TS. Bảo Trung
Tạp chí Chiến lược kinh doanh (Journal of
Business Strategy - JBS) là tạp chí hàng đầu trên thế giới về chiến lược kinh
doanh, xuất bản định kỳ 2 tháng 1 lần với các bài báo có giá trị khoa học và thực
tiễn rất cao. Các bài báo có thể giúp cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên có
thể tiếp cận những kiến thức mới về chiến lược kinh doanh, cũng như các bài báo
còn giúp cho doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh thành
công. Các bài báo trong tạp chí này được phân loại thành 4 nhóm: (1)
nhóm bài khái niệm (conceptual paper); (2) nhóm bài tổng quan lý thuyết
(literature riview); (3) nhóm bài nghiên cứu khoa học (research papers); (4) nhóm
bài tình huống điển hình (case study). Nội dung của các bài báo chủ yếu đề cập
đến những vấn đề mới hoặc những
quan điểm khác nhau về nhận thức đối với chiến lược kinh doanh. Tạp chí này
không những hướng đến các nhà quản lý cấp cao (CEO) mà còn hướng tới các nhà quản lý cấp trung tại các công ty thuộc mọi quy mô và loại
hình, cũng như các chuyên gia tư vấn và các học giả, những người muốn phát
triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp theo những cách mới.
Tạp chí chiến
lược kinh doanh là một trong số ít
các tạp chí dành riêng cho chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, JBS định nghĩa chiến lược trong ý nghĩa
rộng nhất và do đó có nhiều bài báo khoa học thuộc nhiều chủ đề rất đa dạng
như chiến lược tiếp thị, đổi mới,
phát triển trong nền kinh tế toàn cầu, sáp nhập và mua lại hội nhập và nguồn
nhân lực.
Năm 2012, Tạp chí Chiến lược kinh doanh phát hành 6 số
với 33 bài báo khoa học về chiến lược kinh doanh.
Trong 6 bài của số 1, theo người đọc bài “Công ty gia
đình nên thuê Giám đốc tài chính bên ngoài” của Eva Lut va Stephanie Schraml là
bài báo mới liên quan đến quản trị công ty (corporate governance). Đây là chủ đề
mà nhiều học giả quan tâm trong thời gian vừa qua, đặc biệt kể từ sau vụ lừa đảo
của giám đốc công ty Enron.
Trong số 2 với 5 bài, bài “Meta- SWOT: giới thiệu công
cụ hoạch định chiến lược mới” của Ravi Agarwal, Wolfgang Grassl, Joy Pahl đã chỉ
ra những hạn chế của công cụ phân tích SWOT trước đây và đề xuất một công cụ mới
được đặt tên là Meta-SWOT. Đây là bài tổng quan lý thuyết, nhóm tác giả đã đề
xuất lý thuyết mới về công cụ hoạch định chiến lược kinh doanh thay thế công cụ
phân tích SWOT được sử dụng phổ biến trước đây.
Số 3 có 6 bài “Làm chậm lại quá trình giảm sút: rút
lui, mở rộng một trong hai hay cả hai” (Pulling
off the comeback: Shrink, expand, neither, both?) của Michael Braun và
Scott Latham liên quan đến tái cấu trúc doanh nghiệp, tái định vị để doanh nghiệp
hồi phục khi đang trong giai đoạn giảm sút.
Số 4 có 5 bài, đặc biệt trong số này có 4 bài nghiên cứu
về khái niệm (Conceptual paper) bao gồm: (1) “Làm thế nào đánh giá chiến lược
công ty mẹ: câu trả lời về khái niệm” (How to assess the
corporate parenting strategy? A conceptual answer) của Matthias
Kruehler, Ulrich Pidun và Harald Rubner; (2) “Định giá sản phẩm công nhiệp:
phương pháp tiếp cận giá trị” (Industrial product pricing: a value-based
approach) của Stephan M. Liou và Andreas Hinterhuber; (3) “Lãnh đạo bền vững: từ
chiến lược đến kết quả” (Sustainability leadership: from strategy to results) của
Timothy Galpin và J.Lee Whittington; và (4) “Liên kết chiến lược với giá trị”
(Linking strategy to value). 4 bài báo này chủ yếu tập trung tổng hợp lại các
khái niệm và bổ sung thêm các khái niệm mới để làm nền tảng cho các nghiên cứu
khoa học tiếp theo ở dạng bài nghiên cứu (research papers).
Số 5 gồm 6 bài, các bài trong số
này tập trung vào cách thức duy trì và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong số này có giới thiệu mô hình kinh doanh mới ở Trung Quốc là “Những công
viên khoa học và công nghệ của Trung Quốc: Sự ra đời của mô hình mới” (Chinese
S&T parks: the emergence of a new model). Bài báo này khám phá 6 đặc trưng
mà công viên khoa học và công nghệ của Trung Quốc khác với hầu hết các công
viên khoa học và công nghệ trên thế giới. Điều này dẫn đến sự phát triển vượt bật
khoa học và công nghệ ở nước này trong 20 năm qua.
Số 6 gồm 5 bài, trong đó bài nổi bật
là “Từ quan điểm của các bên liên quan: thiết kế mục tiêu có thể đo lường được”
(From the stakeholder viewpoint: designing measurable objectives) của Graham
Kenny. Bài này đưa ra nghiên cứu mới về việc xây dựng mục tiêu doanh nghiệp.
Theo nhóm nghiên cứu, việc xây dựng mục tiêu của doanh nghiệp nên xuất phát từ
quan điểm của các bên liên quan như nhà nước, cộng đồng, người dân,… chịu ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét