Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Để có lớp trí thức xứng đáng

Bài viết rất hay và đầy tâm huyết về nền giáo dục nước nhà của GS.Hoàng Tụy

Sàn không dành cho nông dân

Thứ Hai,  22/12/2008, 21:07 (GMT+7)


 

LTS:     Sau bài viết "Nông dân lên sàn giao dịch cà phê" của tác giả Hồng Văn, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc. Tiếp theo ý kiến "Nông dân lên sàn không dễ!" của bạn đọc Phan Hồng Vinh (Buôn Ma Thuột), mới đây bạn đọc Phan Dũng cũng đã gửi ý kiến với bức xúc tương tự. Tòa soạn xin giới thiệu ý kiến này:

Khi có tin sàn giao dịch cà phê bắt đầu hoạt động tôi cũng có tìm hiểu nhiều thông tin về sàn này ở Việt Nam và các nước trên thế giới thông qua các bài báo của Thời báo Kinh tế Sài Gòn và các báo khác với mục đích muốn được tự mình lên sàn để giao dịch.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu mọi thông tin thì tôi thấy sàn này không thiết thực với người dân chúng tôi mà có thể nó thiết thực với các doanh nghiệp, tiểu thương nhiều hơn, vì những nguyên nhân sau:

1. Nông dân Việt Nam khác với nông dân các nước, số người có diện tích trồng cà phê lớn rất ít, không đủ tiêu chuẩn tham gia sàn là 3 héc ta như bài báo đã đề cập.

2. Hầu hết người ở quê chúng tôi sử dụng máy tính còn chưa rành rọt, không biết cách tìm kiếm thông tin, so với người dân các nước thì kém xa, trong khi sự hoạt động của sàn giao dịch cà phê mang tầm và chuẩn quốc tế, chúng tôi không thể nào bắt kịp. Đó là chưa kể đến việc đọc tài liệu thì không hiểu, mà muốn đi lên sàn hỏi thêm thì phải đi cả 50km đường.

3. Chúng tôi suốt ngày phải đi làm ngoài đồng cà phê, hết vụ lại đi làm lúa, nhiều người phải đi buôn bán hoặc làm phụ hồ để lo thêm cho gia đình, nhất là gia đình có con đi học. Vậy, thời gian đâu để chúng tôi theo dõi thông tin biến động trên thị trường, để hiểu các thuật ngữ. Nên, nếu chúng tôi mà có được "lên sàn" đi nữa thì cũng như chơi xổ số, vì có biết gì đâu về diễn biến thị trường mà tính toán.

4. Sự thiếu thiết thực như bài báo đã nói, chúng tôi nhiều khi cần tiền nên phải "bán nhón" từng ít từng ít một. Vả lại, làm gì có điều kiện đi về cả mấy chục cây số, lại còn mở tài khoản rồi nhiều thứ khác, nên, khi cần tiền liền thì lại không có được. Chưa kể lúc bán rồi đi lấy tiền còn là một khoảng cách xa vời vợi, cộng với tiền máy tính, internet, tiền đi lên sàn, và thời gian thì quả là khó có thể áp dụng được với nông dân.

Từ đó tôi thấy sàn giao dịch cà phê có thể vô tình hay cố ý đã nhắm sai đối tượng là người nông dân chúng tôi thay vì các tiểu thương, doanh nghiệp... Còn nói nếu thật sự sàn này dành cho người dân chúng tôi thì ít ra cũng phải có hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ người dân tiếp cận với sàn. Để sau một vài năm chúng tôi hoặc con cháu chúng tôi có đủ kiến thức và "dũng cảm" để lên sàn. 

PHAN DŨNG (Đăk Lăk)

Nông dân lên sàn không dễ

Chủ Nhật,  21/12/2008, 11:19 (GMT+7)

Nông dân lên sàn không dễ


 

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải gõ chiêng cho phiên giao dịch đầu tiên của sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột -Ảnh: Hồng Văn.

(TBKTSG Online) - Là người nông dân trồng 3 héc ta cà phê ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột, tôi tự hào khi văn hóa cà phê được vinh danh ở Festival cà phê, mà trong đó một sự kiện của lễ hội mà nông dân chúng tôi quan tâm nhất chính là sàn giao dịch cà phê đi vào hoạt động.

Tôi đọc bài báo "Nông dân lên sàn giao dịch cà phê", đăng ngày 11-12, đã mô tả khá chi tiết cách thức mà nông dân chúng tôi có thể lên sàn mua bán cà phê hiện đại, thay vì bán trực tiếp hay gửi cho các đại lý thu mua như lâu nay.

Lâu nay, cứ tới mùa thu hoạch, hoặc là tôi (hàng xóm ai cũng vậy) bán hết cho đại lý lấy tiền một cục trả nợ phân, thuốc, công cán thuê thu hái, trả tiền vay ngân hàng; hoặc gửi cả cho đại lý theo kiểu khi nào cần bán thì chốt giá. Gia đình tôi chọn phương cách này, cứ con đi học thì chốt giá bán nửa hay một tấn, nhà có giỗ quải, ma chay, cưới xin thì chốt giá bán tiếp. Cứ như vậy dù phương pháp mua bán không hiện đại nếu so với sàn giao dịch nhưng lại tiện cho nông dân như tôi.

Nhưng liệu rồi đây nông dân trồng cà phê nhưng tôi ở Tây Nguyên, trong đó có đồng bào dân tộc ít người, liệu có đủ hiểu biết và quy mô đủ 3 héc ta để bước chân vào sàn này không khi mà sàn quy định nông dân muốn đăng ký giao dịch tối thiểu phải chứng minh mình có 3 héc ta trồng cà phê và mỗi lô giao dịch là 5 tấn cà phê nhân. Nhà tôi trồng 2 héc ta, thu mỗi mùa 6-8 tấn nếu tính theo diện tích thì tôi không đủ điều kiện giao dịch. Thôi cứ cho là tôi góp chung diện tích với ông bạn hàng xóm để đủ tiêu chuẩn 3 héc ta thì 6-8 tấn cà phê của tôi lại hơn một lô nhưng lại không đủ 2 lô cho giao dịch.

Dù trong bài báo, ông Nguyễn Tuấn Hà, Giám đốc sàn, có cho biết là quy định nói trên cũng là cách giúp nông dân như tôi và những hàng xóm nhà tôi liên kết với nhau trong giao dịch mua bán nhưng ngay cả khi tôi và ông bạn hàng xóm đã liên kết với nhau thì liệu rằng những cách thức giao dịch quá hiện đại, mua bán khớp lệnh, những thuật ngữ bước nhảy giá, biên độ giao dịch, T+1, T+ 3…  thì có bao nhiêu nông dân như tôi đủ khả năng đăng ký tham gia, hay đó chỉ là sân chơi cho doanh nghiệp, các đại lý thu mua?

Ngay cả việc dùng máy vi tính với nông dân cũng đã khó huống hồ sử dụng vi tính vào những việc khác như mua bán cà phê ở sàn giao dịch. Tôi có may mắn là có mấy đứa con rành vi tính chỉ vẽ mấy năm nay nhưng liệu có bao nhiêu phần trăm nông dân nhà có máy vi tính, có nối mạng internet?

Liệu rằng rồi đây có bao nhiêu nông dân ở huyện, xã chân lấm tay bùn, mang dép lê, chạy xe công nông như tôi "dám" bước chân hay mang xe công nông vào sàn, khi nền gạch men bóng lộn cùng với những người mặc đồng phục, máy vi tính nối mạng hiện đại bên trong?

Phan Hồng Vinh (Buôn Ma Thuột)

Nông dân lên sàn giao dịch cà phê

Thứ Năm,  11/12/2008, 21:48 (GMT+7)


(TBKTSG Online) - Khai trương phiên giao dịch đầu tiên vào sáng ngày 11-12 với 10 doanh nghiệp và 2 hộ nông dân, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột rồi đây sẽ là điểm hẹn chung của nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk và cả Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Đình Đối, một nông dân ở nội thành Buôn Ma Thuột có trồng 2 héc ta cà phê ở ngoại thành, rất muốn đăng ký tham gia sàn giao dịch nhưng theo quy định hiện nay của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), nông dân muốn đăng ký làm thành viên giao dịch của BCEC phải có tối thiểu 3 héc ta cà phê.

"Tiếc quá, tôi sẽ rủ mấy ông bạn trồng cà phê chung nhau đăng ký 1 thành viên", ông nói sau khi tham quan cách thức giao dịch cà phê qua sàn và hỏi tỉ mỉ nhân viên của sàn về cách giao dịch.

Một chặng đường dài  

Hiếm có dự án chợ, trung tâm thương mại hay sàn giao dịch nào ở Việt Nam trải qua một chặng đường dài như BCEC. Trung tâm được phê duyệt vào giữa năm 2003 nhưng mãi tới gần cuối năm 2006 mới khởi công xây dựng vì phải trải qua nhiều lần điều chỉnh quy mô diện tích, vốn đầu tư...

