Thứ Hai, 27 tháng 8, 2007

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM TOÀN CẦU




Thực phẩm là sản phẩm thiết yếu của con người. Nhà kinh tế người Anh Thomas Malthus (1766-1834) đã đưa ra dự báo bi quan nhất trong lịch sử. Malthus cho rằng sự gia tăng dân số liên tục cản trở khả năng sản xuất đủ thực phẩm của xã hội. Kết quả là loài người phải chịu số mệnh sống mãi trong nghèo khổ do không đủ thực phẩm để ăn. Thật may mắn đều này không xảy ra do sự phát triển khoa học – công nghệ đã giúp con người sản xuất ra nhiều thực phẩm hơn. Khoa học – công nghệ không những tạo ra thực phẩm đủ đáp ứng cho loài người mà còn tạo ra sự đa dạng, phong phú thực phẩm để đáp ứng cho nhu cầu thị hiếu khác nhau của con người. Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng tiêu dùng những thực phẩm có giá trị cao hơn trước đây. Thực phẩm có giá trị gia tăng cao có nghĩa là những thực phẩm đã được chế biến qua nhiều công đoạn. Ví dụ thịt đóng hộp sẽ có giá trị cao hơn thịt tươi sống. Do nhu cầu Theo xu hướng này, người ta tiên đoán rằng thị trường thực phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ phát triển mạnh trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không thực sự xảy ra tỷ trọng thực phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc biệt tỷ trọng thực phẩm chế biến có xu hường giảm.
Công việc kinh doanh thực phẩm toàn cầu là công việc khá phức tạp bởi vì các doanh nghiệp phải liên tục phản ứng với sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng chọn lọc hơn và giàu có hơn. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn và đa dạng hơn. Tuy nhiên, những thực phẩm riêng biệt không thể có thị trường toàn cầu bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng khác nhau về thu nhập, thị hiếu, văn hóa, tôn giáo… Những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm đa dạng trên phạm vi toàn cầu là nhờ họ sử dụng khoa học – công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại để tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. Bài viết này sẽ phân tích một số nhân tố quyết định thị trường thực phẩm toàn cầu.


  1. Quy mô và xu hướng phát triển của thị trường thực phẩm toàn cầu

Thực phẩm có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng qua hệ thống bán lẻ như chợ, siêu thị…, hoặc bán cho hệ thống dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp chế biến suất ăn công nghiệp….Doanh số bán thực phẩm trên toàn cầu năm 2002 ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD. Trong đó, trên 40% bán qua hệ thống dịch vụ ăn uống (bảng 1). Điều này chứng tỏ rằng xu hướng ăn uống tiện lợi ngày càng gia tăng.


BẢNG 1: DOANH SỐ THỰC PHẨM TOÀN CẦU, NĂM 2002.
Đơn vị tính: Tỷ USD
STT
Hệ thống bán lẻ
Hệ thống dịch vụ ăn uống
Tổng cộng
1 Thực phẩm tươi sống
531
382
913
2 Thực phẩm chế biến
1.762
1.420
3.182
Trong đó:
- Thực phẩm đóng gói
1.148
828
1.976
- Đồ uống
614
592
1.206
+ Thức uống có cồn
316
422
729
+ Nước uống không có ga
53
12
65
+ Nước uống có ga
245
167
412
Tổng cộng
2.293
1.803
4.096
Nguồn: Euromonitor, 2003


Trong hệ thống bán lẻ (bảng 1), thực phẩm có thể chia ra thực phẩm tươi sống 531 tỷ USD, chiếm 23,2%, còn thực phẩm chế biến 1.762 tỷ USD, chiếm 76,8%. Trong ngành thực phẩm chế biến thì doanh số ngành thực phẩm đóng gói 1.148 tỷ USD, chiếm 65,2 % và đồ uống 614 tỷ USD, chiếm 34,8%. Doanh số thực phẩm đóng gói của các quốc gia có thu nhập cao như Mỹ, Nhật và Tây Âu chiếm trên 60% doanh số toàn cầu và họ đã chi tiêu 50% chi tiêu cho ăn uống là các sản phẩm đã đóng gói, trong khi đó các nước đang phát triển chỉ dành chưa tới 1/3 chi tiêu cho sản phẩm đóng gói (USDA, 2005). Doanh số của thực phẩm đóng gói khác nhau tùy thuộc vào thu nhập của các quốc gia (Bảng 2).


