù hợp với Bộ Luật dân sự ngày 14/6/2005 và Luật Thương mại ngày 14/6/2005. Ví dụ, Quyết định này có nêu: "Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được Ủy ban nhân dân xã xác nhận hoặc Phòng công chứng huyện chứng thực". Bộ Luật dân sự ngày 14/6/2005 và Luật Thương mại ngày 14/6/2005 không quy định về việc phải công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán.

Về cơ chế giá, theo điểm 5, điều 8 QĐ 80 có nêu: "Cơ quan quản lý nhà nước về giá của Chính phủ hướng dẫn nguyên tắc xác định giá sàn nông sản hàng hoá mà doanh nghiệp mua của người sản xuất để bảo đảm người sản xuất có lợi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả". Do vậy, ở đây có thể hiểu rằng hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân phải căn cứ vào giá sàn. Về bản chất, giá sàn là giá nhà nước sử dụng để bảo hộ sản xuất nông nghiệp mà trực tiếp là bảo hộ cho nông dân. Về mặt lý luận và thực tiễn, giá sàn chỉ áp dụng một bên là Nhà nước và một bên là người sản xuất. Giá sàn là hình thức Nhà nước hỗ trợ cho người sản xuất để tránh tình trạng thua lỗ khi giá thị trường xuống quá thấp. Việc áp dụng giá sàn trong hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân không phù hợp với cơ chế thị trường. Do vậy, hợp đồng mang nhiều sắc thái của giải quyết chính sách xã hội, chưa phải là một đòn bẩy kinh tế trong kinh tế thị trường.

  1. Đánh giá vai trò của nhà nước trong QĐ 80

  2. Vai trò của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 7 quy định: "UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng tại địa phương". Tuy nhiên, Qua phỏng vấn lãnh đạo Chi cục PTNT tỉnh Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang và Cần Thơ, sau khi QĐ 80 ra đời, tất cả các tỉnh này đều thành lập ban chỉ đạo thực hiện QĐ 80 do Phó chủ tịch tỉnh phụ trách nông nghiệp hoặc công thương đảm nhận. Từ việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện QĐ 80, hầu hết UBND các tỉnh đều chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn thực hiện ký hợp đồng với nông dân để tiêu thụ nông sản. Điều này đã "dấy lên phong trào" mà thường được gọi là "sản xuất theo hợp đồng" và "liên kết 4 nhà". Tuy nhiên do nhận thức chưa đầy đủ về sản xuất theo hợp đồng, cũng như các nội dung trong QĐ 80 nên sau thời gian hăng hái thực hiện thì tình trạng tranh chấp hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân diễn ra thường xuyên và bên này "đổ lỗi" cho bên kia; từ đó, cả nông dân và doanh nghiệp đều không mặn mà với QĐ 80 mà nếu có thực hiện cũng chỉ mang tính hình thức. Điều này có thể thấy rằng UBND các tỉnh chưa đủ khả năng định hướng nông dân và doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản trước khi tiến hành sản xuất như phần lớn các nước trong nền kinh tế thị trường đều ít nhiều áp dụng. Ở mục 2 của điều 7 nêu trên đến nay không còn phù hợp với Luật doanh nghiệp năm 2005. Theo Mục 3, Điều 8, Luật doanh nghiệp 2005 về Quyền doanh nghiệp: "Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng". Do vậy, UBND tỉnh, thành phố không thể "lựa chọn, quyết định" các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ cho nông dân. Đây là quyền của doanh nghiệp.

Qua khảo sát các hộ nông dân có tham gia ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu thấy rằng phần lớn nông dân hiểu biết rất ít về QĐ 80. Điều này chứng tỏ vai trò vận động, tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho người dân của các cấp chính quyền địa phương rất yếu. Ngoài ra theo nội dung đã nêu trong điều 1 và điều 2 thì QĐ 80 là một quyết định liên quan đến việc khuyến khích doanh nghiệp và người sản xuất ký hợp đồng trước để mua bán nông sản. Tuy nhiên, trong thực tiễn QĐ 80 đã được "suy diễn" thành "liên kết 4 nhà". Đây là nhận định chưa hoàn toàn chính xác và việc nhận định không đúng dẫn đến cách tiếp cận những giải pháp khó thực hiện trong thực tiễn.

  1. Vai trò của Bộ, Ngành Trung ương

Điều 8 của QĐ 80 quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan. Căn cứ vào quy định này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư Số 77/2002/BNN-TT, ngày 28 tháng 8 năm 2002 Về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thông tư số 05/2002/TT-NHNN
ngày 27 tháng 9 năm 2002 về việc hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính ban hành Thông tư 04/2003/TT-BTC ngày 10 tháng 1 năm 2003 hướng dẫn một số vấn đề về tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, cho đến nay đã hơn 8 năm kể từ khi QĐ 80 ban hành Bộ Tài chính vẫn chưa xây dựng được cơ chế chính sách lập Quỹ bảo hiểm ngành hàng và Cơ quan quản lý giá của Chính phủ chưa đưa ra nguyên tắc xác định giá sàn nông sản.

  1. Định hướng bổ sung, chỉnh sửa, khắc phục những hạn chế về chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng

    1. Định hướng bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung cơ bản QĐ 80

Định hướng chỉnh sửa tên văn bản:

Về mặt lý luận và thực tiễn đã chứng minh tên gọi của QĐ 80 là không phù hợp. Theo điều 24, Luật thương mại năm 2005, thì hầu hết giao dịch giữa nông dân với thị trường đều là quan hệ hợp đồng. Do vậy, nếu đặt tên "Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng" không phù hợp. Mục tiêu của chính sách này là khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân trước khi nông dân bắt đầu sản xuất. Về bản chất và mong muốn của Nhà nước là thúc đẩy hình thức "sản xuất theo hợp đồng" (contract farming) hoặc có thể gọi cho rõ hơn là "sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp" hoặc "sản xuất nông sản theo hợp đồng". Do đó, tên gọi của QĐ 80 sửa đổi là: "Chính sách khuyến khích sản xuất nông sản theo hợp đồng" hoặc "Chính sách khuyến khích sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp".