Không chỉ chính quyền Đắk Lắk mà cả các bộ ngành trung ương cũng đặt nhiều kỳ vọng vào BCEC khi xác định trung tâm này là nơi đầu tiên của Việt Nam làm thí điểm xây dựng và vận hành một sàn giao dịch hàng hóa, cụ thể ở đây là cà phê. Nơi đây, nông dân và doanh nghiệp không chỉ ở Tây Nguyên mà cả nước có thể trực tiếp đến chợ hoặc thông qua mạng Internet để đặt mua, đặt bán cà phê, mang cà phê đến đây giới thiệu ở showroom, tổ chức các phiên đấu giá cà phê, với sự trợ giúp của ngân hàng ủy thác thanh toán đặt tại sàn, hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, kho chứa hàng, nhà máy chế biến tại chỗ.

Mục tiêu là tránh thiệt hại về giá cho nông dân và doanh nghiệp do mọi thông tin giá cả, sản lượng đều công khai, rõ ràng như mua bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán.  

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Giám đốc BCEC, kể lại là trong lúc các nhà thầu đang xây dựng sàn thì ông cùng nhân viên của sàn lặn lội xuống TPHCM quan sát cách thức hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán, thậm chí nhờ các chuyên gia chứng khoán tư vấn kỹ thuật như tòa nhà trung tâm dành ra mặt bằng làm sàn giao dịch, bảng điện tử thể hiện diễn biến giao dịch ra sao…

Mô hình sàn giao dịch này còn học hỏi kinh nghiệm sàn giao dịch nông sản của Trung Quốc, Brazil, cả thị trường kỳ hạn cà phê London. Trong lúc trung tâm đang lúng túng thì Quỹ hỗ trợ phát triển của Pháp (AFD) đồng ý tài trợ hơn 800.000 euro chủ yếu cho trang bị các phần mềm kỹ thuật và đưa nhân viên của sàn đi đào tạo cách thức giao dịch hiện đại ở nước ngoài.

Vậy là mất gần 6 năm, sàn giao dịch cà phê mới hình thành. Ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng việc xây dựng và vận hành một sàn giao dịch nông sản hiện đại ở Việt Nam cũng khó khăn, dò dẫm từng bước tương tự như quá trình tập dần cho nông dân từ bỏ dần phương thức mua bán truyền thống sang mua bán, giao dịch hiện đại.

Chứng khoán… cà phê  


 

Bây giờ bước chân vào sàn giao dịch cà phê không ai nghĩ rằng nó dành để giao dịch… cà phê, vì tòa nhà 2 tầng quá hiện đại.

Tầng một là sàn giao dịch, có hơn chục máy vi tính cá nhân để tra cứu thông tin, đặt lệnh mua, bán cho nông dân và doanh nghiệp, kèm theo một màn hình LCD loại lớn để những người tham gia giao dịch có thể xem thông tin sản lượng, giá cả cà phê thế giới, trong nước làm cơ sở lựa chọn giá đặt mua, bán của mình.

Còn tầng hai có hội trường lớn để tập huấn cách thức giao dịch, phổ biến thông tin đến nông dân, doanh nghiệp và cũng là nơi đặt Cafecontrol, tổ chức được BCEC ủy thác kiểm tra chất lượng cà phê giao dịch và Techcombank, ngân hàng được ủy thác thanh toán.

Phía sau sàn là hệ thống 4 kho chứa có công suất chứa lên tới 30.000-35.000 tấn cà phê nhân của Công ty cổ phần cà phê An Giang cùng với 1 xưởng chế biến cà phê nhân, để nông dân có nhu cầu đưa cà phê tươi vào BCEC chế biến ra nhân và mang ra giao dịch ngay.

Cũng tương tự như sàn giao dịch ở các công ty chứng khoán ở TPHCM, những thông tin giá cả cà phê trong nước, thế giới được in thành bản tin khổ giấy A4 phát cho "nhà đầu tư".

Phía trong tầng 1 là "quả tim" của sàn giao dịch, ở đó có những nhân viên làm công việc cập nhật thông tin giao dịch như Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Trước mặt họ là 3 màn hình điện tử cỡ lớn, một bảng thể hiện thông tin thị trường giao dịch cà phê thế giới ở London, New York, một bảng thể hiện diễn biến của giao dịch như mã thành viên nào mua bao nhiêu, bán bao nhiêu, khớp lệnh ra sao. Bảng còn lại mang tính tổng kết chỉ số VNCOFFEE-INDEX, chẳng khác gì chỉ số chứng khoán.

Khác với chứng khoán, cà phê là hàng hóa thật nên giao dịch được tính theo lô, mỗi lô 5 tấn cà phê. Ông Hà cho biết, loại cà phê giao dịch trên sàn trước mắt là cà phê vối (Robusta) và nông dân có thể đặt một lệnh bán nhiều lô trong một lần giao dịch; thành viên giao dịch mua phải ký quỹ với mức ký quỹ bằng 10% giá trị khối lượng hàng hóa.

Giao dịch được thực hiện bằng tiền đồng, còn bước nhảy giá (ticksize) là 50 đồng/kg. Biên độ dao động giá không vượt quá 10% giá tham chiếu.

Sau khi khớp lệnh và có kết quả giao dịch, các thành viên giao dịch nộp hoặc chuyển tiền vào tài khoản tại Ngân hàng ủy thác của BCEC hiện nay là Techcombank. Thời gian chậm nhất là một ngày làm việc (gọi là T+1) kể từ sau ngày có kết quả giao dịch.

Bên bán sẽ thực hiện hợp đồng và xác nhận chuyển giao quyền sở hữu lô hàng cà phê tại hệ thống kho hàng của BCEC. Còn việc chuyển giao sản phẩm sẽ được hoàn tất trong ba ngày làm việc (gọi là T+3) kể từ sau ngày có kết quả giao dịch.

Với cách thức giao dịch như trên, nông dân trồng cà phê và doanh nghiệp kinh doanh cà phê ban đầu có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, ông Hà cho biết trước khi sàn đi vào hoạt động, BCEC đã tổ chức tập huấn, giới thiệu cách thức giao dịch cho hơn 200 hộ nông dân trồng cà phê lớn trên địa bàn tỉnh và khoảng chục doanh nghiệp cà phê. "Dần dà rồi cũng sẽ quen", ông nói.

Theo ông Hà, việc yêu cầu nông dân đăng ký tham gia giao dịch phải có tối thiểu 3 héc ta cà phê trở lên (có giấy chứng nhận sử dụng đất và xác nhận của địa phương là trồng cà phê) cũng nhằm khuyến khích nông dân liên kết với nhau trong mua bán, để nhiều người "chung" diện tích rồi đứng tên một người đăng ký, như trường hợp ông Đối nêu ở trên.

HỒNG VĂN

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2008

Lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng



 

CN.Nguyễn Thị Bích Hồng- Viện kinh tế TP.HCM
1- Một số vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Quyết định này đưa ra nội dung chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất và trách nhiệm của các ngành và tổ chức có liên quan chủ yếu gồm: nhà nông (người sản xuất), nhà doanh nghiệp (người tiêu thụ nông sản hàng hóa), Nhà nước và nhà khoa học (người nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ); Vì thế mà chúng ta thường nói quyết định 80 với việc liên kết 4 nhà là vậy. Nội dung chủ yếu thể hiện qua liên kết 4 nhà như sau:
      Nhà nông (người sản xuất): có trách nhiệm cung ứng nông sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn đã được cam kết trong hợp đồng.
      Nhà doanh nghiệp (người tiêu thụ nông sản hàng hóa): có trách nhiệm tổ chức tiêu thụ hàng hóa đã được cam kết trong hợp đồng.
      Nhà nước: Cơ quan quản lý giá hướng dẫn nguyên tắc định giá sàn nông sản phẩm hàng hóa đảm bảo người sản xuất có lợi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; Hàng năm ngân sách dành khoản kinh phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung và hỗ trợ hàng sản xuất, chế biến khẩu.
      Nhà khoa học: Thực hiện các hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất.
Quyết định 80 và và việc liên kết 4 nhà là một chủ trương chính sách đúng nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, là thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tiến tới nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiện đại.
Thực hiện quyết định "Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức:
      Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá;
      Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa;
      Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hóa;
      Liên kết sản xuất; Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp" (Điều 2 của Quyết định số 80/2002/QĐ/TTg ngày 24/6/2002).
Thực hiện quyết định này đã có nhiều hợp đồng được ký kết trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Kết quả thực hiện nhiều hợp đồng qua báo chí cho thấy có nhiều hợp đồng đạt kết quả tốt, cụ thể là doanh nghiệp, nhà hàng, trường học… thu mua được sản phẩm có chất lượng tốt, nguồn cung cấp cho tiêu thụ ổn định nhất là cho các xí nghiệp chế biến phát huy được sử dụng máy móc thiết bị; về phía người sản xuất đã tiêu thụ được nông sản với giá cả hợp lý, yên tâm sản xuất và thu nhập từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ nông sản hàng hóa được ký kết hợp đồng tiêu thụ chưa phải là cao và cũng không ít hợp đồng bị phá vỡ không thực hiện được như:
      Hợp đồng mía với nhà máy đường Hiệp Hòa tỉnh Long An của các nông trường Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) do khi đến vụ thu hoạch nông trường không huy động được lực lượng lao động thu hoạch mía vì giá công thu hoạch mía thấp hơn so với lương công nhân khoán theo thời gian trong các doanh nghiệp công nghiệp ở khu công nghiệp của huyện. Mặt khác, do giá mía thị trường thấp hơn giá mía ký hợp đồng và bị ép hạ giá thấp xuống qua việc đánh giá của nhân viên nhà máy về trữ lượng đường thấp.
      Hợp đồng với một số nhà máy chế biến dứa qua, lá cây nha đam với nông trường Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) do kết quả thu hoạch không đạt được loại I theo quy định trong hợp đồng phải bán giá thấp dưới giá thành, nông dân bị lỗ và bán sản phẩm ra ngoài. Bên cạnh đó cũng có trường hợp khi thu hoạch giá thị trường cao hơn giá hợp đồng và nông dân đã sẵn sàng bán cho tư thương phá vỡ hợp đồng.
      V.v…
Việc xử lý vi phạm hợp đồng xảy ra hiện nay rất khó khăn và chưa có giải pháp hữu hiệu vì phần lớn các hợp đồng ký kết hiện nay chưa phải là hợp đồng kinh tế, có những ràng buộc chặt chẽ và nghiêng về thực hiện chủ trương chính sách; Trong thực tế, nhiều sản phẩm thực hiện hợp đồng theo sự chỉ đạo của nhà nước về mức giá sàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Điều này khiến các doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng phải chịu sức ép về 2 phía:
- Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội bằng các chính sách bảo hộ cho nông dân (ví dụ giá muối ở Cần Giờ).

- Người nông dân, người sản xuất o ép doanh nghiệp khi sản phẩm hợp đồng khan hiếm, giá thị trường cao hơn hợp đồng. Như vậy có thể nói việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm còn mang nhiều sắc thái của giải quyết chính sách xã hội, chưa phải là một đòn bẩy kinh tế trong kinh tế thị trường bởi lẽ kết quả hợp đồng bị chi phối nhiều qua diễn tiến của thị trường. Đó là chưa kể đến chuyện "hình thức" của hợp đồng mà chúng ta chưa quản lý được như doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản để hưởng một số chính sách "ưu đãi" của nhà nước: "Đối với dự án đầu tư chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản hàng hoá được vay từ quỹ hỗ trợ phát triển với mức lãi suất 3% năm. Trường hợp dự án do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện thì khi dự án đi vào hoạt động, ngân sách Nhà nước cấp đủ 30% vốn lưu động" (Điều 3 của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002).

2- Giải pháp để tăng tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng.
Đối chiếu hợp đồng tiêu thụ nông sản hiện nay với pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 cho thấy: Hợp đồng kinh tế chủ thể chủ yếu là các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh còn bên kia có thể là pháp nhân kinh doanh hay
nhân có đăng ký kinh doanh
. Điều đáng lưu ý là hai bên tham gia đều phải ký kết hợp đồng kinh tế trong phạm vi nghề nghiệp
của mình đã đăng ký còn nếu hai bên có đăng ký kinh doanh hợp pháp nhưng hợp đồng việc ngoài phạm vi nghề nghiệp của mình thì không được coi là hợp đồng kinh tế mà là hợp đồng dân sự. Hợp đồng tiêu thụ nông sản ký giữa doanh nghiệp với hộ nông dân cá thể, theo Điều 42-43 Pháp lệnh này thì các hộ này cũng được xem là chủ thể của hợp đồng kinh tế.

Như vậy, tại sao hợp đồng kinh tế về tiêu thụ nông sản lại khó giải quyết ở TP.HCM nói riêng, trên diện rộng cả nước nói chung trong thời gian qua đặt ra là: các ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm trong hợp đồng chưa được tính toán đầy đủ như đã nêu trên; điều quan trọng là các hợp đồng này có quan hệ với hộ nông dân với một quy mô chủ thể quá rộng mà quy mô sản phẩm thì lại manh mún quá nhỏ (ví dụ doanh nghiệp ký hợp đồng cho 1.000 ha đậu phộng thì phải ký với khoảng 1.500 hộ dân). Như thế khi có sự cố hợp đồng xảy ra rất khó đàm phán thương lượng với chủ thể nông dân đông như vậy. Mặt khác với một tín hiệu nào đó (như tín hiệu giá cả thị trường) thì tạo ra sự lan truyền trong số đông rất nhanh và dễ dẫn đến áp lực cho chủ thể doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng.
Có thể khái quát 3 vấn đề chính ảnh hưởng đến thành công của tiêu thụ nông sản qua hợp đồng:
Một là: Chưa có quy định mối quan hệ rõ ràng và chặt chẽ giữa các bên trong hợp đồng, đó là quan hệ hợp tác mà các bên cùng có lợi và có các ưu đãi trong hợp đồng giành cho nhau; đồng thời rủi ro do phải được chia sẻ công bằng.
Hai là: Nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng với một quy mô nhỏ, manh mún, chưa thông qua
một tổ chức đại diện có tư cách pháp nhân, cụ thể là:


      Tổ chức đại diện có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và ký kết hợp đồng trong phạm vi nghề nghiệp kinh doanh của mình (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989).

      Tổ chức đại diện có thể đạt được quy mô sản xuất ký kết "đủ lớn" có ý nghĩa để xem xét, xử lý hợp đồng.
Nếu theo tính chất, nguyên tắc nêu trên thì mô hình đề nghị để tăng thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng là:
- Mô hình hợp tác xã (HTX): Tổ chức sản xuất nông nghiệp nông thôn phổ biến hiện nay là kinh doanh hộ cá thể; Về chủ trương, chúng ta hướng đến phát triển HTX, và ưu thế của HTX đã được khẳng định trong Luật HTX sửa đổi năm 2003 sẽ thúc đẩy HTX phát triển mạnh hơn. Tại hội thảo quốc gia về chiến lược tăng cường các HTX nông nghiệp tại Việt Nam có sự tham dự nhiều giám đốc văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của liên minh HTX quốc tế thì Việt Nam cùng với Thái Lan và Lào là những nước Đông Nam Á được chọn làm mô hình phát triển HTX trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Do đó để tăng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng thì nhất thiết phải phát triển HTX, phải xây dựng các HTX thực sự vững mạnh. Chính các HTX là nơi gặp gỡ và tổ chức ký kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời cũng là nơi thực hiện hợp đồng; HTX có thể được xem là tổ chức sản xuất đạt đến một quy mô sản phẩm nhất định để thực hiện nhiều tác động – hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, về vốn và nhất là dễ dàng trong việc đàm phán, xử lý hợp đồng theo các quy định hiện nay. Để hợp đồng thuận lợi, điều quan trọng là cần gắn HTX với doanh nghiệp trong lợi ích chung lãi cùng hưởng, lỗ
cùng chịu
; khi đó nông dân và doanh nghiệp sẽ phải quan tâm thực sự đến hợp đồng, coi đó là lợi ích của mình.

- Mô hình kinh tế trang trại: Trước hết kinh tế trang trại đạt được một quy mô sản phẩm nào đó, chủ thể của nó có tiềm lực nhất định và chủ thể này tham gia vào ký kết hợp đồng kinh tế không trái với pháp lệnh hợp đồng kinh tế hiện hành. Kinh tế trang trại cũng là mô hình mà chúng ta đang quan tâm, hỗ trợ và sản xuất có kết quả.
Ba là: Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng không phải là mô hình phù hợp cho tất cả các loại sản phẩm mà tập trung thành công vào một số sản phẩm có tính chất:
      Sản phẩm có tính đặc thù, ít tiêu dùng phổ thông trên thị trường, người sản xuất khó tiêu thụ nơi khác nên việc tuân thủ hợp đồng cao.
      Sản phẩm đòi hỏi đạt được những tiêu chuẩn, quy cách nhất định, thậm chí phải tuân thủ yêu cầu quy trình sản xuất bắt buộc.
Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Hoa cảnh được xác định là loại cây sản xuất đặc thù của nông nghiệp đô thị, có thể mang lại thu nhập cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Thực tế nhu cầu hoa cây cảnh để trang trí ngày càng trở lên phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn, văn phòng, … và trong nhiều gia đình có mức sống khá.
Việc tiêu thụ hoa cây cảnh có đặc trưng là theo thời điểm, tập trung vào Tết nguyên đán, vào các dịp lễ, các ngày kỷ niệm; Do đó thời vụ có vai trò rất quan trọng trong tổ chức trồng hoa cây cảnh. Mặt khác, vào các thời điểm tiêu thụ cũng nổi trội một số chủng loại hoa theo thói quen sử dụng như: hoa hồng, hoa lan vào ngày 20/11; hoa huệ vào ngày vu lan; hoa mai vào dịp tết nguyên đán; …
Hoa cây cảnh được xem là sản phẩm có tính đặc thù và phải tuân thủ quy trình sản xuất, kỹ thuật nghiêm ngặt rất cần tổ chức sản xuất qua hợp đồng, trong đó vai trò của nhà sản xuất và nhà khoa học đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra sản phẩm tập trung vào các thời điểm đảm bảo quy cách sản phẩm. Ngoài ra, một yêu cầu không kém phần quan trọng trong tiêu thụ hoa cây cảnh là vấn đề bao bì bảo quản và tổ chức vận chuyển tiêu thụ là chi phí đáng kể cần tính đến trong hợp đồng.
Tiêu thụ hoa cây cảnh như nêu trên là các đối tượng nhà hàng, khách sạn, văn phòng, … và trong nhiều gia đình có mức sống khá thì quy mô sản phẩm tiêu thụ chưa phải là lớn và tổ chức sản xuất hoa cây cảnh nhỏ lẻ hiện nay vẫn có thể đáp ứng được, phù hợp. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là quy mô nhỏ lẻ này không đủ trang trải chi phí để có thể hợp đồng nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyển giao về giống, về… ; Vì thế rất cần thiết sự liên kết các nhà sản xuất trong một tổ chức, tổ chức này có thể được tốt nhất là tổ chức có tư cách pháp nhân trong ký kết các hợp đồng nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả sản xuất hoa cây cảnh./.