BẢNG 2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HÀNG NĂM CỦA DOANH SỐ BÁN LẺ THỰC PHẨM ĐÓNG GÓI


Nhóm quốc gia
Thu nhập quốc gia gộp/đầu người (GNI/Capita)
Doanh số bán lẻ/đầu người (năm 2002)
Tốc độ tăng trưởng bán lẻ
Tốc độ tăng trưởng tính trên đầu người
1996-2002
2002-2008
(dự báo của Euromonitor)
1996-2002
2002-2008
(dự báo của Euromonitor)
USD/người
USD/người
%
%
%
%
Thu nhập cao
>=9.266
979
3,2
1,7
2,5
1,1
Trung bình cao
2.996-9.265
298
8,1
4,0
6,7
2,8
Trung bình thấp
756-2.995
143
28,8
4,4
28,1
3,8
Thu nhập thấp
<755
63
12,9
6,1
11,9
5,3
Lưu ý: Phân loại nhóm quốc gia theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới; Tốc độ tăng trưởng bán lẻ chỉ tính cho sản phẩm đóng gói. Nguồn: Euromonitor, 2003.


Trong bảng 2, chúng ta thấy có quy mô thị trường tính theo doanh số bán lẻ trên đầu người ở các quốc gia có thu nhập cao cao hơn 15,5 lần so với các nước có thu nhập thấp. Điều này, chứng tỏ chi tiêu cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao ở các nước này cao hơn. Bảng 3, cung cấp số liệu về quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ một số sản phẩm chọn lựa.

BẢNG 3: QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ BÁN LẺ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỌN LỰA




Thị trường
Doanh số bán lẻ 2002
(Triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng hàng năm 1998-2003 (%)
Dầu và bơ
Bột ngũ cốc
Thức ăn chế biến sẵn
Thực phẩm khô
Sản phẩm sữa
Dầu và bơ
Bột ngũ cốc
Thức ăn chế biến sẵn
Thực phẩm khô
Sản phẩm sữa
Các nước thu nhập cao GNI/Người >=9.266 USD
Pháp
2.294
646
2.924
1.085
14.733
1,3
5,0
4,8
1,5
3,8
Đức
2.413
711
1.986
1.969
13.798
-1,7
0,4
3,4
2,2
2,4
Nhật
2.731
300
11.573
22.510
18.801
-1,8
2,2
4,9
-1,5
0,9
Singapore
35
17
22
139
134
2,2
10,0
3,6
3,6
4,7
Anh
1.997
1.999
6.172
1.215
10.239
1,1
1,0
5,9
3,5
1,8
Mỹ
4.673
9.476
17.278
9.965
46.969
-0,1
1,3
5,8
1,4
3,8
Các nước có thu nhập trung bình cao GNI/người: 2.966-9.265
Brazil
2.559
117
203
3.369
7.106
24,0
8,9
17,3
16,1
13,4
Chi lê
250
48
10
217
747
1,0
10,3
4,0
-0,2
3,7
Cộng hòa Czech
443
19
201
221
1.427
0,8
12,4
10,8
11,3
4,4
Hungary
319
40
124
378
1.206
6,9
16,2
10,2
7,9
8,6
Mexico
1.105
1.008
36
1.757
7.393
9,6
14,6
13,8
20,8
9,8
Nam Phi
964
144
196
637
1.404
10,4
4,0
3,3
7,9
6,2
Hàn Quốc
782
141
24
3.936
2.608
4,9
9,2
5,0
4,6
4,1
Thổ Nhĩ Kỳ
2.097
27
33
447
4.692
1,5
2,2
-1,1
-1,8
3,0
Các nước thu nhập trung bình thấp GNI/người: 756-2.995
Bulgaria
142
6
4
60
348
2,9
14,5
5,0
4,4
5,1
Trung Quốc
1.576
665
4.615
4.479
11,2
2,9
10,4
15,4
Colombia
909
58
20
754
3.266
5,6
11,0
8,9
11,0
13,3
Morocco
697
1
1
98
705
3,5
16,1
5,1
5,1
5,9
Philippines
492
23
30
305
571
8,0
12,0
4,8
12,0
11,0
Romania
270
6
3
169
652
29,4
27,8
34,6
37,3
27,3
Nga
3.095
207
618
1.543
3.790
-3,6
2,5
9,3
-3,8
1,8
Các nước thu nhập thấp GNI/người < 755
Ấn độ
1.466
16
437
1.245
5,5
11,7
10,6
9,8
Indonesia
404
20
12
1.944
895
6,7
10,8
9,5
3,8
14,8
Ukraine
1.177
9
33
457
651
19,6
20,7
12,5
12,6
10,4
Việt Nam
208
0.2
96
156
14,7
182,0
30,6
10,6
Nguồn: Euromonitor