Định hướng chỉnh sửa hình thức văn bản pháp quy:

Về mặt hình thức của văn bản thì Quyết định này nên nâng lên thành Nghị định của Chính phủ.

Định hướng chỉnh sửa hình thức ký kết hợp đồng:

Về mặt hình thức sản xuất theo hợp đồng, Nhà nước sẽ khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng trực tiếp với người sản xuất bao gồm HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân dưới các hình thức sau:

  • Hợp đồng gia công
  • Hợp đồng giao khoán đất đai, vườn cây, mặt nước, chuồng trại để người sản xuất trực tiếp sản xuất
  • Hợp đồng đa chủ thể
  • Hợp đồng qua trung gian

Định hướng chỉnh sửa nguyên tắc xác định giá trong hợp đồng:

Nguyên tắc xác định giá trong hợp đồng sản xuất – tiêu thụ nông sản trên cơ sở phân bổ lợi ích, rủi ro và quyền quyết định.

Định hướng chỉnh sửa quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng:

  • Nội dung về "Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công sản phẩm nông nghiệp" sử dụng các điều khoản "Hợp đồng gia công thương mại" của Luật Thương mại ngày 14/6/2005" có bổ sung những nội dung đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp ví dụ như "Bên đặt gia công có nghĩa vụ xây dựng quy trình sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bên nhận gia công", "Bên đặt gia công có quyền giám sát quá trình sản xuất của bên nhận gia công", "Bên nhận gia công có nghĩa vụ thực hiện đúng quy trình và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất do bên đặt gia công đưa ra"…
  • Nội dung về "Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khoán đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản" sử dụng các nội dung trong nghị định 135/2005/NĐ-CP.
  • Nội dung về "Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đa chủ thể trong nghiên cứu khoa học, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản" cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ đối với từng chủ thể tham gia trong hợp đồng này.
  • Nội dung về "Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trung gian sản xuất – tiêu thụ nông sản" sử dụng các điều khoản trong "chương V. Hoạt động trung gian thương mại" của Luật Thương mại ngày 14/6/2005, có chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với sản phẩm nông nghiệp.
  1. Bổ sung, chỉnh sửa và khắc phục hạn chế về chính sách khuyến khích sản xuất theo hợp đồng của QĐ 80

Về chính sách đất đai:

  • Sửa đổi Luật đất đai: Cần cho tư nhân tích tụ ruộng đất để giảm sự manh mún trên đồng ruộng, mới có thể khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày phần sau.
  • Triển khai thực hiện miễn giảm thuế theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Về chính sách tài chính - tín dụng:

  • Thực hiện theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp và nông thôn.
  • Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 151/2006/NĐ-CP.
  • Miễn giảm thuế VAT cho đầu vào nông sản.
  • Xây dựng cơ chế, chính sách để lập Quỹ bảo hiểm ngành hàng.

Về chính sách đầu tư:

  • Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
  • Nhà nước cần đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nối liền nông thôn với thị trường. Thị trường cần đường xá, cầu cống, thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển,...

Về chính sách chuyển giao khoa học và công nghệ:

  • Thực hiện chính sách khuyến nông theo Nghị định số 02/2010 của Chính phủ ngày 08/01/2010 về Khuyến nông.
  • Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí hỗ trợ cho doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: cụ thể theo mục 4, Điều 3 QĐ 80 hiện hành.

Về chính sách thị trường và xúc tiến thương mại

  • Thực hiện đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020" theo Quyết định Số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 1 năm 2010.
  • Ưu tiên cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân được tham gia hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương trình xúc tiến thương mại.

Tóm lại, việc ban hành một văn bản pháp quy để thay thế QĐ 80 là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, một chính sách chỉ phù hợp với thực tiễn khi nó được dựa trên nền tảng khoa học vững chắc. Bài báo này hy vọng đóng góp một ý kiến nhỏ vào việc định hướng chỉnh sửa, bổ sung QĐ 80.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bảo Trung (2009), Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
  2. Vũ Trọng Khải (2009), Liên kết "bốn nhà": chủ trương đúng vẫn tắc!, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 16/6/2009.

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011


Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?
Anh Thư, Dak Lak
Thứ Ba,  25/1/2011, 11:27 (GMT+7)










Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gõ chiêng khai trương sàn giao dịch cà phê BCEC vào ngày 11-12-2008 - Ảnh: Hồng Văn.
(TBKTSG Online) - LTS: Chủ trương phát triển thương mại nông sản của Chính phủ cùng với việc hình thành nhiều sàng giao dịch hàng hóa đã có hơn chục năm qua nhưng tới nay, khá nhiều sàn đăng ký thành lập nhưng hoạt động thì chỉ lèo tèo ở vài sàn và còn quá xa với nông dân.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xin giới thiệu tới độc giả loạt bài viết phản ánh thực trạng cũng như những tham vọng của các sàn giao dịch nông sản trong nước hiện nay.
Kỳ 1: Nhìn từ sàn giao dịch cà phê
Anh Thư, Dak Lak
Lâu nay báo chí lẫn người trồng cà phê ở Tây Nguyên đã bàn nhiều, nói nhiều về Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (viết tắt là BCEC), cứ mỗi khi có tin tức nói về BCEC thì không chỉ trên các diễn đàn về cà phê mới tranh luận sôi nổi mà các phương tiện truyền thông đại chúng khác cũng nói đến nhiều, cho dù những ý kiến còn trái ngược nhau, nhưng cho dẫu thế nào thì chúng ta cũng phải chấp nhận rằng điều đó chứng tỏ chúng ta có quan tâm đến sự ra đời và hoạt động của BCEC.
Nghĩ về sàn cà phê
Tôi không có ý bình luận gì về quan điểm của mỗi người về tính hiệu quả của BCEC trong thời gian qua mà chỉ xin đưa ra một số thông tin mà tôi biết cũng như một số suy nghĩ của mình về sàn giao dịch với ước mong tương lai sàn sẽ khẳng định được vị trí của mình trong ngành cà phê Việt Nam.
Chủ trương xây dựng một nơi để cho người mua và bán cà phê gặp nhau ở quy mô xứng tầm với sự phát triển cà phê của nước nhà trên bản đồ địa lý cà phê thế giới là một điều phải làm sớm hay muộn mà thôi, bởi đó cũng là con đường mà các nước tiên tiến đã đi qua thành công và đó cũng là nền móng cho xu hướng hội nhập thị trường thế giới.
Bước thứ nhất của BCEC là tạo cho người nông dân có một chỗ đứng bình đẳng trong vị trí của người bán sản phẩm, mà không phải chạy quanh thông qua năm tầng mười lớp rải đầy những rủi ro, phía đối diện là người mua xuất khẩu, những doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội mua trực tiếp cà phê thông qua hệ thống trực tuyến của sàn. Dựa trên căn bản dùng thị trường kỳ hạn để bảo hộ cho hàng thực, giảm thiểu những tác động xấu do "được mùa mất giá, được giá mất mùa" bởi người bán có thể rải đều lượng bán hàng giao thực qua các tháng.
Sau hai năm hoạt động BCEC đã nhiều lần điều chỉnh những chính sách đưa ra lúc đầu chưa được phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, nhằm tạo mọi điều kiện dễ dàng hơn để cho nông dân tiếp cận với cách bán hàng mới, ví dụ như:
- Giảm lượng hàng tối thiểu một lần bán trước đây theo lô (lot) của thị trường London (Liffe) là 5 tấn (nay 1 lot của Liffe là 10 tấn) xuống còn chỉ 1 tấn, để cho người nông dân có ít cũng bán vào được thông qua BCEC.
- Mở ra một phương hướng cho người nông dân có thể bán hàng khi cà phê còn nằm trên cây mà gặp lúc giá tốt và giao hàng sau để tránh bán hàng đồng loạt sau khi thu hoạch.
- Công tác kiểm hàng công bằng và vô tư thông qua công ty kiểm định đóng vai trò trọng tài hàng đầu là Cafe Control khi nông dân giao hàng cho bên nhận, cà phê được chăm sóc tốt có tỷ lệ hạt lớn loại 1 cao, hay cà phê được chế biến sạch ít tạp chất hơn 1% sẽ được cộng thêm giá, điều này khuyến khích nông dân đầu tư tốt hơn cho chăm sóc và sơ chế bước đầu để nâng cao chất lượng cà phê ở giai đoạn quyết định.
- Mở nhiều đợt tuyên truyền qua hội thảo đến nhiều huyện cùng với sự kết hợp của nhiều ngành như ngân hàng, công ty kiểm định, công ty tiếp nhận hàng hóa ... để giải thích chi tiết cho nông dân.
- Hàng hóa gởi vào sàn nếu chưa muốn bán không lo bị mất như gởi cho các đại lý, không những thế còn được ngân hàng cho vay 70% giá trị thời điểm lô hàng gởi dựa trên chứng thư gởi kho.
- Nghiên cứu hướng thành lập các điểm giao hàng nằm xa trung tâm để tiện cho việc giao nhận giữa nông dân và sàn giao dịch. Và rất nhiều điểm khác nữa thể hiện sự cố gắng của sàn giao dịch cà phê vốn "cũ người nhưng mới ta".
Tại sao sàn chưa hấp dẫn nông dân, doanh nghiệp?
Theo yêu cầu giao dịch của BCEC hiện nay thì nếu ông Bill Gates, người sáng lập Microsoft có chuyển sang nghề buôn cà phê ở Việt Nam thì cũng sẽ không đủ điều kiện để trở nên thành viên vì ông ấy chưa có bằng đại học, cho dù tài sản của ông có gấp 50 năm tổng doanh thu của ngành cà phê Việt Nam.
Chắc chắn đọc đến đây sẽ có rất nhiều bạn đọc sẽ hỏi lại: chủ trương đúng đắn, cơ sở hạ tầng của sàn đầy đủ, nhiều chính sách có lợi cho nông dân thế thì tại sao sàn giao dịch không thu hút được nông dân đem cà phê vào sàn?
Về phía người mua, trừ một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia và một ít các doanh nghiệp trong nước, tại sao các doanh nghiệp thu mua cà phê xuất khẩu nổi tiếng Việt Nam không có trong danh sách?. Lượng hàng nhập vào của sàn còn ít hơn một đại lý nhỏ cấp huyện.
Đứng ở góc độ người quan sát tôi nhận thấy vì những điểm sau đây: cho dù trong thời gian qua hệ thống đại lý bộc lộ nhiều điều bất cập như nhận hàng gởi của nông dân rồi làm ăn thua lỗ mà trốn mất. Rồi hàng hóa qua nhiều khâu trung gian nhiều khi đấu trộn vào thêm những thứ không phải là cà phê hoặc cà phê hạt đen không phải chỉ để tăng lợi nhuận mà cho đúng tiêu chuẩn hàng giao loại R2; loại 1% tạp chất, 5% đen vỡ để rồi các nhà chế biến phải nhập hay mua thiết bị cao cấp về mới loại ra được các thành phần tạp nham để có loại hàng chất lượng cao hơn R2.