Đồng Tháp: Tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng



(DongThap Portal) – Ngày 20/10, UBND tỉnh đã ký ban hành Chỉ thị số 15 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng nhằm gắn trách nhiệm giữa doanh nghiệp với người sản xuất, tạo điều kiện để nông dân tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, hàng hoá được tiêu thụ với giá hợp lý, thu nhập từng bước được nâng cao; đồng thời doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh.


 

Theo đó, UBND các huyện, thị, thành phố phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch chung của tỉnh; bố trí cơ cấu sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung tạo ra sản phẩm đồng đều có chất lượng cao gắn với các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nguyên liệu trên cơ sở tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Hỗ trợ để củng cố và phát triển các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại để làm tốt chức năng cầu nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản.
Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác tập trung làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hướng dẫn cho xã viên, nông dân ứng dụng khoa học công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để mở rộng phương thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các vùng sản xuất trái cây (xoài, quít và nhãn) theo hướng VietGAP, vùng lúa gạo sản xuất theo hướng hữu cơ để đưa ra các thị trường khó tính, quan hệ các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận VietGAP và tìm đối tác tiêu thụ; Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho vùng sản xuất hàng hoá; bảo quản, chế biến nông thuỷ sản trên cơ sở tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng;
Quy hoạch và quản lý vùng nuôi cá tra, diện tích nuôi năm 2009 khoảng 950 ha, tương đương với sản lượng là 240.000 tấn; Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch chi tiết để thực hiện và quản lý có hiệu quả tránh tình trạng sản xuất dư thừa; Lập kế hoạch để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hộ nuôi cá tra thịt và các cơ sở sản xuất cá tra bột, cá tra giống, trình UBND tỉnh ban hành để triển khai thực hiện vào đầu năm 2009 để làm cơ sở đề nghị ngân hàng xét cho vay vốn và cân đối cung - cầu; đồng thời, tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nước ao nuôi cá tra, sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học để phòng bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả trong nuôi cá tra xuất khẩu.
Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư cung cấp thông tin dự báo về thị trường cho người sản xuất; hình thành các mối liên kết, liên doanh về tiêu thụ sản phẩm cá tra, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng chất lượng và thương hiệu cá tra sạch của tỉnh để tiếp tục khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới; triển khai các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo hợp đồng.
Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn vay phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có sản lượng hàng hoá lớn được kịp thời; xem xét tiêu chí về khách hàng truyền thống với ngành ngân hàng để cho vay; thực hiện phương án giải ngân "tay ba", - người dân bán cá cho bất kỳ doanh nghiệp chế biến nào sẽ được nhận tiền qua ngân hàng thay vì trước đây phải nhận tại doanh nghiệp - với cách thức này, người nông dân sẽ chủ động được nguồn vốn trong sản xuất.
Khải Trường


Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÁI CÂY ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TS. Hồ Tiến Dũng
Trưởng khoa Quản trị kinh doanh - Đại học kinh tế TP.HCM

Là trung tâm kinh tế nông nghiệp lớn nhất nước, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng đầu về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt gạo, thủy sản và trái cây. Ngoài gạo và thủy sản là mặt hai mặt hàng sản xuất và xuất khẩu lớn nhất nước, bên cạnh đó trái cây ĐBSCL cũng chiếm một lượng lớn về sản xuất và xuất khẩu trong tổng sản lượng trái cây của cả nước, đặc biệt là dứa, sầu riêng, nhãn, xoài, cam xành, chuối, thanh long, vú sửa, bưởi…. Tuy nhiên sản lượng trái cây xuất khẩu ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 10% - 15% tổng sản lượng sản xuất của cả vùng, trong khi đó nhu cầu trái cây của thế giới còn rất lớn, đây là tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức đối với trái cây của ĐBSCL trong thời gian tới. Chính vì vậy, đã đến lúc phải quan tâm đến việc xuất khẩu trái cây ở vùng ĐBSCL, không thể mạnh ai nấy làm, nhà vườn không thể đứng riêng một mình tự sản xuất, tự bảo quản, tự chế biến, tự giải quyết được đầu ra cho sản phẩm trái cây của mình, mà phải liên kết và chỉ có thể giải quyết được khi có một tổ chức liên kết đồng bộ các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ để có thể đáp ứng được yêu cầu trái cây sạch, an toàn và chất lượng của thế giới.

Từ năm 2004 đến nay, kim ngạch xuất khẩu trái cây ĐBSCL có xu hướng tăng, ước tính đạt 169,6 triệu USD năm 2007, chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu trái cây của cả nước, tuy nhiên giá trị xuất khẩu này còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của vùng và còn thấp so với năm 2001.

Bảng 1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây từ năm 2001-2007

Đơn vị Tính: triệu USD

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Ước 2007
Tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây 344,2 221,2 151,5 178,8 235 250,7 300
Kim ngạch xuất khẩu trái cây ĐBSCL 197 120,6 91,5 107 138 145,2 169,6

(Nguồn: tổng hợp từ VnEconomy, Vnnanet)

Tính đến cuối năm 2006, thị trường xuất khẩu của trái cây ĐBSCL lên đến 50 quốc gia. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan, Nga, Indonesia, Singapore, Lào, Hồng Kông, Pháp, Italia, Malaysia, Đức …

Bảng 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trái cây ĐBSCL sang các thị trường chính (Tính bình quân từ 2001– 2007)

Thị trường Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trái cây (%)
Trung Quốc 38,4
Đài Loan 10,8
Nhật 12,9
Hàn Quốc 6,5
Nga 4,3
Mỹ 7
Hà Lan 5,7
Một số nước khác 14,4

(Nguồn tổng hợp của Vinanet và thông tin thương mại)

Nhìn chung, giá cả xuất khẩu trái cây của ĐBSCL thường thấp hơn giá cả trái cây xuất khẩu cùng loại của các quốc gia khác, đặc biệt là Thái Lan. Nguyên nhân chính là do chất lượng sản phẩm của ĐBSCL không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia này.

Bảng 3: Giá xuất khẩu một số loại trái cây chủ yếu tháng 4 năm 2008

Loại trái cây Giá xuất khẩu bình quân của ĐBSCL ( USD/Kg) Giá xuất khẩu bình quân của Thái Lan( USD/Kg)
Dứa 1 1,21
Xoài 1,88 2,12
Cam xành 2,28 3,26
Bưởi 0,437 0,89

(Nguồn: Vinanet)

Hiện nay sản xuất và xuất khẩu trái cây ĐBSCL có những thuận lợi như: ĐBSCL là nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho việc phát triển nghề trồng trọt; có đội ngũ lao động nông thôn dồi dào, cần cù, sáng tạo, chịu khó; nước ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, có điều kiện để tranh thủ sự giúp đỡ và học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước; Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu trái cây ĐBSCL đang đối đầu với những thách thức như:

- Nền nông nghiệp ở ĐBSCL còn lạc hậu nên năng lực cạnh tranh chưa cao so với một số nước trong khu vực như : Thái Lan, Trung Quốc…

- Sản xuất trái cây ở ĐBSCL còn mang tính tự phát, với qui mô nhỏ, chưa có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tập trung một cách hợp lý. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh xuất khẩu gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu, sản phẩm đầu vào, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

- Chưa có vùng cây ăn trái chuyên canh với diện tích lớn đủ đảm bảo số lượng, chất lượng ổn định cho chế biến và xuất khẩu.

- Trình độ sản xuất, quản lý, kinh doanh của đa cố các doanh nghiệp và nhà vườn ĐBSCL còn bị hạn chế. Đặc biệt, những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý kinh doanh còn rất yếu.

- Các doanh nghiệp, nhà vườn không thoát khỏi vòng lẩn quẩn: vốn ít dẫn đến không có năng lực đổi mới công nghệ dẫn đến giá thành cao, dẫn đến cạnh tranh kém.

- ĐBSCL chưa được sự hỗ trợ thật sự của các ngành công nghiệp hoá chất, phân bón, cơ khí, điện tử…. Phân bón, hoá chất thường xuyên tăng giá, làm cho chi phí sản xuất đầu vào tăng kéo theo giá thành sản xuất cũng tăng. Máy móc, thiết bị chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản phẩm có chất lượng và vệ sinh an toàn cao, công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu.