Theo bảng 3, ở các quốc gia đang phát triển nhu cầu các sản phẩm như dầu bơ, bột ngũ cốc và sản phẩm sữa đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, nhưng đối với thức ăn làm sẵn có quy mô thị trường nhỏ và xu hướng tăng trưởng thấp. Điều này ngược lại xu hướng tiêu dùng ở các nước phát triển. Mặc dù các quốc gia có thu nhập cao có doanh số bán lẻ thực phẩm chế biến chiếm 60% doanh số toàn cầu nhưng thị trường đã bão hòa, tốc độ tăng trưởng, thậm chí giảm như dầu bơ. Tốc độ tăng trưởng này chủ yếu là do tốc độ tăng dân số hơn là do sự gia tăng chi tiêu. Đối với các nước đang phát triển có nhu cầu về thực phẩm đóng gói có xu hướng tăng mạnh do tốc độ tăng dân số, cũng như tăng chi tiêu cho thực phẩm tính theo đầu người. Tốc độ tăng doanh số của thực phẩm đóng gói ở các quốc gia phát triển chỉ ở mức 2-3%, trong khi đó ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao khoảng 7 % và các nước có thu nhập trung bình thấp trên 28% (Bảng 2).

Tóm lại, thị trường thực phẩm đóng gói ở các nước có thu nhập cao chiếm trên 60% thị phần toàn cầu, nhưng đã bão hòa tiềm năng phát triển hạn chế, trong khi đó xu hướng sẽ tăng lên đối với các nước đang phát triển.

2. Nhu cầu người tiêu dùng thay đổi

Quá trình đô thị hóa đã làm cho lối sống của con người thay đổi. Sự thay đổi lối sống, cùng với việc gia tăng thu nhập và sự thay đổi cấu trúc gia đình đã làm thay đổi chế độ ăn uống của người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. Sức mua tăng lên và chi phí cơ hội tăng lên trong việc chuẩn bị bữa ăn đã dẫn đến sự tăng trưởng nhu cầu thực phẩm được chế biến và có giá trị gia tăng cao. Người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển với thu nhập thấp trước đây chủ yếu sử dụng ngũ cốc như gạo, bắp… nhưng ngày nay họ đã chuyển dần sang những sản phẩm có giá trị cao hơn như thịt, trứng, cá…Tương tự, người tiêu dùng ở các nước phát triển với chế độ ăn uống những thực phẩm đã có giá trị gia tăng cao, họ lại muốn thực phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa. Giá trị gia tăng cao này không những về mặt giá trị dinh dưỡng mà còn về mặt giá trị dịch vụ, tức là sự tiện lợi trong việc chuẩn bị bữa ăn và thời gian để chuẩn bị bữa ăn của gia đình phải giảm xuống.
Mặc dù người tiêu dùng có mức thu nhập cao hơn chi nhiều tiền hơn cho thực phẩm nhưng tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm trong tổng số chi tieu lại thấp hơn và họ chi tiêu nhiều hơn cho những sản phẩm khác như chăm sóc sức khỏe, giải trí…. Trong suốt thập kỷ qua người tiêu dùng ở các nước phát triển chi tiêu trung bình 13% tổng chi tiêu; trong khi đó ở các nước có thu nhập thấp tỷ lệ này 43% . Ví dụ, năm 2002, chi tiêu cho thực phẩm ở Indonesia chiếm 55% tổng chi tiêu, trong khi đó Hoa Kỳ chỉ có 7% (Seale, Regmi, và Bernstein, 2003). Tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm có giá trị cao tăng lên trong tổngsố chi tiêu cho thực phẩm nói chung phản ánh không những sức mua tăng lên mà lối sống cũng thay đổi. Khi người tiêu dùng có thu nhập nhiều hơn, họ sẽ chi tiêu nhiều cho những sản phẩm phục vụ cho bảo quản, dự trữ, nấu nướng, chế biến thực phẩm…Điều này dẫn đến thay đổi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm. Ví dụ, khi người ta mua tủ lạnh thì họ có xu hướng mua nhiều thực phẩm tươi; nhưng khi họ mua lò viba thì họ mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Bảng 4 và bảng 5 cho chúng ta thấy số liệu về sở hữu tủ lạnh và lò viba ở một số quốc gia