Nhưng chúng ta không thể chối cãi một điều rằng từ lâu nông dân xem những đại lý này là các bà đỡ của mình, từ chuyện cưới xin, tang lễ, lo cho con ăn học cho đến khi khó khăn lúc giáp hạt, từ dầu tưới cho đến phân bón thuốc trừ sâu, đều có hệ thống "ngân hàng nhân dân" một cách nói ví von của người trồng cà phê - sẵn sàng đáp ứng, dẫu sao thì một bà lang vườn làm công tác bà đỡ ở gần vẫn tốt hơn một bác sĩ sản khoa có trình độ chuyên môn cao nhưng ở quá xa.
Không chỉ mối thâm tình tối lửa tắt đèn có nhau, lúc đem trả nợ bằng sản phẩm thì tiện thể bán luôn phần còn lại hoặc sau đó thì cũng bán cho đại lý khi mà hệ thống này phục vụ đến tận mỗi nhà. Chúng ta có thể thấy điều khác biệt là các đại lý đầu tư sâu rộng ngay khi nông dân chưa có cà phê, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại chưa làm tròn được nhiệm vụ này và thường có xu hướng hỗ trợ khi nắm được hàng trong tay, chưa nói đến những thủ tục "hành tỏi" khác mà để vượt qua nó mà nông dân cảm thấy còn mệt mỏi hơn là đi đào bồn trồng cà phê.
Các công ty xuất khẩu cà phê tên tuổi trong nước cũng không tham gia vì nhiều lý do, trong đó rõ ràng nhất là hầu hết các công ty này đều có mạng lưới chân rết thu mua sâu rộng truyền thống từ lâu, các quy định, thông lệ được thống nhất bằng văn bản hay phi văn bản trong hệ thống của chính họ từ người mua trung gian đến nhà máy của công ty đã gắn chặt và được phổ biến lâu đời, các công ty này không có nhu cầu phải tìm đến với sàn mới có được cà phê cho nhà máy.
Nhân viên BCEC đang nhập lệnh mua bán cà phê - Ảnh: Hồng Văn.
Nói ra 2 điều ở trên để thấy rằng thời gian ngủ đông của BCEC kéo dài không phải chỉ vì sinh lực nội tại của sàn chưa đủ tới ngày thức giấc mà còn phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài tác động lên giấc ngủ đông, một chính sách mang tầm tổng thể để làm sống động một trung tâm kết nối giữa người mua tới tận gốc và người bán đến tận ngọn cần có sự can thiệp mang tính chiến lược từ nhà nước, nếu không thì đành phải chấp nhận một thị trường truyền thống tự phát như xưa nay.
Điều kiện đặt ra để trở thành thành viên tại BCEC bảo đảm sự chặt chẽ mang tính pháp lý cao và là điều cần thiết đối với một sàn giao dịch chuyên nghiệp nhưng quả thật không hề đơn giản và dễ hiểu đối với nông dân. Ở đây tôi chỉ xin nói một số điểm chính.
Theo định nghĩa của BCEC có 3 loại thành viên là gồm thành viên đăng ký bán là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, thành viên kinh doanh là tổ chức, hộ kinh doanh và thành viên môi giới là các tổ chức. Có hướng dẫn cụ thể cho 2 loại thành viên kinh doanh và thành viên môi giới, nhưng không hề thấy hướng dẫn cho thành viên đăng ký bán trong khi đây là đối tượng quan trọng nhất để có hàng thực cung cấp cho người mua cũng như dùng thị trường giao sau để phòng hộ hàng thực cho người bán (tôi đã cố tìm trên website của BCEC nhưng không thấy, nếu ai có xin cho đường link).
Cuối cùng thì vai trò trung gian của các bà đỡ vẫn là còn cần thiết, bởi để có được mạng lưới thu gom từng tạ, từng tấn từ nông dân để giao vào các kho tiếp nhận của BCEC, chưa nói đến sự ký quỹ bắt buộc phải có đối với thành viên để chịu trách nhiệm về lệnh bán, mua và giao hàng của mình mà nông dân ít người có đủ để tự tham gia trực tiếp.
Bên cạnh đó theo tôi chính BCEC cũng cần nghiên cứu lại một số vấn đề như sau: trong quy định để trở thành thành viên kinh doanh điều kiện phải có là: vốn điều lệ/vốn đầu tư tối thiểu 75 tỉ đồng (đối với giao dịch cà phê kỳ hạn).
Theo tôi biết thì việc giao dịch tại sàn (nói chung) phải lấy khoản tiền ký quỹ để chịu trách nhiệm sự mua/bán khối lượng giao dịch, với điều khoản này BCEC đã bỏ qua những công ty có vốn điều lệ/vốn đầu tư 74,9999 tỉ trở xuống.
Một điều kiện khác nữa cũng khiến cho một số vị lãnh đạo các công ty chạnh lòng đó là chủ nhiệm hợp tác xã, giám đốc/tổng giám đốc có bằng đại học trở lên.
Theo yêu cầu trên thì nếu ông Bill Gates có chuyển sang nghề buôn cà phê thì cũng sẽ không đủ điều kiện để trở nên thành viên vì ông ấy chưa có bằng đại học, cho dù tài sản của ông có gấp 50 năm tổng doanh thu của ngành cà phê Việt Nam.
Góp ý thêm
Các bản quy định của sàn để trừ hàng nhập khi chưa đạt tiêu chuẩn cần được biên soạn sao cho phải theo thông lệ của thị trường đã có hàng mấy chục năm qua và quá quen thuộc với hầu hết những người có liên quan đến cà phê, như bản tiêu chuẩn trừ độ ẩm, tạp chất, đen vỡ.
Người nông dân muốn công khai tất cả những quy định, thông báo ban hành từ BCEC để người muốn tham gia dễ dàng tham khảo trên website, đồng thời cần có những chuyên gia giỏi để phân tích định hướng cũng như cảnh báo những rủi ro theo tình hình thị trường, tạo kênh thông tin thường xuyên giữa khách hàng và BCEC, như cách mà các sàn giao dịch nước ngoài hay làm.
Không thể nói đã thành lập 2 năm mà BCEC hiện chưa hoàn thiện hệ thống website (bạn đọc vào thử www.bcec.vn sẽ rõ) được bởi đây là điều nằm trong tầm tay. Mở rộng cánh cửa của trung tâm và khu vực tiếp nhận hàng hóa để hân hoan chào đón nông dân như cách của các ngân hàng lớn đang làm đối với khách hàng của họ, ít nhất trước mắt cũng làm vui lòng nông dân có lượng hàng trong tay từ 5-7 tấn/năm trở lên vào sàn giao dịch.
Ngoài ra, những tiểu tiết mà sàn cũng nên quan tâm, nghiên cứu kỹ hơn, đó là tâm lý người nông dân không thích bị hỏi "anh đến gặp ai? có việc gì?" hay đại loại như "Ra vào cơ quan xuống xe dẫn bộ" khi bước chân vào trụ sở sàn giao dịch.
Còn bao lâu nữa để cho tiếng cồng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gióng lên khai trương ngày nào vẫn vang xa và kêu to mãi thì còn tùy thuộc vào sự nhiệt tâm và cố gắng của BCEC lẫn của nông dân trồng cà phê và của cả các doanh nghiệp.