- Thông tin thị trường rất hạn chế, do đó nhà vườn cũng như các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ. Do đó, các doanh nghiệp thường bị dẫn đến gặp thua lỗ trong kinh doanh.

- Mặc dù trong thời gian qua, Nhà nước có nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ cho ngành nông nghiệp như: xây dựng đường xá, giao đất sản xuất, hỗ trợ vốn, ưu đãi thuế, tăng cường hợp tác quốc tế …. Tuy nhiên, các chính sách này không được thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Vì vậy, chưa thật sự làm cho người dân yên tâm sản xuất và xuất khẩu.

Tiềm năng phát triển và xuất khẩu trái cây của ĐBSCL là rất lớn. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu trái cây của ĐBSCL trong thời gian sắp đến, chúng ta cần phải thực hiện bốn giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể vùng trái cây có lợi thế cạnh tranh.

Điểm yếu của trái cây ĐBSCL là chưa có vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn để cung ứng những đơn hàng số lượng nhiều và có chất lượng đồng nhất và an toàn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Để khắc phục điểm yếu này, ngành trái cây cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nghiên cứu, quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu và đầu tư các vùng cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh của từng địa phương để từ đó phát huy thế mạnh của nó. Ngành trái cây cần nhanh chóng hình thành, xây dựng các vùng trái cây chuyên canh có lợi thế như : xoài cát Hoà Lộc (Cái Bè), bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi năm roi (Bình Minh), nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng cơm vàng (Vĩnh Long), chôm chôm, thanh long, dứa, sầu riêng Chín Hoá, vú sữa Vĩnh Kim (Tiền Giang), cam sành Vĩnh Long …có diện tích từ 5.000 - 7.000 ha trở lên mới đủ sức xuất khẩu.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng các trang trại, hợp tác xã,hỗ trợ các địa phương quy hoạch vùng trồng cây có diện tích và qui mô lớn, như thế mới có điều kiện áp dụng kỹ thuật trồng trọt tiên tiến.

- Cần phải tăng cường mối liên kết 4 nhà: (1) nhà sản xuất cây ăn trái gồm có nhà vườn, hợp tác xã, nông trường, doanh nghiệp; (2) nhà kinh doanh trái cây: thu mua, đóng gói, bảo quản, xuất nhập khẩu, vận chuyển, ngân hàng, hợp tác xã tiêu thụ; (3) cơ quan khoa học ngành nông nghiệp và (4) đại diện nhà nước ngành nông nghiệp … để đáp ứng yêu cầu đảm bảo số lượng, trái cây chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… để xuất khẩu theo yêu cầu thị trường.

Hai là: Chọn lọc và tạo giống có chất lượng tốt.

Mặc dù, chúng ta đã có Viện Nghiên cứu Trái cây, nhiều trung tâm giống trái cây, tuy nhiên giống tốt sạch bệnh của ta chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng 10% -20% giống cây trồng. Mặt khác, giá bán cây giống lại cao nên các nhà vườn rất khó tìm mua được giống tốt nên dẫn đến chất lượng vườn cây ăn quả đặc sản còn thấp. Do đó sản lượng sản xuất trái cây đảm bảo chất lượng không nhiều và chất lượng không đồng đều, đây là một trong những vấn đề mà nhà sản xuất cũng như chính quyền cần chú ý quan tâm. Để có nhiều giống cây trồng tốt trong tương lai phục vụ cho sản xuất trái cây hàng hoá xuất khẩu, chúng ta phải chú trọng đến một số các biện pháp sau đây:

- Trước hết, cần phải chia các mặt hàng trái cây hàng hoá thành 3 nhóm: nhóm những mặt hàng trái cây có lợi thế cạnh tranh cao: dứa, dừa, thanh long; nhóm những mặt hàng trái cây có mức cạnh tranh trung bình, nhưng có triển vọng phát triển trong những năm tới: nhãn, xoài; và nhóm những mặt hàng có sức cạnh tranh yếu hoặc sản lượng hàng hoá còn ít: cam, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, chuối, vú sữa. Đồng thời phải tính đến thị trường đầu ra trước rồi mới đi vào sản xuất, vì thực tế hiện nay vùng ĐBSCL vẫn chưa hình thành được thị trường tiêu thụ ổn định, tình trạng "được mùa rớt giá" vẫn luôn xảy ra. Để từ đó vùng ĐBSCL sẽ có chọn lọc các giống cây cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại, để tránh tình trạng các nhà vườn trồng cây chỉ được vài năm đã phải đốn bỏ trồng lại vì cây sạch bệnh bị tái nhiễm.

- Viện Nghiên cứu Trái cây, các trung tâm giống trái cây cần phải tăng cường đầu tư, nghiên cứu các giống cây có lợi thế cạnh tranh, sạch bệnh, có chất lượng tốt để từ đó xây dựng lại hệ thống nhân giống và cung ứng giống tốt cho nhà sản xuất.

- Các nhà sản xuất, các nhà vườn cần phải hiểu được chính sách của Nhà nước về sản xuất và lưu thông phân phối cây giống, để từ đó mới có sự chọn lựa cây giống đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất của mình.

- Nhà nước cần phải có những giải pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các trung tâm giống cây trồng, để tránh tình trạng nhân các giống cây không sạch bệnh, thiếu chất lượng vì mục đích lợi nhuận.

- Tập trung phát triển các trung tâm chuyên về các cây giống có lợi thế cạnh tranh để cung cấp cho các vùng cây ăn trái chuyên canh, để đảm bảo cây giống tốt, rẽ cho nông dân.

Ba là: Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

Hiện nay tổn thất sau thu hoạch trái cây ở ĐBSCL rất cao, chiếm từ 15% -25%. Nguyên nhân chính là do chúng ta không có bao bì; phương tiện vận chuyển, bốc dỡ phù hợp. Chính vì vậy, để giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 15%, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Khuyến khích phát triển ngành nhựa công nghiệp, sản xuất các dụng cụ (gỗ nhựa, khay nhựa, bao nylon…) chuyên dùng để vận chuyển và bảo quản trái cây xuất khẩu như nhãn, chôm chôm, bưởi, cam ….

- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, máy móc để sản xuất các dụng cụ, máy móc nông nghiệp phù hợp với vùng phục vụ cho sản xuất, chế biến, bảo quản trái cây như: dụng cụ hái trái, máy bơm - tưới nước, máy phun xịt thuốc trừ sâu bệnh.

- Phát triển ngành công nghiệp vận tải: xe, ghe, xuồng … phục vụ tốt cho quá trình vận chuyển và bảo quản trái cây.

- Xây dựng các nhà máy hoá chất, phân bón thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phục vụ cho cây trồng.

Bốn là: Hoàn thiện hệ thống phân phối, bảo quản.

Nếu như hệ thống rau quả ở Mỹ có sự điều phối theo ngành dọc với sự kết hợp nhuần nhuyễn từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, xuất khẩu ngay từ những năm 80, thì ở VN, hệ thống phân phối rau quả hiện vẫn rất manh mún và tự phát.

Trong thời gian qua ĐBSCL đã đang xây dựng một chương trình thành lập chuỗi giá trị cho mặt hàng rau quả từ 2004 đến năm 2010. Theo đó, chuỗi giá trị sẽ tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong hệ thống, và có sự phân công rõ ràng từ khâu sản xuất đến lưu thông. Người đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị này sẽ chính là các doanh nghiệp, bởi họ mới là người nắm rõ nhất thị trường đang "khát" mặt hàng gì để tập trung phát triển. Doanh nghiệp cũng là người có thể mời các nhà khoa học vào nghiên cứu, và vay tiền của ngân hàng một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thành lập được một chuỗi giá trị như trên còn rất nhiều khó khăn, bởi nó đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ nông dân, doanh nghiệp, đến các nhà khoa học, những nhà phân phối.

Để thực hiện được một chuỗi giá trị hệ thống phân phối nhuần nhuyễn giữa các khâu, từ khâu sản xuất đến xuất khẩu ĐBSCL cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cường tạo sự kết hợp nhuần nhuyễn từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến, xuất khẩu bằng cách tạo mối liên kết 4 nhà: nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà khoa học và nhà nước. Để từ đó giúp quá trình vận chuyển hàng hoá ngắn hơn, nhanh hơn, ít tốn kém và hao hụt hơn, đáp ứng kịp thời cho mục tiêu xuất khẩu.

- Chính quyền địa phương và ngành trái cây cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng các trang trại, hợp tác xã,hỗ trợ các địa phương quy hoạch vùng trồng trái cây lớn … có như vậy mới giảm được các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt sản phẩm.

- Áp dụng phương pháp logic trong khâu bốc dỡ vận chuyển tiêu thụ: áp dụng các phương pháp công cụ hiện đại để nâng cao hiệu quả bốc dỡ hàng hoá, kết hợp vận chuyển hàng hoá 2 chiều để giảm chi phí.

- Đầu tư mua sắm, cải thiện các thiết bị công nghệ bảo quản tiến bộ để giảm tối đa tỷ lệ hao hụt sản phẩm trái cây.

Tóm lại, xuất khẩu trái cây là một giải pháp cứu cánh khơi dậy tiềm năng lợi thế sẵn có của vùng kinh tế ĐBSCL. Xuất khẩu là giải pháp hữu hiệu nhất cho việc phát triển kinh tế của vùng, cải thiện đời sống vật chất nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để các chính sách, giải pháp trên đạt được hiệu quả thì các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải có sự phối hợp đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nhà sản xuất và các doanh nghiệp cần phải thắt chặt hơn nữa mối liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ xuất khẩu, xây dựng thương hiệu ….phát huy lợi thế trái cây VN nói chung và của ĐBSCL nói riêng.

Tài liệu tham khảo

1. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng và phát triển doanh nghiệp, NXB TP.HCM.

2. Thông tin trên Internet. Các websites:http://www.agroviet.gov.vn; http://www.mot.gov.vn; http://www.fao.vn; http://www.ppd.gov.vn; http://www.vneconomy.com.vn.vn ; http://www.vinanet.com.vn.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2008

PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

THEO HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM


 

Bảo Trung

Đặt vấn đề.

Sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm làm ra luôn là thách thức và là mối quan tâm, lo lắng của chính phủ các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ sản phẩm nông nghiệp do các hộ nông dân, phần lớn thuộc đối tượng nghèo trong xã hội làm ra, nếu không được tiêu thụ tốt và có lợi cho họ, thì thu nhập và đời sống của họ sẽ bị ảnh hưởng xấu, trách nhiệm sẽ có phần thuộc về Chính phủ.

Vì vậy, trên nghị trường quốc tế, nhiều cuộc đàm phán song phương và đa phương về tự do hóa thị trường nông nghiệp luôn gặp nhiều bất đồng, vì Chính phủ các quốc gia đều lo ngại nông dân của họ sẽ gặp khó khăn trong tự do hóa tiêu thụ nông sản. Sự thất bại của vòng đàm phán Doha của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về thương mại nông nghiệp là điển hình cho sự bất đồng về chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp của các quốc gia.

Ở Việt Nam, trong tiêu thụ nông sản của mình, người nông dân cũng thường rơi vào tình trạng "được mùa thì mất giá và mất mùa thì được giá". Hiện tượng người nông dân "lúc trồng, lúc chặt" diễn ra khắp nơi gây nên tình trạng bất ổn về đời sống của chính họ và tạo ra khó khăn cho Chính phủ trong điều hành sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết những mẫu thuẫn hiện nay trong tiêu thụ nông sản, ngày 24/6/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Kể từ đó đã dấy lên phong trào gọi là "sản xuất theo hợp đồng và liên kết 4 nhà".

Thực hiện Quyết định nói trên, ở nhiều địa phương các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã tích cực triển khai và đã đạt kết quả tốt. Một số doanh nghiệp đã thực hiện thành công việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân như Công ty nông nghiệp Sông Hậu, Công ty nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty bông Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu nông sản – thực phẩm An Giang, thực hiện bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nông dân đã ký kết hợp đồng; Công ty bông Việt Nam ứng trước vốn, vật tư và thu mua sản phẩm theo giá cố định trên hợp đồng; Công ty lương thực Tiền Giang bao tiêu lúa hàng hoá trên diện tích 3.300 ha của nông dân; Công ty chăn nuôi Tiền Giang hợp đồng mua bắp hạt của nông dân với diện tích 50 ha...

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã thất bại trong quan hệ hợp đồng với nông dân, không mua được nông sản do nông dân làm ra, hoặc không thu hồi được vốn đã ứng trước cho nông dân, tình trạng vi phạm hợp đồng xảy ra khắp nơi. Nông dân đổ lỗi cho doanh nghiệp và ngược lại. Năm 2005, Tổng công ty lương thực Miền Nam ký hợp đồng tiêu thụ lúa cho nông dân trên diện tích 10.606 ha, với sản lượng là 54.727 tấn, nhưng chỉ mua được 17.510 tấn, đạt 32,0% hợp đồng đã ký kết (Vinafood, 2006). Nhiều doanh nghiệp khác cũng chỉ thực hiện mua được theo hợp đồng đã ký dưới 10% , tỷ lệ nợ khó thu hồi vốn ứng trước gia tăng.

Vậy, sản xuất theo hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được xem một trong hình thức giao dịch nông sản tiên tiến, nhưng tại sao lại khó hoặc không thành công trên thực tiễn, bài viết này sẽ phân tích những nguyên nhân không thành công dựa trên phân loại và phân tích các hình thức sản xuất theo hợp đồng đã và đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

  1. Một số luận giải về sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp.

Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa sản xuất theo hợp đồng là "thoả thuận giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả đã được định trước" [1].

Theo Sykuta và Parcell (2003), sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp đưa ra những luật lệ cho việc giao dịch nông sản qua việc phân bổ thật rõ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết định [3]. Như vậy, bản chất của sản xuất theo hợp đồng hoàn toàn khác với hình thức giao ngay mang tính truyền thống (đó là mua bán trực tiếp hoặc thông qua các chợ) hoặc giao dịch giao sau (đó là mua, bán nông sản thông qua Sở giao dịch hàng hóa). Điểm khác biệt về bản chất của ba hình thức giao dịch này chính là cơ chế hình thành giá. Đối với giao dịch giao ngay, giá thỏa thuận trên hợp đồng phản ánh cung cầu thị trường hiện tại; đối với giao dịch giao sau, giá cả phản ánh cung cầu thị trường tương lai; đối với sản xuất theo hợp đồng, giá cả phản ánh lợi ích, rủi ro và quyền quyết định của người mua và người bán. Điều này có nghĩa là, giá đã được thỏa thuận phải đảm bảo người bán thu được lợi ích nhất định và người mua có thể mua hàng với mức giá có thể chấp nhận được; cho dù vào thời điểm giao hàng, giá thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thỏa thuận.

Có thể phân loại sản xuất theo hợp đồng theo cấu trúc tổ chức của hợp đồng. Cấu trúc tổ chức của sản xuất theo hợp đồng phụ thuộc vào quy trình sinh học của sản phẩm nông nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và tính chất của mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Eaton và Shepherd (2001) đã chia các hình thức sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp thành 5 mô hình, đó là: mô hình tập trung, mô hình trang trại tập trung, mô hình phi chính thức, mô hình đa thành phần và mô hình trung gian [1].

  1. Thực trạng các mô hình sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp ở Việt Nam
  1. Mô hình tập trung

Mô hình tập trung là mô hình các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trực tiếp ký hợp đồng với nông dân. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp hầu hết các yếu tố đầu vào, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu xuống giống đến khâu thu hoạch. Nông dân chịu trách nhiệm cung cấp nguồn lực đầu vào là đất đai, chuồng trại và công lao động để thực hiện khâu trực tiếp sản xuất mang tính sinh học. Bản chất của mô hình này chính là sản xuất theo hợp đồng gia công. Lợi ích và rủi ro được chia sẻ giữa các bên tham gia hợp đồng tùy theo sự đóng góp của mỗi bên, nhưng quyền quyết định thuộc về doanh nghiệp.

Ở Việt Nam do số hộ nông dân đông, quy mô sản xuất nhỏ nên doanh nghiệp phải ký hợp đồng với rất nhiều hộ nông dân mới đủ lượng sản phẩm cần thiết cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Bảng 1 cho chúng ta thấy diện tích và số hộ tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ bông với trạm bông Krông Chro, thuộc công ty bông Việt Nam.

Để thực hiện công việc này, trạm bông Kông Chro với 12 người và 41 cộng tác viên phải ký hợp đồng với 1586 hộ nông dân đẻ mua sản phẩm. Điều này làm tăng đáng kể chi phí thu mua và quản lý sản phẩm đã thu mua của nông dân

Bảng 1: Diện tích và Số hộ nông dân tham gia trồng bông 2002-2004

tại Trạm Kông Chro

Năm 

Diện tích (ha)

Tổng số hộ

Bình quân ha/hộ

2002 

738 

460 

0,62 

2003 

1.882 

1.028 

0,55 

2004 

2.669 

1.586 

0,59 

Nguồn: Báo cáo sản xuất bông ở trạm Kông Chro (2006)

Khảo sát cho thấy, nếu các hộ nông dân có nhu cầu cao về bán sản phẩm làm ra và doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng tiêu thụ lớn thì thường các hợp đồng đã ký kết được thực hiện tốt. Những hộ sản xuất quy mô lớn có nhu cầu bán sản phẩm cao hơn và họ cần sản xuất theo hợp đồng hơn so với những hộ sản xuất quy mô nhỏ. Đối với doanh nghiệp, chi phí triển khai ký kết và thu mua theo hợp đồng với những hộ có quy mô sản xuất lớn đã giảm đáng kể, nguy cơ rủi ro cũng thấp hơn. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng hợp đồng mua sản phẩm.

  1. Mô hình trang trại hạt nhân

Mô hình trang trại hạt nhân tương tự như mô hình tập trung, nhưng bên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại, vườn cây. Bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp. Mô hình này hình thành kể từ khi thực hiện Nghị định của chính phủ số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 về "việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước" và nay thực hiện theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 về "giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh". Trong mô hình này[2], giữa người sản xuất và người mua ký một hợp đồng gọi là "hợp đồng giao khoán". Trong đó quy định: Doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp giữ vai trò định hướng sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật (khuyến nông), cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra…, giám sát các hoạt động kinh doanh sản xuất trên vườn cây, đàn gia súc giao khoán.. Quan hệ giữa doanh nghiệp giao khoán và bên nhận khoán được thiết lập theo nguyên tắc thị trường, thuận mua, vừa bán [2, trang 187]. Đây chính là kiểu sản xuất theo hợp đồng với mô hình trang trại hạt nhân. Điển hình cho mô hình này là công ty cao su ĐăkLăk, công ty cà phê IASAO…mô hình này hình thành dựa trên cơ sở doanh nghiệp quy mô lớn nhưng chỉ làm dịch vụ đầu vào – đầu ra cho các trang trại gia đình tham gia ký hợp đồng với doanh nghiệp, họ thực hiện các quá trình sản xuất gắn với cây trồng, vật nuôi. Để hợp đồng đã ký được thực hiện nghiêm chỉnh thì doanh nghiệp phải làm đủ và đúng chức năng của mình đối với những hộ gia đình nhận khoán.

  1. Mô hình đa chủ thể

Mô hình đa chủ thể tham gia hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thường gọi là mô hình "liên kết 4 nhà". Tham gia mô hình này bao gồm nhiều chủ thể khác nhau như: nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân. Đặc điểm của mô hình này là các chủ thể khác nhau sẽ có trách nhiệm và vai trò khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nông dân, gắn kết nhà tài chính với nông dân và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Doanh nghiệp là người quyết định việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, nên họ biết được thị trường cần gì để đặt hàng cho nông dân sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chính là người đặt hàng cho các nhà khoa học, ngân hàng, cung cấp các dịch vụ cho mình và cho nông dân. Vai trò của nhà nước là xử lý các mối quan hệ giữa các bên ký kết hợp đồng, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh do thị trường, thiên tai gây ra, và vận động, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các bên tham gia sản xuất theo hợp đồng. Mô hình đa chủ thể ở Việt Nam đã hình thành nhưng chưa phát triển bền vững. Những trường hợp thành công như HTX Bình Tây chỉ là số ít và khó nhân rộng. Nguyên nhân chưa thành công của mô hình đa chủ thể là do các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ chưa đóng vai trò hạt nhân. Doanh nghiệp chưa lựa chọn và quy hoạch vùng nguyên liệu một cách kỹ càng và thị trường đầu ra chưa ổn định. Vai trò của nhà nước chưa được phát huy, chưa thúc đẩy được mối liên kết thị trường giữa doanh nghiệp và các HTX hoặc nhóm nông dân và chưa có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng giữa các bên tham gia.

  1. Mô hình phi chính thức

Mô hình phi chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều năm qua và phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đây chính là hợp đồng miệng giữa nông dân với người mua gom (thương lái). Người mua đồng thời là người cung cấp vật tư phân bón nên họ thực hiện phương thức ứng trước vật tư phân bón cho nông dân và đến khi thu hoạch họ nhận lại sản phẩm. Ở ĐBSCL, người ta thường quy lúa và áp dụng theo tỷ lệ "1 giạ ăn 1,1 giạ". Giữa thương lái và nông dân hoàn toàn sử dụng "cơ chế lòng tin" [4] để ràng buộc nhau nên giữa người mua và nông dân ít xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng.

Mô hình này thường chỉ áp dụng trong cùng cộng đồng, sản xuất ở quy mô nhỏ. Mối quan hệ giữa nông dân và người mua là mối quan hệ thân tình, láng giềng rất chặt chẽ nên hợp đồng mua bán lúa gạo được đảm bảo. Tuy nhiên, khi mô hình này khó mở rộng phạm vi hoạt động vì những người thương lái thường gặp rủi ro lớn, không đảm bảo khả năng tái hoạt động.

  1. Mô hình trung gian

Đây là mô hình doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân thông qua các đầu mối trung gian như hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm nông dân hoặc người đại diện cho một số hộ nông dân. Đặc điểm của mô hình này là doanh nghiệp không ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân mà thay vào đó doanh nghiệp thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình. Mô hình này thể hiện rõ ở trường hợp Công ty lương thực Đồng Tháp ký. Công ty đã ký hợp đồng với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thành thực hiện mua lúa chất lượng cao. HTX nhận vật tư, giống, phân bón từ doanh nghiệp và phân giao cho nông dân; HTX chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho xã viên, thu lại sản phẩm từ xã viên giao và cho Công ty. Công ty thanh toán tiền hoa hồng cho HTX 50 đ/kg lúa.

Qua khảo sát, những hợp tác xã làm ăn hiệu quả, có uy tín, thực hiện tốt vai trò của mình thì hợp đồng được thực hiện. Các hợp tác xã hoạt động yếu kém thường để lại nợ đọng lớn cho doanh nghiệp. Bảng 2 sau đây minh họa số nợ của các HTX khi thực hiện sản xuất theo hợp đồng với Công ty lương thực Tiền Giang trong năm 2007.

Bảng 2: Các HTX nợ vật tư đầu vào của Công ty Lương thực Tiền Giang

(Tính đến ngày 30/6/2007)

STT 

Đơn vị

Nợ phải trả công ty (đồng)

1 

HTX Quyết Tiến

56.203.000 

2 

HTX Hòa Thành 

137.591.140 

3 

HTX Tân Thịnh

114.237.300 

4 

HTX Tân Quý 

11.953.632 

5 

HTX Mỹ Hòa

25.280.000 

 

Tổng cộng

345.265.072 

Nguồn: Công ty Lương thực Tiền Giang (2007), Báo cáo các HTX nợ vật tư đầu tư đến ngày 30/6/2007.

Quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân theo mô hình trung gian sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp giảm đầu mối ký hợp đồng, nhưng doanh nghiệp cũng sẽ gặp rủi ro lớn lớn khi đối tác trung gian (các HTX) không thực hiện tốt vai trò của mình.

  1. Đề xuất hướng hoàn thiện các mô hình sản xuất theo hợp đồng ở Việt Nam
  1. Hoàn thiện mô hình tập trung

Mô hình tập trung trong sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng sẽ góp phần tạo nên vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trong điều kiện doanh nghiệp không đủ khả năng tập trung đất đai, chuồng trại. Mô hình này chỉ có thể phát triển khi các doanh nghiệp có nhu cầu hình thành vùng nguyên liệu chất lượng cao, ổn định và nông dân có nhu cầu bán nông sản trước khi sản xuất. Để mô hình này phát triển ở Việt Nam, chúng ta cần có một số giải pháp hoàn thiện như sau:

  • Thứ nhất, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cần phải đầu tư từ khâu thiết kế đến khâu thu hoạch để đảm bảo sản phẩm do nông dân sản xuất đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Trong khâu thiết kế, doanh nghiệp phải tham gia thiết kế đồng ruộng, chuồng trại; xây dựng quy trình sản xuất; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và công khai hóa tất cả các tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra cho nông dân. Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cần cử cán bộ theo dõi quá trình sản xuất của nông dân và trực tiếp xử lý những vấn đề nảy sinh trong khâu sản xuất, giúp cho người nông dân hạn chế tối đa rủi ro. Trong khâu thu hoạch, doanh nghiệp cần phải nhận lại toàn bộ sản phẩm và thanh toán cho nông dân.
  • Thứ hai, nông dân phải cung cấp cơ sở vật chất (đất đai, chuồng trại), toàn bộ công lao động; làm đúng theo quy trình sản xuất do doanh nghiệp đưa ra; thông báo những trường hợp bất thường trên cây trồng, vật nuôi cho doanh nghiệp để hai bên cùng phối hợp xử lý.
  • Thứ ba, giá cả trong hợp đồng là giá gia công. Giá này bao gồm toàn bộ tiền công lao động theo giá thị trường bình quân tại địa phương (căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật); tiền khấu hao tài sản được sử dụng vào sản xuất nông sản (chuồng trại) hoặc giá trị quyền sử dụng đất được tính theo giá thuê quyền sử dụng đất tại thời điểm ở địa phương.
  • Thứ tư, nhà nước cần có chính sách thúc đẩy hình thành những trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
  • Thứ năm, nhà nước cần có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định và có khả năng truy xét nguồn gốc sản phẩm. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp phải hợp tác cùng nông dân để sản xuất nông sản. Đối với nông dân, nhà nước cần tiếp tục đầu tư đào tạo cho nông dân, chủ trang trại quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (GAP) và chuyển giao công nghệ sản xuất nông sản chất lượng cao cho nông dân miễn phí.
  1. Hoàn thiện mô hình trang trại hạt nhân

Mô hình trang trại hạt nhân ở Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện công tác khoán ở nông, lâm trường quốc doanh. Do đó việc hoàn thiện mô hình này sẽ gắn liền với việc hoàn thiện cơ chế khoán. Một số giải pháp hoàn thiện mô hình trang trại hạt nhân như sau:

  • Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp đang thực hiện cơ chế giao khoán không có đầu tư cần phải chuyển sang hình thức giao khoán gắn liền với việc đầu tư trong suốt thời gian giao khoán. Điều này có nghĩa là trách nhiệm của doanh nghiệp phải là người đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào cho hộ nhận khoán và nhận lại toàn bộ sản phẩm do hộ nhận khoán sản xuất.
  • Thứ hai, hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích giữa bên giao khoán và bên nhận khoán. Việc phân phối và xây dựng phương thức phân phối lợi ích là một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại hạt nhân. Việc phân phối lợi ích sẽ có hai phương án: (1) phân phối bằng giá trị theo cơ cấu giá thành dự toán và (2) phân phối bằng hiện vật theo tỷ lệ đầu tư mỗi bên. Theo phương án (1), các doanh nghiệp giao vườn cây, chuồng trại cho hộ nông dân. Nông dân được tự chủ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên vườn cây của mình nhận khoán. Đồng thời, họ có trách nhiệm giao nộp đầy đủ các khoản về tài chính theo quy định cho Nhà nước, cho doanh nghiệp. Tuy nhiên phương án này chưa thể hiện rõ cơ chế cùng đầu tư, cùng chia sẻ rủi ro; và chưa phản ánh được lợi ích của các bên sẽ hưởng theo mức đóng góp về công sức tiền của, vật tư và công quản lý của họ. Theo phương án (2), trên cơ sở dự toán đầu tư trong toàn bộ chu kỳ, xác định được tổng mức đầu tư và mức đầu tư của mỗi bên. Việc đầu tư bằng hiện vật và doanh nghiệp nhận lại toàn bộ sản phẩm được giao khoán; phần sản phẩm vượt khoán thuộc quyền sở hữu của hộ nhận khoán. Phương án này thể hiện rõ ràng cơ chế cùng đầu tư, cùng chia sẻ lợi ích theo tỷ lệ vốn đầu tư, tôn trọng cơ chế thị trường, khắc phục được hạn chế của phương án (1). Do đó, các doanh nghiệp cần phải thực hiện việc phân phối lợi ích bằng hiện vật theo tỷ lệ đầu tư mỗi bên.
  1. Hoàn thiện mô hình đa chủ thể

Thực tiễn mô hình đa chủ thể ở Việt Nam rất đa dạng. Sự thành công của mô hình này phụ thuộc vào vai trò của doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ vì thị trường luôn là yếu tố quyết định đến mối quan hệ giữa các chủ thể và quyết định đến sản xuất nông nghiệp. Để hoàn thiện mô hình đa chủ thể tham gia vào hợp đồng sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải có một số giải pháp sau:

  • Thứ nhất, xác định lại vai trò của Nhà nước. Nhà nước không phải là chủ thể tham gia vào quá trình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp; giữa nông dân, doanh nghiệp với ngân hàng; giữa nông dân, doanh nghiệp với nhà khoa học. Thay vào đó, nhà nước đóng vai trò thúc đẩy các quá trình liên kết.
  • Thứ hai, doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân, là chủ thể chính trong mối quan hệ hợp đồng với tất cả các bên tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp HTX là chủ thể chính thì đứng đằng sau HTX cũng phải là các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.
  • Thứ ba, nhà nước cần chuyển đổi các tổ chức khoa học - công nghệ và các cơ quan khuyến nông trở thành các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ khoa học - công nghệ cho nông dân và doanh nghiệp.
  • Thứ tư, phát triển các trung tâm tư vấn và hỗ trợ sản xuất theo hợp đồng. Các trung tâm này sẽ tham gia xây dựng mô hình liên kết giữa các chủ thể tham gia; đào tạo nâng cao nhận thức về sản xuất theo hợp đồng cho nông dân, doanh nghiệp; tư vấn hợp đồng cho nông dân và giải thích cho nông dân những yêu cầu, khó khăn, thuận lợi khi thực hiện sản xuất theo hợp đồng.
  1. Hoàn thiện mô hình phi chính thức

Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn manh mún, phân tán và trình độ của người nông dân còn thấp, mô hình phi chính thức sẽ còn tiếp tục phát triển. Để hoàn thiện mô hình này, chúng ta cần có một số giải pháp sau:

  • Thứ nhất, nhà nước cần phải giáo dục tuyên truyền cho các chủ thể tham gia mô hình nhận thức được các thỏa thuận không bằng văn bản cũng được xem như hợp đồng chính thức giữa người bán và người mua.
  • Thứ hai, cần thực hiện chế độ đăng ký bắt buộc đối với các hộ mua gom có tham gia mua nông sản của nông dân. Tuy nhiên, việc đăng ký này được thực hiện ở cấp xã, hoàn toàn miễn phí, thủ tục rất đơn giản và không thu bất kỳ khoản thuế hoặc đóng góp nào khác từ những người mua gom này.
  • Thứ ba, khuyến khích nông dân thực hiện thỏa thuận với các HTX thay vì với các người mua gom nhỏ lẻ.
  1. Hoàn thiện mô hình trung gian

Trong nền kinh tế thị trường, mối quan tâm chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ. Do đó, họ không thể quan tâm đáp ứng các nhu cầu nhỏ lẻ của các trang trại/hộ nông dân. Điều này dẫn đến họ rất cần các tổ chức hợp tác của các chủ trang trại/hộ nông dân để thay mình đáp ứng nhu cầu dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Các tổ chức hợp tác này là một trợ thủ hay một cầu nối giữa doanh nghiệp và trang trại. Mô hình trung gian hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hội nông dân. Tuy nhiên các tổ chức này chưa đủ khả năng để đảm đương vai trò của mình. Chính vì vậy, để hoàn thiện mô hình trung gian trong hợp đồng nông nghiệp cần phải có một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã như sau:

  • Thứ nhất, việc thành lập HTX và tổ hợp tác phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tránh chạy theo thành tích. HTX và tổ hợp tác phải thực sự là đại diện của nông dân, không phải là "cánh tay nối dài" của Nhà nước.
  • Thứ hai, phương thức vận động thành lập HTX và tổ hợp tác phải phù hợp với môi trường văn hóa xã hội của từng vùng và từng địa phương khác nhau. Sự thành công hay thất bại của việc phát triển HTX và tổ hợp tác trong thời gian phần lớn phụ thuộc vào phương thức tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương. Để phát triển HTX và tổ hợp tác theo hướng bền vững, Cục kinh tế hợp tác và PTNT cần phối hợp với các Viện, Trường và các Chi Cục ở địa phương nghiên cứu xác định rõ những nhân tố văn hóa – xã hội đã dẫn đến sự hợp tác của nông dân. Từ đó, đề xuất những phương thức vận động và hỗ trợ phù hợp với từng địa phương.
  • Thứ ba, vận động người mua gom tham gia vào HTX. Người mua gom có kinh nghiệm thương mại và có quan hệ gần gũi với nông dân. Vì thế, tập họp họ vào trong một tổ chức và trở thành người trung gian giữa doanh nghiệp và nông dân là điều cần thiết trong quá trình sản xuất theo hợp đồng.
  • Thứ tư, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX thông qua chính sách thúc đẩy tập trung đất đai và giáo dục – đào tạo. Kinh nghiệm trên thế giới, các HTX thành công phần lớn là HTX của những chủ trang trại quy mô lớn. Ở Việt Nam, nhiều mô hình thành công cũng nhờ vào chủ trang trại quy mô lớn. Ví dụ, HTX Cổ Đông (Xã Cổ Đông, Thành phố Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây) là một trường hợp thành công nhờ xã viên HTX là những ông chủ trang trại chăn nuôi quy mô lớn nên. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy tập trung đất đai, để từ đó hình thành nên các trang trại quy mô lớn. Nhà nước cần có chính sách tài trợ 100% kinh phí giáo dục – đào tạo từ tiểu học đến trung học nghề cho con em nông dân để hình thành một đội ngũ 'thanh nông tri điền". Đặc biệt cần phải đào tạo nghề nông cho con em nông dân để họ đủ khả năng quản lý các trang trại quy mô lớn, các HTX đích thực quy mô lớn.

    Tóm lại, việc gắn kết nông dân với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu hướng tất yếu khách quan trong nền nông nghiệp hiện đại. Sản xuất hợp đồng trong tiêu thụ nông sản là một trong những hình thức góp phần gắn kết nông dân với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Căn cứ vào cấu trúc tổ chức của sản xuất theo hợp đồng, người ta chia thành 5 mô hình. Mỗi mô hình có cấu trúc, cơ chế vận hành và điều kiện áp dụng khác nhau. Bài viết đã phân tích thực trạng các mô hình sản xuất theo hợp đồng ở Việt Nam và đề xuất hướng hoàn thiện các mô hình sản xuất theo hợp đồng ở Việt Nam.


     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Charles Eaton and Andrew W.Shepherd (2001), Contract farming – Partnerships for growth, FAO agricultural services bulletin 145.
  2. Vũ Trọng Khải và Nguyễn Thắng (2006), Đa dạng hóa chủ thể sở hữu doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  3. Michael Sykuta and Joseph Parcell (2003), "Contract Structure and Design in Identity Preserved Soybean Production", Review of Agricultural Economics 25(2):332-350, (working paper version).
  4. Đặng Kim Sơn (2004), Ba cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng - ứng dụng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Techz.vn đánh giá Khoa Marketing, UFM