BẢNG 4: SỐ TỦ LẠNH TRÊN 100 HỘ GIA ĐÌNH


Nước
1990
1995
2000
2002
Trung Quốc
1
4
6
6
Ấn Độ
5
9
12
13
Việt Nam
9
14
17
18
Indonesia
13
20
24
26
Philippines
22
31
38
41
Morocco
27
34
41
44
Ai Cập
47
56
69
70
Romania
59
66
74
76
Brazil
62
75
82
83
Nguồn: Euromonitor, 2003






BẢNG 5: SỐ LƯỢNG LÒ VIBA VÀ DOANH SỐ BÁN LẺ CỦA THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN

Nước
Năm 2002
Tốc độ tăng trưởng trung bình 1998-2002
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán thực phẩm chế biến sẵn trung bình 1998-2002
Cái/100 hộ
%
Brazil
5
7
17
Bulgaria
9
23
5
Chile
9
6
4
Colombia
8
4
9
Cộng Hòa Czech
36
8
11
Hungary
47
9
10
Indonesia
1
6
10
Nhật
91
0
5
Malaysia
65
1
2
Mexico
22
7
14
Morocco
0
3
5
Nga
4
9
9
Singapore
53
6
4
South Africa
6
5
3
Thái Lan
3
3
4
Anh
87
3
6
Hoa Kỳ
85
0
6
Nguồn: Euromonitor, 2003


Trong bảng 4, chúng ta thấy rằng số lượng hộ gia đình có tủ lạnh tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Ví dụ, Việt Nam năm 1990 chỉ 9 trên 100 hộ có tủ lạnh thì đến năm 2002 đã tăng lên gấp đôi là 18/100 hộ.
Trong bảng 5, chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của việc sở hữu lò viba có cùng xu thế với tốc độ tăng trưởng thực phẩm chế biến sẵn. Ví dụ, Cộng Hòa Czech, Hungary và Bazilcó tốc độ tăng trưởng bình quân 1998-2002 lần lượt là 8%, 9% và 7%; tốc độ tăng trưởng thực phẩm chế biến sẵn lần lượt là 11%, 10% và 17%. Đối các nước có tỷ lệ hộ gia đình có lò viba cao như Nhật (91%), Anh (87%) và Hoa Kỳ (85%) thì tốc độ tăng trưởng thực phẩm chế biến sẵn ở mức trung bình, bình quân tăng trưởng 1998-2002 lần lượt 5%, 6% và 6%. Trừ Bulgaria tốc độ tăng trưởng lò viba cao (23%), nhưng chỉ có 9% hộ có lò vi ba. Điều này chứng tỏ điểm xuất phát của Bulgary còn thấp nên tốc độ tăng trưởng cao.

Thói quen ăn uống ở các quốc gia cũng thay đổi khi thu nhập thay đổi. Bảng 7, sẽ cho chúng ta thấy sự thay đổi về thói quen tiêu dùng.


BẢNG 7: TỶ LỆ CHI TIÊU VÀ MỨC ĐÓNG GÓP CALORIE CỦA MỘT SỐ THỰC PHẨM KHÁC NHAU.