 

Kỳ 2: Sàn giao dịch hàng hóa: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thái Hằng
Thứ Tư,  26/1/2011, 11:56 (GMT+7)










Kỳ 2: Sàn giao dịch hàng hóa: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thái Hằng
Đã nhiều năm qua, ngành thủy sản mong muốn xây dựng sàn giao dịch tôm cá nhưng đều thất bại, trong ảnh là cảnh chế biến tôm xuất khẩu ở một nhà máy ở ĐBSCL - Ảnh: TL.
(TBKTSG) - Các sàn giao dịch hàng hóa trong nước đang hướng đến những hình thức giao dịch được cho là phù hợp với xu thế của thế giới như giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn... Tuy nhiên, trong bối cảnh các văn bản pháp lý, quy định hướng dẫn còn thiếu, sự hiểu biết về thị trường giao sau còn hạn hẹp đã đặt ra nhiều vấn đề, nhất là việc quản lý rủi ro.
>>Tiếp tục chờ sàn giao dịch

>>Thay đổi thói quen nông dân: nhìn từ sàn cà phê

>>Giao dịch cà phê kỳ hạn: cũ người nhưng khó ta

>>Hơn 200 tấn đường giao dịch qua Sacom-STE

>>Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?

Từ thất bại của phương thức giao ngay
Phần lớn các sàn giao dịch đang hoạt động đều áp dụng phương thức giao dịch giao ngay khá đơn giản với ưu điểm là giá cả minh bạch, hàng hóa qua kiểm định, có chất lượng và việc thanh toán diễn ra chỉ một hoặc hai ngày sau khi khớp lệnh. Nhưng với kiểu giao dịch này, nhiều sàn giao dịch cũng không tránh khỏi khó khăn, chủ yếu đến từ thói quen mua bán của nông dân và doanh nghiệp.
Sàn giao dịch đường (gồm hai mặt hàng đường thô và đường tinh) của Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) ra mắt vào tháng 3-2010, nhưng đến tháng 11 thì mỗi phiên chỉ giao dịch trên dưới 10 tấn đường. Trong khi sàn cần một con số gấp 50 lần để các bên mua bán có thể tiến hành giao dịch. Ít lâu sau đó, giá đường trong nước lẫn thế giới tăng lên vùn vụt, nhà máy và doanh nghiệp "mặn mà" hơn với chuyện trữ đường tại kho chờ giá lên thì sàn giao dịch đường của Sacom-STE cũng gần như ngưng hoạt động vì không còn người bán...
Trước đó, Sacom-STE đã đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng khá bài bản, từ phần mềm giao dịch, bảng điện tử, hệ thống kho lưu ký, và đặc biệt, có tập đoàn tài chính Sacombank đứng đằng sau, hỗ trợ cho giao dịch thanh toán. Bên cạnh đó, giao dịch sàn hướng đến là các giao dịch thật với hàng hóa thật.
Ông Phan Vũ Hùng, Giám đốc Sacom-STE, cho rằng vấn đề không nằm ở chất lượng hàng hóa vì đường đã được giám định trước khi lưu ký tại hệ thống kho của Sacom-STE nên được nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, nước giải khát ưa chuộng vì chất lượng khá đồng đều và đảm bảo. Cái khó của sàn nằm ở việc sổ sách chứng từ và giá cả qua sàn được minh bạch hóa lại không "được lòng" nhiều công ty đường vốn đã quen với hình thức mua bán có các khoản "hoa hồng" ngoài sổ sách. Giá đường trên thị trường biến động mạnh theo chiều hướng tăng từ thời điểm giữa năm kéo dài đến tận vụ ép vào tháng 9, tháng 10 do nguồn cung thiếu hụt lại càng thúc đẩy các công ty đường có cam kết tham gia trước đó, quay lưng lại với sàn giao dịch.
Đến sức hút giao dịch kỳ hạn
Trong bối cảnh các sàn giao dịch trong nước loay hoay với việc tìm kiếm khách hàng cho các sản phẩm giao ngay thì đã có không ít doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các giao dịch kỳ hạn ở các sàn giao dịch như giao dịch cà phê Robusta trên sàn Liffe ở London hay cà phê Arabica trên sàn Nybot của Mỹ, Tocom của Nhật Bản... thông qua môi giới của các ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), hay Techcombank.
Với giao dịch loại này, doanh nghiệp chỉ cần ký quỹ một số tiền chiếm tỷ lệ chỉ một vài phần trăm so với giá trị hàng hóa giao dịch (ảo) là có thể mua bán ngay mà chẳng cần có hàng hóa lưu kho, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho lãi vay, chi phí lưu kho, vận chuyển... Mức độ tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều, đến mức sàn giao dịch hàng hóa Sicom nổi tiếng của Singapore tháng 4 năm trước đã qua Việt Nam để quảng bá cho giao dịch kỳ hạn duy nhất với mặt hàng cà phê Robusta.
Nhận thấy xu hướng và mong muốn thu hút được các doanh nghiệp xuất khẩu nói trên, các sàn giao dịch trong nước gần đây cũng nhanh chóng đưa giao dịch kỳ hạn vào danh mục các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Ngày 1-11 vừa qua, Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã đưa vào hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (Vietnam Commodity Exchange - VNX) với giao dịch kỳ hạn dành cho ba mặt hàng được Bộ Công Thương cấp phép là cà phê, cao su và thép.
Mới đây, ông Nguyễn Tuấn Hà, Giám đốc Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, cho biết sau một thời gian triển khai giao dịch giao ngay, trung tâm sẽ khai trương giao dịch kỳ hạn nhân sự kiện Festival cà phê lần thứ 3 diễn ra ở tỉnh Daklak vào tháng 3 tới.
Theo ông Hà, khai trương giao dịch kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường là tạo ra một kênh đầu tư cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kỳ vọng vào giá cà phê xuất khẩu vẫn tiếp tục đứng ở mức cao, trong khi một số kênh đầu tư phổ biến của doanh nghiệp như chứng khoán, bất động sản còn gặp nhiều khó khăn.
Rủi ro cao
Các sàn giao dịch hàng hóa đã đăng ký và đang hoạt động chủ yếu với loại hình giao ngay và giao sau bao gồm: sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom - STE) đăng ký khá nhiều mặt hàng là thép, đường, điều, cao su. Nhưng hai mặt hàng điều và đường hiện đang tạm ngưng giao dịch.
- Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), tiền thân là Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong, cũng đăng ký giấy phép giao dịch giao sau các mặt hàng cà phê, cao su, thép.
- Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008.
Trước đó, vào năm 2002 TPHCM cũng có một số sàn giao dịch ra đời nhưng nhanh chóng đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả như sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ hay sàn giao dịch điều của Trung tâm Chứng khoán TPHCM phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam.
Thái độ thận trọng của ông Hà là có lý vì thực tế các sàn giao dịch hàng hóa ở Việt Nam chỉ mới "mon men" chứ chưa thật sự bước vào giao dịch kỳ hạn vì loại hình giao dịch này đòi hỏi quản lý chặt chẽ và hiểu biết chuyên sâu.
Theo ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương, chuyên gia về sàn giao dịch hàng hóa, thì việc sàn giao dịch hàng nông sản ở Việt Nam đứng ra cung cấp hợp đồng kỳ hạn trong bối cảnh các quy định pháp luật chưa có, giao dịch chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, yếu kém về tổ chức lẫn năng lực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
Những quy định chung nhất về cơ sở pháp lý và thể lệ sàn giao dịch hàng hóa hiện nay đã có trong Nghị định 158/2006/NĐCP. Đến năm 2009, Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của Sở Giao dịch hàng hóa bằng Thông tư 03/2009/BCT. Sau đó, bộ cũng tiếp tục công bố danh mục sản phẩm được mua bán qua sàn giao dịch hàng hóa, gồm cao su, cà phê nhân, mủ cao su thiên nhiên và một số loại thép.
Thế nhưng điều cần nhất là quy định chi tiết về tổ chức để một sàn giao dịch hàng hóa hoạt động thì cho đến nay vẫn chưa được bộ hướng dẫn cho doanh nghiệp.
Ông Nam cho biết, về bản chất giao dịch kỳ hạn nhằm giúp nông dân - nhà sản xuất, người kinh doanh biết được mức giá tương ứng với kỳ vọng hàng hóa trong tương lai nhằm định hướng, tính toán các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc biệt với nông sản thì giá giao dịch kỳ hạn sẽ giúp nông dân tính toán được nhu cầu và giá cả trong các vụ tiếp theo, tránh tình trạng được mùa mất giá như vẫn xảy ra.
"Tuy nhiên, tổ chức giao dịch kỳ hạn trong khi trình độ tổ chức và quản lý các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ta đều còn khá non kém trong bối cảnh cơ sở pháp lý lẫn thể lệ hoạt động đều lỏng lẻo nên nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản trong giao dịch, hay tranh chấp xảy ra là khó tránh khỏi" ông nói thêm.
Trong khi đó, theo một giám đốc sàn giao dịch thì điều kiện để thành lập sàn giao dịch hàng hóa thực chất rất đơn giản, chủ yếu là cần số vốn đăng ký đạt 150 tỉ đồng và một số cơ sở vật chất cơ bản là đã có thể mở sàn. Theo ông này, loại giao dịch kỳ hạn này, với hàng hóa chủ yếu nằm trên giấy, được mở ra thực chất nhắm đến phục vụ cho tâm lý đầu cơ, kiếm lãi trong ngắn hạn của các nhà sản xuất và thương mại.
Một doanh nghiệp đang tham gia sàn giao dịch cà phê quốc tế thì đề cập đến một nguy cơ khác là các sàn trong nước tổ chức giao dịch kỳ hạn trong khi trình độ tổ chức còn non kém sẽ nhanh chóng làm "mồi" cho các thế lực kinh doanh nông sản lớn trên thế giới.
Kỳ 3: Tiền lệ xấu từ sàn vàng, cà phê "giấy"
Anh Thư
Thứ Sáu,  28/1/2011, 09:37 (GMT+7)










Anh Thư
Màn múa Hoa cà phê trong lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột - Ảnh: Hồng Văn
(TBKTSG Online) - Trong kỳ 1 và kỳ 2 chúng ta đã thấy sự cố gắng và những khó khăn của BCEC cũng như nhiều sàn giao dịch nông sản đã ra đời ở Việt Nam. Trước khi đi vào kỳ 3 về sàn nông sản mà tôi muốn đề cập đến chủ yếu là cà phê, có lẽ cần thiết phải nói qua một chút về tính hai mặt của một cái gọi là "sân chơi" nông sản kiểu của ta.
>> Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?