Quốc gia
Tổng
Ngũ cốc
Rau quả
Thịt
Trứng, sữa
Thủy sản
Tổng
Ngũ cốc
Rau quả
Thịt
Trứng, sữa
Thủy sản
Nguồn cung cấp calorie trên đầu người
năm 1996
Nguồn cung cấp calorie trên đầu người
năm 2000
Phát triển
3.203
1.020
163
342
326
46
3.260
1.006
173
342
766
45
Đang phát triển
2.644
1.494
124
156
100
22
2.679
1.453
135
182
102
23
Hoa Kỳ
3.616
639
196
427
431
28
3.772
848
209
446
445
30
EU
3.401
838
208
431
362
42
3.487
864
218
441
365
44
Bazil
2.868
897
132
299
223
12
2.985
901
123
337
218
10
Trung Quốc
2.941
1.736
145
325
76
31
3.029
1.646
176
411
84
35
Ấn độ
2.446
1.549
81
22
114
9
2.428
1.455
93
22
118
8
Philippines
2.360
1.203
188
166
50
71
2.379
1.231
181
188
52
63
Việt Nam
2.508
1.826
98
168
13
33
2.583
1.796
106
203
15
35
Chi tiêu tính trên đầu người năm 1996
(USD)
Chi tiêu tính trên đầu người năm 2000
(USD)
Hoa Kỳ
1.543
247
179
307
176
77
1.745
274
202
337
202
89
EU
1.261
204
190
302
170
30
1.440
229
220
341
194
41
Bazil
233
34
22
47
37
3
363
46
37
75
64
5
Trung Quốc
129
26
30
35
9
11
136
21
35
37
11
14
Ấn độ
87
23
24
2
15
4
129
28
39
3
22
7
Philippines
185
63
19
31
16
31
233
71
26
37
21
42
Việt Nam
48
12
12
8
4
3
61
15
15
10
5
4
Nguồn: FAO


Năm 2000, người dân Việt Nam được cung cấp 2.583 calorie/ngày, thấp hơn Hoa Kỳ gần 1200 calories/ngày, nhưng lượng ngũ cốc cung cấp calories của Việt Nam và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lần lượt là 69,5%, 22,5%. Mặc dù, lượng calories cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với Việt Nam nhưng mức chi tiêu cho ngũ cốc của người dân Hoa Kỳ cao hơn 18 lần của người Việt Nam (Hoa Kỳ: 274 USD, Việt Nam 15 USD). Mức chi tiêu cao hơn mà người dân Hoa Kỳ phải trả phản ánh giá trị gia tăng của ngũ cốc ở Hoa Kỳ cao hơn.


Bảng 7 cũng phản ánh sự thay đổi trong chi tiêu thực phẩm khác nhau giữa năm 1996 và năm 2000. Lượng calories của Hoa Kỳ năm 2000 so với năm 1996 chỉ tăng 4% nhưng chi tiêu cho thực phẩm tăng 13%. Trong đó lượng calories do sữa, trứng cung cấp chỉ tăng 3%, nhưng chi tiêu tăng 15%. Nếu xem xét ở các nước, chúng ta cũng thấy tình trạng tương tự là lượng calories tăng trưởng thấp hơn chi tiêu cho thực phẩm. Điều này phản ánh nhu cầu sản phẩm có giá trị gia tăng cao đang tăng lên.


Tóm lại, thị trường thực phẩm toàn cầu đang có hai xu hướng chuyển dịch: thứ nhất, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có giá trị gia tăng cao đang tăng lên. Đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam thì hàng thực phẩm đóng gói chưa nhiều và chưa lan tỏa đến các vùng nông thôn, nhưng việc chi tiêu cho thực phẩm có chiều hướng tăng lên. Điều này đã phản ánh nhu cầu thực phẩm có giá trị gia tăng đang tăng lên. Thu nhập của người dân tăng lên họ sẽ mua sắm nhiều phương tiện phục vụ cho việc ăn uống như tủ lạnh và lò viba, điều này làm cho thói quen tiêu dùng thay đổi. Thứ hai, nhu cầu thực phẩm có giá trị gia tăng cao đang dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là nền kinh tế mới nổi lên như Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam. Mặc dù nhu cầu hàng thực phẩm có giá trị gia tăng cao của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật và EU vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nhưng đang có dấu hiệu bão hòa, tốc độ tăng trưởng của ngành này ở các nước phát triển sẽ chậm lại, trong khi đó các quốc gia đang phát triển sẽ tăng lên nhanh chóng. Trong xu hướng này đòi hỏi các nước và các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần phải có chiến lược phù hợp để phản ứng với sự thay đổi của thị trường thực phẩm toàn cầu.



Không có nhận xét nào:

Techz.vn đánh giá Khoa Marketing, UFM