>> Xem bài "Bão không đến từ biển" đăng trên TBKTSG số 27 ra ngày 29-6-2006 bằng file word

>> Kỳ 2: Sàn giao dịch hàng hóa: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Lúc mở cửa sàn vàng người ta có một ngàn lẻ một lý do tốt đẹp cũng như những ưu điểm được phân tích hùng hồn để mở, và gần 3 năm sau khi nhận thấy loài ký sinh cờ bạc nó trưởng thành nhanh chóng và bắt đầu gây hại đến chủ thể thì cũng có không kém chừng đó nguyên do để đóng cửa sàn vàng.
Sau năm 2000 tại Daklak và Gia Lai đã xuất hiện một hệ thống chơi "cà phê giấy", hay có người còn gọi là "hàng future", căn cứ trên giá cà phê của hai thị trường Liffe và CSCE đã lôi kéo một lượng người khá lớn tham gia, điều đặc biệt là hầu hết những người chơi còn không biết luật chơi của cái thị trường này nó ra làm sao?
Lúc đầu chỉ biết là mua bán cà phê "trên mạng" một đêm lời đến những vài tỉ đồng, để rồi sau đó nhanh chóng biến thành những con thiêu thân mua bán cà phê "liều mạng" đến nỗi rất nhiều người tán gia bại sản, thậm chí đi tù, tất nhiên là đi tù vì tội danh khác nhưng cũng xuất phát từ cà phê giấy, mà sau đó một số ngân hàng thương mại nghe ngóng bất kỳ một đại lý, công ty nào có dính dáng đến cái chữ "mạng" hay "giấy" là tìm đường thoái thác cho vay.
Chúng ta không phản đối chương trình xổ số kiến thiết quốc gia cũng như không phản đối sự ra đời của một sàn giao dịch nông sản hoạt động vì ích lợi cộng đồng trong tính chất giao hàng kỳ hạn và tính chất bảo hộ hàng thực mà một số bài viết đã phân tích.
Không ai chối cãi được tính tích cực của chương trình xổ số kiến thiết quốc gia, thế nhưng song hành với nó, hay nói đúng hơn cùng ký sinh với nó là nạn số đề khiến cho bao nhiêu gia đình tan nát, nhưng dù sao thì loại ký sinh này chưa gây chết đến chủ thể.

Sàn giao dịch nông sản cũng vậy, cũng có mặt trái của nó là dễ dàng biến tướng thành cờ bạc.
Nhưng nếu mượn những điều tốt đẹp và hoa mỹ như "sự ra đời của sàn giao dịch nông sản góp phần rút ngắn con đường đưa sản phẩm của nông dân đến với thị trường thế giới" mà không chỉ ra được con đường đó nó dài ngắn, khúc khuỷu ra làm sao thì rõ ràng là một kiểu nói lấy được.
Cũng tương tự như sàn vàng, sự biến thiên khá lớn của sàn giao dịch cà phê là tính hấp dẫn cho những nhà đầu tư, sẽ không có gì để nói khi một nông dân đứng tại thời điểm tháng 9 (lúc chưa thu hoạch cà phê) nhìn thấy giá tháng 11 trên thị trường Liffe ở London đang cao và thỏa mãn cho sự đầu tư trồng trọt của mình và anh ta quyết định bán kỳ hạn giao tháng 11 cho sản phẩm nhằm tránh rủi ro theo nhận định đến tháng 11 giá sẽ hạ lúc đi vào cao điểm thu hoạch.
Vấn đề sẽ khác đi trong một hoàn cảnh khác khi một người bỏ ra số tiền ngang bằng khoảng 1 tấn cà phê thật để ký quỹ cho đặt lệnh bán/mua với giá trị tương đương 10 tấn trên mạng (thường mua bán qua sàn Liffe chỉ cần ký quỹ 10% giá trị hàng thật từng thời điểm).
Tôi xin đưa ra ví dụ: một người sau khi ký quỹ đang đứng tại thời điểm tháng 9 nhìn thấy giá tháng 11 đang giao dịch tăng và có cùng nhận định như anh nông dân nói trên là trong tương lai càng gần tháng 11 giá sẽ sụt giảm nên ra lệnh bán giao hàng tháng 11 với giá 2.000 đô la/tấn.
Đến gần thời điểm giao hàng tình hình thực tế lại không như nhận định là sụt mà giá lại tăng lên 2.200 đô la/tấn, đối với anh nông dân thì được xem như là mất lời, nhưng không lỗ bởi sự lỗ lãi của anh nông dân được cân đối trên sự đầu tư vườn cây trong năm, quá trình cân nhắc bán giá nào của anh nông dân cũng tác động thị trường và phản ánh lên tình hình thực tế của giá thành sản xuất như một chuỗi hệ quả của thị trường thực.
Thế nhưng đối với một người chơi hàng giấy thì phải mua vào lại từ trên mạng để thanh toán cho cái vị thế bán trước đây của mình đã tạo, động tác mua vào lại của nhà đầu tư này gọi là mua bù bán mà trong thuật ngữ thị trường gọi là Short Covering (xem chi tiết các thuật ngữ giao dịch nông sản thế giới tại đây).
Đến đây chúng ta đã thấy nhà đầu tư lỗ 200 đô la x 10 tấn = 2.000 đô la. Nếu như trước đây nhà đầu tư này đã ký quỹ vào hệ thống ngân hàng trung gian giao dịch giữa họ và thị trường Liffe là 2.000 đô la thì từ nay trở đi nhà đầu tư này sẽ không còn quyền ra lệnh bán hay mua gì nữa, muốn chơi tiếp thì họ phải đặt tiếp tiền ký quỹ vào, đoạn này giống như chơi bài xì phé vậy, phải đặt "chến" (như một cách ký quỹ ban đầu) vào thì mới được chơi tiếp.
Nó còn nghiệt ngã hơn cả chơi xì phé trong trường hợp giả sử nhà đầu tư chỉ lỗ ví dụ 1.700 đô la, tức là còn 300 đô la trong tiền ký quỹ thì vẫn không được chơi tiếp vì số tiền không đủ bảo đảm lượng tối thiểu để bán hay mua.
Vẫn chưa hết, nếu như mức lỗ của nhà đầu tư nằm đúng với số tiền họ đã ký quỹ thì theo quy định của Stoploss (ngưng thua lỗ) sẽ tự động chốt giá giùm cho anh ta khi giá đụng đến mức 2.200 đô la/tấn, nếu muốn không bị tự động ngưng thua lỗ để chờ cơ hội biết đâu giá xuống lại thì phải đóng tiếp tiền ký quỹ vào sao cho phải cao hơn mức có thể lỗ tiếp.
Tôi đã từng chứng kiến nhiều nhà đầu tư thiêu thân chạy vạy xoay xở tiền bằng mọi giá, bằng mọi loại lãi suất nóng đóng vào ngân hàng trung gian để không bị stoploss, nhưng sau đó vẫn dính stoploss, có nghĩa là họ mất luôn cả tiền vừa đóng vào thêm.
Người ta thường lấy định luật bảo toàn của nhà bác học Lomonoxop để nói đùa "tiền bạc không mất trong không gian, nó chỉ được chuyển đổi từ túi của người này sang người khác" trong trường hợp này rõ ràng là nó chạy từ túi người thua sang người thắng và chúng ta thử xem người thắng là ai?
Họ là những nhà đầu tư lớn từ nước ngoài, tham gia cuộc chơi trên sàn giao dịch với một nguồn tài chính hùng mạnh với đầy đủ thông tin cung cấp từ những tay phân tích chuyên nghiệp trên mọi bình diện từ thời tiết, kinh tế - chính trị 5 châu cho đến đồng tiền các nước mạnh yếu thế nào trong những ngày tới, họ thừa sức biết lúc nào nên bỏ ra lỗ nhỏ và lúc nào nên gom hết.
Năm 2005, không chỉ doanh nghiệp mà nhiều nông dân, đại lý cà phê ở Tây Nguyên đổ xô "chơi cà phê giấy", sau đó nhiều đại lý phá sản vì thua lỗ. Trong ảnh là nông dân phơi cà phê (ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: TL.
Không những có khả năng khuynh đảo giá thị trường mà còn có khả năng tạo luồng thông tin định hướng suy nghĩ người chơi là nhà đầu tư theo ý họ muốn, trong quá trình làm việc tôi đã có dịp gặp một trong số những người mua lớn và họ đã không ít lần nói chính xác giá mở cửa chiều nay (theo múi giờ thì sàn Liffe mở cửa vào 4-5 giờ chiều giờ Việt Nam).
Tôi không có ý tự ti chúng ta nhỏ bé nhưng biết người biết ta cũng là một quyết sách của ngày xưa nhờ vậy mà Tư Mã Ý còn sống sót để xây dựng lên nhà Tấn nhờ tránh đối đầu trực diện với Khổng Minh.
Cách chơi trên sàn nông sản hiện nay trên thế giới chẳng khác chơi tài xỉu là mấy, một người đánh cược vào tài (lớn) với hy vọng tổng của 3 con xúc xắc lớn hơn 10 và ngược lại trong cùng thời điểm có người hy vọng nó là xỉu (nhỏ - từ 10 trở xuống) cũng với ba con xúc xắc sau khi lắc, những tay cờ bạc bịp có thể lắc xúc xắc ra tài hay xỉu là tùy ý, tùy vào bên nào có lượng tiền đặt lớn hơn.
Cũng tương tự như tài xỉu, một người ra lệnh mua vào với hy vọng giá lên để bán ra là người đang theo phía "tài" trong thuật ngữ thương mại tiếng Anh gọi là những người theo "Bullish Trend" - xu hướng tăng và ngược lại là những người ra lệnh bán ra để chờ giá hạ xuống sẽ mua thuộc về phía "Bearish Trend" - xu hướng hạ là những người đang hy vọng sẽ ra kiểu "xỉu".
Sở dĩ tôi đem so sánh vấn đề sàn giao dịch nếu làm ăn theo kiểu nêu trên giống như đánh tài xỉu là bởi giữa hai
Hiện nay hàng giấy, hàng future tại Lâm đồng cũng đang có xu hướng hồi sinh (mà rồi sẽ hồi tử) như ở Daklak và Gia Lai trước kia.

Nghe đâu hiện đang có phong trào mở sàn giao dịch nông sản, nhìn lại chúng ta đã thua trên sàn nông sản tự phát trước đây (giao dịch với các sàn nước ngoài), chúng ta đã có tiền lệ xấu trên sàn vàng được phép mở cửa chính thức để rồi phải đóng cửa cũng chính thức và để lại bao nhiêu hệ lụy tổn thất.
loại hình này giống nhau về căn bản ở một điểm, đó là người đặt cược (nhà con) không hề có một chút gì chủ động hay một yếu tố nào có thể nói tương đối chắc rằng 3 con xúc xắc kia tổng sẽ ra dưới hay trên 10, một tay bạc bịp không những giỏi xóc xúc xắc mà còn rất rành tâm lý người chơi, họ biết lúc nào là cho nhà con ăn (có thế người ta mới hào hứng chơi tiếp) và lúc nào là nên đánh đòn knock-out.
Nếu như số tiền thắng thua này chạy vòng quanh trong nước thì chúng ta có thể yên tâm với định luật của ngài Lomonoxop nhưng vấn đề không phải vậy, khi chuyển số tiền này cho người thắng ở nước ngoài bằng đô la, trong khi có biết bao nhiêu rào cản để chống chảy máu ngoại tệ mạnh nhưng lại để ngoại tệ ngang nhiên sắp hàng tự nguyện chảy ra một cách hợp pháp thông qua chơi hàng giấy, qua ngân hàng trung gian.
Điều đáng buồn là hàng trăm công ty nông sản trong nước chơi hàng giấy qua các ngân hàng trung gian được ngân hàng nhà nước cho phép nhưng hàng năm, không một ngân hàng nào công bố tổng lượng ngoại tệ giao dịch với các sàn nông sản nước ngoài là bao nhiêu, phía doanh nghiệp Việt Nam thua bao nhiêu, thắng bao nhiêu?

Techz.vn đánh giá Khoa Marketing, UFM